Xuất hiện lãi suất tiết kiệm lên 9,5%/năm
Ngân hàng số Cake by VPBank vừa nâng lãi suất huy động tiền gửi lên cao nhất là 9,5% cho kỳ hạn 36 tháng.
Theo biểu lãi suất mới nhất áp dụng kể từ ngày 17.10 của ngân hàng số Cake by VPBank, lãi suất tiết kiệm cao nhất lên tới 9,5%/năm. Mức lãi suất này dành cho các khoản tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên với kỳ hạn 36 tháng.
Lãi suất tăng vọt lên 9,5%/năm. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Cũng với số tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên, ngân hàng này cũng áp dụng mức lãi suất 9,4%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, 9,3%/năm cho kỳ hạn 12 tháng, 8,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. Nếu khách gửi số tiền thấp hơn 300 triệu đồng thì lãi suất dao động từ 9,2 – 9,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng; từ 9,1 – 9,3%/năm cho kỳ hạn 24 tháng và 9 – 9,2%/năm cho kỳ hạn 12 tháng.
Còn với khách hàng gửi tiết kiệm online thông thường thì lãi suất áp dụng từ ngày 18.10 của VPBank cũng tăng lên mức cao nhất là 9% cho kỳ hạn trên 18 tháng. Lãi suất này áp dụng cho số tiền gửi từ 10 tỉ đồng trở lên. Còn khách hàng gửi tiền trực tiếp tại quầy giao dịch có mức lãi cao nhất là 8,7%, áp dụng cho kỳ hạn trên 18 tháng với số tiền từ 10 tỉ đồng trở lên…
Video đang HOT
Trong tuần vừa qua, mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là tại ngân hàng SCB lên 8,9%/năm ở kỳ hạn 36 tháng trong chương trình “Thêm ưu đãi – Mãi gắn kết” để tri ân khách hàng tham gia sản phẩm tiền gửi tại quầy. Riêng một số ngân hàng khác đang duy trì lãi suất cao cho kỳ hạn dài như ABBank cao nhất là 8,6%/năm hay 8,5% có Kienlongbank, SeABank…
Ngân hàng liên tục tăng lãi tiết kiệm, người vay mua nhà đất cần chú ý điều gì?
Trước bối cảnh lãi suất tiết kiệm đã vượt 8%/năm khiến nhiều người đang có nhu cầu vay thêm ngân hàng để mua nhà đất lo lắng bởi lãi suất cho vay cũng có thể tăng mạnh khi hết thời hạn ưu đãi.
Sau hơn một tuần Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành, các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất huy động, đưa lãi suất tiết kiệm thiết lập mặt bằng mới. Theo đó, lãi suất tiền gửi đã vượt mốc 8%/năm ở nhiều ngân hàng cổ phần, không phân biệt quy mô.
Cụ thể, lãi suất tại ngân hàng số Cake by VPBank cao nhất đã lên tới 8,2%/năm cho kỳ hạn 36 tháng đối với các khoản tiền gửi có giá trị trên 300 triệu đồng từ ngày 27/9. Với kỳ hạn 12 tháng, đơn vị này niêm yết lãi suất cố định 7,7%/năm và lãi suất bậc thang 8%/năm đối với số tiền gửi trên 300 triệu đồng.
Tại nhiều ngân hàng tư nhân thuộc nhóm dưới, mức lãi suất huy động hầu hết vượt 7%/năm. Trong đó, VietA Bank công bố lãi suất tiền gửi kỳ hạn 15 tháng lên tới 7,8%/năm. Tại CBBank, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 13 tháng trở lên ở ngưỡng 7,5%/năm. VietCapital Bank cũng áp dụng lãi suất 7,5%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng nhưng kèm điều kiện mức tiền gửi từ 300 triệu đồng trở lên...
Lãi suất tiết kiệm tăng khiến nhiều người có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mua nhà đất lo lắng
Việc lãi suất tiết kiệm được các ngân hàng đẩy lên vượt mức 8%/năm và thiết lập mặt bằng mới khiến những người có nhu cầu vay vốn để mua nhà đất ổn định chỗ ở cảm thấy lo lắng bởi lo sợ lãi suất cho vay cũng tăng mạnh sau thời gian ưu đãi.
