Xuất hiện triệu chứng tê bì tay chân, bị bệnh gì?
Một tháng nay tôi có hiện tượng bị tê bì tay chân. Thỉnh thoảng bị ngứa ngáy như kiến bò lên mặt, tay, mông. Vậy tôi có khả năng bị bệnh gì?
Ảnh minh họa
BS-CK1 Cao Thị Lan Hương trả lời:
Chào bạn,
Triệu chứng tê bì tay chân ở người ở độ tuổi trung niên có thể gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm tắc động mạch (đặc biệt là người có hút thuốc lá), thiếu vi khoáng chất và vitamin nhóm B, đái tháo đường, bệnh gan bệnh thận, chèn ép thần kinh cột sống…
Bạn nên khám chuyên khoa về thần kinh để bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm kiểm tra cho bạn (ví dụ như đo điện cơ), xác định bệnh lý và điều trị thích hợp tương ứng.
Nguyên nhân gây tê bì tay chân rất đa dạng, có thể do sinh lý khi ngồi, đứng, cầm nắm vật gì đó… trong khoảng thời gian dài (khoảng từ 2 giờ đồng hồ) làm cho mạnh máu và thần kinh bị chèn ép, khiến cho máu khó lưu thông, gây ra hiện tượng tê bì tay, chân sinh lý.
Video đang HOT
Một số trường hợp tê bì chân tay do khi thời tiết chuyển mùa nhất là từ thu sang đông, trời lạnh, mưa nhiều, ẩm ướt, khô hanh làm cho trạng thái thần kinh và mạch máu thích ứng chưa kịp, trong khi đó da và tổ chức dưới da là một cơ quan rất giàu các mao mạch và các tận cùng của thần kinh, nhất là thần kinh vận động, thần kinh thực vật (cảm giác).
Tê bì tay chân còn gặp khá phổ biến do bệnh tật, nhất là các bệnh về thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp cột sống cổ, khớp vai. Mỗi một vị trí khe khớp cột sống cổ có vô số dây thần kinh đi qua chi phối vận động, cảm giác cho các vùng từ vai gáy đến tay, chân. Khi thoái hóa cột sống cổ, đặc biệt là mỏm gai sẽ đè vào các dây thần kinh chi phối vai gáy, các chi gây nên đau, mỏi, tê bì.
Khi bị thoái hóa khớp vai làm ảnh hưởng rất lớn đến các dây thần kinh vận động vai, gáy, cánh tay, cẳng, bàn tay, ngón tay, nếu kết hợp có thoái hóa cột sống cổ, tê bì tay càng rõ rệt hơn.
Đối với chân, ngoài tác động của thần kinh chạy từ đốt sống cổ, còn được chi phối bởi thần kinh đi qua cột sống lưng, thắt lưng. Nếu có thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ có tác động xấu đến các dây thần kinh chi phối hai chân, nhất là trong trường hợp lồi đĩa đệm gây đau thần kinh tọa.
Ngoài ra, tê bì tay chân còn có thể do hội chứng ống cổ tay làm co thắt mạch máu ngoại vi, thần kinh giữa bị chèn ép ở cổ tay, trong khi thần kinh giữa là thần kinh nhận cảm giác ngoài da của ngón trỏ, ngón giữa và gan bàn tay ở phía dưới 2 ngón tay đó và điều khiển vận động các cơ của các ngón tay. Một số người thiếu vitamin B1, B12 cũng có thể xuất hiện bệnh tê bì tay chân.
Cần phát hiện sớm nguyên nhân gây tê bì tay chân để được điều trị sớm. Muốn vậy, khi thấy xuất hiện tê bì tay chân hoặc được biết bị thoái hóa cột sống cổ, vai, thắt lưng, người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Trong cuộc sống thường ngày không nên ngồi một chỗ quá lâu (người cao tuổi thường lười vận động) hoặc cúi quá lâu (đọc sách, xem vô tuyến, đánh máy, lái xe…), nên có giải lao giữa giờ. Hàng ngày nên vận động cơ thể đều đặn bằng các động tác dễ thực hiện nhất như đi bộ, chơi các môn thể taho nhẹ nhàng. Nếu sức yếu, tuổi cao có thể đi lại trong nhà, trong sân, trong vườn vẫn rất tốt.
