Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: ‘Coi thi chưa nghiêm túc’
Ngoài nhận định như trên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển còn cho rằng nếu coi thi chặt chẽ hơn, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp hơn.
- Ông đánh giá thế nào về kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi?
- Cơ bản là nghiêm túc. Tất cả các khâu được chuẩn bị chu đáo. Năm nay, Bộ GD-ĐT phân cấp cho địa phương nhiều hơn nên các tỉnh có trách nhiệm hơn. Tuy nhiên, nói một cách công bằng, khâu coi thi vẫn chưa thật sự nghiêm túc. Nếu coi thi chặt chẽ hơn, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp hơn.
Mấy năm trở lại đây, thi cử đã được siết chặt hơn, không còn hiện tượng trèo tường ném đề ra, ném bài vào như trước. Tất nhiên, vẫn chưa làm tốt việc không cho thí sinh sử dụng phao, trao đổi trong phòng thi. Những tiêu cực này không thể giải quyết trong một sớm một chiều. “Hai không” vẫn có tác dụng chứ không phải không, chúng tôi mong các địa phương làm nghiêm từng bước một. Vụ tiêu cực tại Trường THPT Dân lập Đồi Ngô là “rất cá biệt”.
Hình ảnh giám thị để mặc thí sinh quay cóp tại hội đồng trường THPT Dân lập Đồi Ngô. (ảnh cắt ra từ clip).
- Vậy, bao giờ mới có kỳ thi thực sự nghiêm túc, thưa ông?
- Câu hỏi này rất khó trả lời. Có phải chỉ mình mình làm được đâu. Nói gì thì nói, cũng phải công nhận là có sức ép về tỉ lệ tốt nghiệp. Giải quyết sức ép thì chỉ có cách là phải dạy tốt, học tốt.
- Có một thực tế là lãnh đạo địa phương “giao tỉ lệ tốt nghiệp” cho giám đốc Sở GD-ĐT, ông nghĩ sao về việc này?
Video đang HOT
- Việc địa phương muốn có tỉ lệ tốt nghiệp cao là điều không trách được. Chỉ trách là yêu cầu đó không tính đến thực tế chất lượng đào tạo. Theo tôi, địa phương không nên gây áp lực cho nhà trường. Chỉ vì trước mắt muốn có tỉ lệ tốt nghiệp cao mà phải giả dối thì chất lượng đào tạo chắc chắn sẽ đi xuống.
Còn một điều tôi muốn nói, đó là sự nương tay của giáo viên đối với học sinh.
Học sinh Trường THPT Hùng Vương (quận 5 – TP.HCM) xem điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
- Bộ GD-ĐT có chịu áp lực về tỉ lệ đỗ tốt nghiệp không? Tỉ lệ tốt nghiệp hệ THPT năm nay lên đến 98,97%. Ông thấy thế nào với con số này?
- Không. Chúng tôi không chịu áp lực nào cả. Nói thật, tỉ lệ cao nhưng tôi không hẳn vui vì kỳ thi chưa thực sự nghiêm túc, cho dù chất lượng học sinh có tốt hơn.
- Với tỉ lệ cao như vậy, liệu có nên tồn tại một kỳ thi mà ai thi cũng đỗ?
- Tâm lý của học sinh là không thi không học, nếu không thi chất lượng sẽ ra sao?
- Bộ có hướng đổi mới thi cử trong những năm tới?
- Chưa cụ thể nhưng tôi có thể nói việc đánh giá, thi cử sẽ được đổi mới theo 3 hướng. Thứ nhất, nâng cao năng lực đánh giá học sinh trong quá trình dạy học, đồng thời đa dạng các hình thức đánh giá.
Thứ hai, kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học với đánh giá tổng kết cuối năm, cuối cấp. Việc bỏ thi tốt nghiệp tiểu học, đặc biệt là bỏ thi tốt nghiệp THCS lẽ ra phải được bù lại bằng việc đánh giá trong quá trình dạy thì mình làm chưa tốt, chưa bù được việc bỏ một kỳ thi.