Chị Thanh Hà (Thái Bình) cho biết suốt gần 2 tháng tìm mua nhà đất trong khoảng tài chính 1 tỷ đồng nhưng vẫn chưa có sản phẩm phù hợp. Chị Hà chia sẻ môi giới chủ yếu giới thiệu cho chị những thửa đất với diện tích 33-45m2 với giá từ 1,3 đến 1,7 tỷ đồng/lô.
Để có thể hoàn tất giao dịch số tiền gia đình chị phải vay thêm ngân hàng từ 300 đến 700 triệu đồng. Tuy nhiên, chị thừa nhận việc lãi suất tiết kiệm liên tục tăng trong thời gian gần đây khiến bản thân và gia đình lo lắng. "Nếu không vay thêm ngân hàng thì khó có thể tìm được thửa đất như ý để an cư. Còn nếu vay thêm thì lại lo ngại lãi suất tăng mạnh sau thời gian đầu hưởng ưu đãi", chị Hà chia sẻ.
Tương tự anh Duy (Ninh Bình) cũng đang phải cân nhắc với khoản vay ngân hàng 500 triệu để mua căn chung cư cũ với giá 1,8 tỷ đồng nhằm ổn định chỗ ở cho gia đình tại Hà Nội sau nhiều năm thuê trọ.
Ông bố 32 tuổi thừa nhận "người vay ngân hàng hiện nay rất lo lắng nếu lãi suất thả nổi sau thời gian ưu đãi tăng mạnh. Bởi nếu lãi suất thả nổi tăng sẽ khiến số tiền phải trả của khách hàng cũng tăng lên, điều này có thể ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu khác của gia đình".
Lo lắng của chị Hà và anh Duy cũng đang là nỗi niềm của rất nhiều gia đình muốn sớm tìm một nơi an cư tại những thành phố lớn hiện nay.
Chia sẻ về những điều mà người mua nhà đất cần chú ý khi vay vốn ngân hàng ở giai đoạn này, ông Lê Quốc Kiên - một nhà đầu tư BĐS lâu năm tại TP HCM khuyến nghị cần hạn chế sử dụng nhiều đòn bẩy tài chính.
Theo nhà đầu tư này nếu sử dụng phải cân đối trong khả năng "dòng tiền ổn định có thể đóng ngân hàng hàng tháng mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống", cơ cấu khoản vay về mức 30% giá trị tài sản, mốc an toàn mới so với mốc cũ 50%. Tăng khoản dự phòng, đề phòng trường hợp thu nhập bị sụt giảm đột ngột trong tình hình kinh tế khó khăn.
Nên có quan hệ tốt và làm việc thật kỹ với ngân hàng ngay từ trước khi quyết định mua nếu có nhu cầu cần vay vốn. Người vay vốn cần cung cấp đầy đủ hồ sơ để ngân hàng thẩm định, đánh giá kỹ hồ sơ, không nên chỉ trao đổi qua loa với ngân hàng hay chỉ nghe hứa miệng từ sales.
Ông Kiên cho rằng từ nay đến cuối năm là thời điểm tốt để sở hữu BĐS rẻ 10% - 20% so với thị trường bằng việc mua lại từ các nhà đầu tư thứ cấp "thở oxy" khi sử dụng đòn bẩy tài chính quá sức.
Theo các chuyên gia tài chính, để tránh dính bẫy rủi ro của lãi suất hiện nay, buộc người dân nếu quyết định vay ngân hàng để mua nhà đất hiện nay phải tính toán mức lãi suất lâu dài, đừng để vượt quá khả năng tài chính của bản thân.
Các ngân hàng thực hiện chính sách rút tiền linh hoạt có lợi cho khách hàng Để hút khách hàng gửi tiền, nhiều ngân hàng đang hưởng ứng chính sách tiền gửi linh hoạt mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mang lại lợi ích và sự chủ động hơn cho người gửi tiền trong việc lên kế hoạch sử dụng nguồn tiền tiết kiệm. Người có tiền nhàn rỗi sẽ chọn kỳ hạn gửi tiết kiệm ngắn...