Theo alobacsi.com
8 dấu hiệu báo động của đau lưng
Đau lưng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ảnh: Shutterstock
Sau đây là những lưu ý cần biết trước khi quyết định uống một viên aspirin cho bớt đau lưngvà nói với bản thân là "mình không bị gì", theo báo Reader's Digest.
Bị thương ở lưng: Khi bạn té ngã, va quệt giao thông hoặc có những va chạm ở lưng và đau đến nỗi muốn đi gặp bác sĩ, nhiều khả năng bạn bị chấn thương cột sống. Bạn nên tiến hành chụp X-quang hay CT để đánh giá thương tích.
Sụt cân: Sụt cân nhanh và không giải thích được chưa bao giờ là một dấu hiệu tốt. Và khi nó kèm theo đau lưng, đó có thể là một khối u ở xương sống.
Một khối u có thể làm suy yếu cột sống, dẫn đến gãy xương và đau, có thể đè dây cột sống và các nhánh, dẫn đến suy yếu cùng nhiều vấn đề khác.
Không thể kiểm soát bàng quang: Đau lưng kết hợp với mất chủ động tiểu hoặc đại tiện, cảm giác yếu hay tê chân là những dấu hiệu không được phớt lờ. Những triệu chứng này có thể là cảnh báo hội chứng đuôi ngựa vốn thường do sự đè ép toàn bộ bao dây thần kinh ở phần xương sống dưới gây ra, dẫn đến rối loạn ruột và bàng quang.
Đau khiến thức giấc nửa đêm: Trong nhiều trường hợp, đau lưng do tình trạng ngồi làm việc suốt ngày sẽ đỡ hơn khi được nghỉ ngơi. Nhưng nếu thường xuyên thức giấc do đau lưng (mà không phải do chất lượng tấm nệm kém), đó là một cảnh báo.
Nếu kèm theo đó là việc mất đi sự thèm ăn, bị sốt hay tê người, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.
Đau dạ dày: Đau dạ dày thường được cảm nhận ở lưng, nghĩa là đau lưng có thể bắt nguồn từ vùng bụng. Tình trạng nghiêm trọng gì cần cảnh giác? Đó là bệnh phình động mạch chủ. Nếu cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, bạn cần được cấp cứu.
Co thắt lưng và đau khung chậu: Nếu cơn đau lưng của bạn ít liên tục hơn và xảy ra theo từng cơn co thắt, bạn có thể đang bị sạn thận. Nếu đúng như vậy, bạn cũng có thể nhìn thấy chút máu trong nước tiểu.
Hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bạn có thể phải tiến hành chụp X-quang để định bệnh.
Loãng xương: Cơn đau có thể qua đi, nhưng nếu nó kéo dài, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Bạn có thể cần tiến hành thủ thuật bơm xi măng sinh học cột sống (vertebroplasty) để củng cố nó.
Tê người: Việc chấn thương dây cột sống có thể dẫn đến tình trạng tê liệt vĩnh viễn là lý do đủ để đưa bạn đến phòng cấp cứu, nếu bạn bị đau lưng và tê người, đặc biệt ở chân.
Tình trạng này thường là dấu hiệu cảnh báo tổn thương một hoặc nhiều dây thần kinh vùng thắt lưng. Bạn nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.
Theo thanhnien
Lưu ý khi ăn quả hồng Tanin trong vỏ quả hồng vào cơ thể lâu ngày sẽ hình thành sỏi trong dạ dày, do đó khi ăn nên gọt bỏ vỏ. Vị ngọt dễ ăn, hàm lượng dinh dưỡng cao, hồng là một trong những loại quả không thể thiếu trong thực đơn mỗi gia đình khi vào mùa thu. Ở Việt Nam, quả hồng có hai loại là...