Thứ ba, sẽ đánh giá trên diện rộng, trong toàn quốc để thấy được mặt bằng chất lượng đào tạo. Qua đó, sẽ đề xuất, kiến nghị các giải pháp, chính sách phù hợp. Khi có chương trình và sách giáo khoa mới, bộ sẽ triển khai việc thay đổi đánh giá và lúc ấy, kỳ thi tốt nghiệp sẽ nhẹ nhàng hơn bây giờ rất nhiều.
Có lọt người lọt tội trong vụ Đồi Ngô? Trong kết luận thanh tra vụ tiêu cực thi cử ở hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô, Sở GD-ĐT Bắc Giang chỉ cho rằng lãnh đạo hội đồng coi thi buông lỏng công tác quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc điều hành, giám sát kỳ thi, không phát hiện tiêu cực. Thế nhưng, trước đó, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đã thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật do có hiện tượng làm lộ đề, đưa đề ra khỏi khu vực thi và gian lận thi cử có tổ chức. Trước đó, trong công văn ngày 11/6, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng khẳng định qua xem xét ban đầu cho thấy trong quá trình tổ chức thi, một số cán bộ nhà trường và hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô đã vi phạm nghiêm trọng quy chế, để thí sinh quay cóp, nhìn bài của nhau và có dấu hiệu giải bài từ ngoài đưa vào. Liên quan đến vụ này, mới đây, ông Nguyễn Văn Bảy, Trưởng Phòng Bảo vệ An ninh Nội bộ và Văn hóa Tư tưởng Công an tỉnh Bắc Giang, cho biết do các clip được cung cấp nhỏ giọt nên công tác điều tra gặp nhiều khó khăn. Đến thời điểm này, vụ việc chưa có căn cứ xác định có hành vi vi phạm pháp luật, chỉ do một số giáo viên làm với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, cách trả lời của ông Bảy khiến nhiều người không đồng ý. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa phân tích người sắp xếp vụ việc trước khi thi ở hội đồng này là hiệu trưởng, hiệu phó Trường THPT Dân lập Đồi Ngô. Không có việc giáo viên và nhân viên tự ý làm khi chưa có sự phân công của lãnh đạo trường. Trong khi 6 giáo viên vi phạm bị kiến nghị sa thải thì hiệu trưởng, hiệu phó của trường lại chỉ bị kiến nghị “không công nhận chức vụ quản lý” là quá vô lý. Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng ở hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô rõ ràng là có tổ chức đưa bài giải từ ngoài vào cho thí sinh, điều này không chỉ vi phạm quy chế thi mà còn làm lộ bí mật đề thi, vốn được coi là bí mật quốc gia. Vì vậy, phải xử thật nghiêm người đứng ra tổ chức gian lận chứ không chỉ xử giáo viên. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết bộ sẽ xem xét kết luận của thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang và nếu cần thiết sẽ có ý kiến với Sở GD-ĐT cũng như UBND tỉnh Bắc Giang.
Theo Người Lao động
Bệnh "thích tôn vinh"
Dư luận cả nước đang xôn xao trước vụ gian lận trong việc tổ chức kì thi tốt nghiệp phổ thông vừa diễn ra ở trường THPT dân lập Đồi Ngô thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Tại hội đồng thi này, giám thị cố ý phớt lờ để cho các thí sinh tự do, thoải mái quay cóp. Tệ hơn, giám thị còn ngang nhiên ném bài giải vào phòng thi cho thí sinh. Những hiện tượng này được một thí sinh quay rồi tung clip lên mạng. Lập tức hàng triệu người ở khắp nơi đã chứng kiến.
Em học sinh này đã quay cả 6 buổi trong kỳ thi vừa qua và không buổi nào là không xảy ra những chuyện tiêu cực trong thi cử. Người xem được chứng kiến những hình ảnh khá... " sinh động": Một nữ giám thị ngồi chống cằm, vẻ mệt mỏi đã để cho các thí sinh ngồi ngay sát cạnh mình thỏa sức quay cóp. Rồi một người đàn ông khác ngang nhiên ném bài vào phòng thi ngay trước mặt giám thị mà không gặp bất cứ sự ngăn chặn nào.
Người ta còn lan truyền tin đồn mỗi gia đình có con em dự thi phải nộp cho nhà trường 492.000đ để bảo đảm chắc chắn đỗ (gọi là phí... "chống trượt"?!).
Ảnh chụp từ clip ghi tại Bắc Giang.
Hiện vụ việc đang được thanh tra Bộ GD-ĐT cùng công an Bắc Giang điều tra, làm rõ, nhưng có thể thấy tiêu cực trong thi cử ở trường trên là không thể chối cãi. Đây chỉ là một phòng thi cụ thể ở một trường cụ thể, bị "bắt quả tang", nhờ sự dũng cảm của một thí sinh đã quay clip và tung lên mạng. Liệu trên toàn quốc, có bảo đảm không ở đâu diễn ra tương tự, vụ việc ở trường Đồi Ngô chỉ là cá biệt?
Trước vụ việc trên, dư luận hết sức bất bình. Nhưng đã có hai luồng ý kiến trái chiều về "tác giả" clip được tung lên mạng. Nhiều người cho rằng em thí sinh nào đó đã có công lớn trong việc tố cáo tiêu cực. Cần phải cảm kích và biết ơn sự dũng cảm của em. Nhưng lại có người khẳng định em đã vi phạm quy chế thi cử khi đã mang những thứ không được phép vào phòng thi.
Một vị có trách nhiệm ở Sở GD-ĐT Bắc Giang còn đặt câu hỏi: Em này mang phương tiện ghi hình vào phòng thi để làm gì và yêu cầu sự việc cần được làm rõ. Rõ ràng là vị đã có ý muốn răn đe những việc làm tương tự. Ở đây, cần thấy một điều: Nếu em thí sinh này không "vi phạm" thì làm sao tất cả mọi người, trong đó có những vị có trách nhiệm của bộ, của Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang chứng kiến được tiêu cực rất trầm trọng ở hội đồng thi trên?
Và dư luận sẽ mãi chỉ là dư luận và câu hỏi muôn thuở lại được nêu ra: Bằng chứng đâu? Vậy nên bất luận thế nào, em thí sinh kia cũng cần phải được bảo vệ quyền lợi thi cử cũng như mọi thứ khác. Còn việc động cơ em đem phương tiện ghi hình vào để quay sự thật thi cử gian lận hay phục vụ cho việc quay cóp của mình thì không khó gì đối với nghiệp vụ điều tra của công an.
Mọi người không thể không suy nghĩ khi kết thúc đợt thi tốt nghiệp PTTH vừa qua, Bộ GD-ĐT đã hùng hồn tuyên bố: Kỳ thi diễn ra nghiêm túc, an toàn. Nghiêm túc như vậy sao? Còn nhớ Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân luôn kêu gọi và nhắc nhở ngành GD-ĐT cần nhanh chóng khắc phục hai căn bệnh trầm kha. Đó là bệnh thành tích và gian lận trong thi cử.
Thực ra, hai bệnh này cũng chỉ xuất phát từ một căn nguyên: làm thì còn yếu kém nhưng muốn được thổi phồng, tôn vinh, tức là sống với giả mà bỏ quathật. Đây chính là điều Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang buồn phiền trước thực trạng giáo dục nhiều năm qua mà đến nay, việc khắc phục vẫn chưa được là bao. Tuy nhiên, một vị thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xử lý vụ việc ở hội đồng thi trường Đồi Ngô nghiêm túc, triệt để, đúng pháp luật.
Rất mong sự việc này không bao giờ tái diễn mỗi mùa thi đến để trả lại sự trong sáng như bản chất vốn có của ngành giáo dục trong tiềm thức của người Việt Nam ta.
Theo N.B
Petrotimes
TPHCM: Thủ khoa tốt nghiệp THPT 2012 đạt 57 điểm Sáng 16/6, Hội đồng chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012 của TPHCM công bố kết quả thi tốt nghiệp của TPHCM. Trong đó, học sinh Phạm Thị Hoàng Yến, học sinh trường THCS-THP Nguyễn Khuyến (Q. Tân Bình) trở thành thủ khoa với tổng điểm là 57. Còn ở hệ GDTX, thí sinh Nguyễn Thị Thùy Trang, ở Trung tâm GDTX...