Xuất hiện hành tinh giống Trái Đất, chỉ cách 22 năm ánh sáng
Đó là một hành tinh đá mang tên LTT 1445 Ac, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ nhỏ.
Hành tinh LTT 1445 Ac được xác định ban đầu bởi kính viễn vọng săn ngoại hành tinh TESS của NASA, sống trong một hệ ba ngôi sao khác thường.
Nó chỉ quay quanh một ngôi sao lùn đỏ là LTT 1445 A, nhưng nếu bạn ở trên đó bạn có thể thấy được cả các ngôi sao LTT 1445 B và LTT 1445 C, khiến quang cảnh trên hành tinh này khá giống một hành tinh giả tưởng trong phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
Quang cảnh trên hành tinh LTT 1445 Ac với ba “mặt trời đỏ”, một cái ở gần và hai cái ở xa, là ba ngôi sao của hệ sao LTT 1445 – Đồ họa: NASA
Trong nghiên cứu mới vừa được công bố trên Astronomical Journal, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Emili Pass từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (Mỹ) đã phát hiện ra một điều thậm chí còn đặc biệt hơn: Nó thuộc nhóm ngoại hành tinh kích cỡ tương tự Trái Đất.
Video đang HOT
Đó chính là loại hành tinh mà TESS có nhiệm vụ tìm kiếm, bởi kích thước tương tự thế giới của chúng ta là một trong những yếu tố đầu tiên khiến một hành tinh có tiềm năng cho sự sống.
Dựa vào các quan sát bổ sung bằng kính viễn vọng không gian Hubble, các nhà khoa học Mỹ tính ra được hành tinh này có khối lượng gấp 1,37 lần và bán kính gấp 1,07 lần Trái Đất.
Như vậy, mật độ của nó khá giống địa cầu, phản ánh bản chất rõ ràng của một hành tinh đá, tức cùng loại với hành tinh của chúng ta.
Điều không may duy nhất là hành tinh này quay quá gần sao mẹ so với mong đợi. Dù sao lùn đỏ này mờ, mát hơn ngôi sao mẹ của chúng ta nhiều, nhưng với chu kỳ quỹ đạo chỉ 3,12 ngày, nhiệt độ bề mặt hành tinh này lên tới 260 độ C.
Nhiệt độ này quá nóng với các dạng sống đã biết trên Trái Đất. Điều này không giúp khẳng định nó không sống được, nhưng cơ hội có sự sống tiềm năng đã giảm mạnh.
Tuy nhiên với khoảng cách quá 22 năm ánh sáng và dữ liệu quá cảnh rõ ràng từ một lần quan sát đặc biệt khi nó bay ngay vùng không gian giữa sao mẹ và địa cầu, các nhà khoa học có cơ hội vàng để tìm hiểu bầu khí quyển của nó.
Việc mô tả cụ thể hơn ngoại hành tinh này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn cách một thế giới giống như hành tinh quê hương của chúng ta có thể hình thành và phát triển trong các hệ thống sao khác nhau, từ đó giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm sự sống trong thiên hà.
Tìm thấy nước trên hành tinh cách Trái đất khoảng 120 năm ánh sáng
Theo bằng chứng mới được phát hiện bởi Kính viễn vọng Không gian James Webb, nước có thể đang chảy trên bề mặt của một hành tinh khổng lồ nằm cách Trái đất khoảng 120 năm ánh sáng.
Cuộc điều tra ứng dụng kính không gian James Webb, một trong những thiết bị thiên văn học tiên tiến nhất đang hoạt động, đã tiết lộ rằng ngoại hành tinh K2-18b có thể có một số đặc điểm chính của một hành tinh có thể hỗ trợ các vùng nước và sự sống. Quay quanh ngôi sao lùn mát mẻ K2-18, ngoại hành tinh này nằm trong vùng có thể ở được của ngôi sao, hay Goldilocks, và có khối lượng gấp 8,6 lần Trái đất.
Một phân tích về các quan sát của kính viễn vọng Webb cho thấy, hành tinh này có lượng khí mêtan và carbon dioxide dồi dào trong bầu khí quyển. Theo một thông cáo báo chí của Cơ quan hàng không, vũ trụ Mỹ (NASA), sự hiện diện của các phân tử chứa carbon này, cùng với sự khan hiếm amoniac, có thể là biểu hiện cho thấy bầu không khí giàu hydro bao quanh thế giới đại dương của hành tinh này.
Carbon được coi là "vật liệu" xây dựng của các dạng sống trên Trái đất.
Trước đó, kính viễn vọng Không gian Hubble ban đầu phát hiện bằng chứng về hơi nước trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh. Phát hiện này, được mô tả trong một nghiên cứu vào tháng 9 năm 2019, đã giúp các nhà khoa học xác định K2-18b để nghiên cứu thêm.
Hành tinh K2-18b (phài)
Kính thiên văn Webb, có thể phát hiện ánh sáng hồng ngoại mà mắt người không thể nhìn thấy, đã tìm kiếm chính xác những nguyên tố nào có trong bầu khí quyển của hành tinh này. Và những quan sát mới nhất về hành tinh này cũng gợi ý rằng một phân tử rất đặc biệt, được gọi là dimethyl sulfide, có thể có mặt trên K2-18b.
Theo NASA, trên Trái đất, dimethyl sulfide (DMS) "chỉ được tạo ra bởi sự sống". "Phần lớn DMS trong bầu khí quyển Trái đất được thải ra từ thực vật phù du trong môi trường biển" - NASA nhấn mạnh.
Các nhà nghiên cứu không hoàn toàn cho rằng K2-18b đang có sự sống ngoài hành tinh. Nhà thiên văn học Nikku Madhusudhan, giáo sư vật lý thiên văn và khoa học ngoại hành tinh tại Đại học Cambridge, cho biết cần phải nghiên cứu sâu hơn để xác nhận sự hiện diện của dimethyl sulfide. Madhusudhan là tác giả chính của một bài báo khoa học mới mô tả những phát hiện đã được chấp nhận đăng trên Tạp chí Vật lý thiên văn.
Và ngay cả khi các nhà khoa học chứng thực sự hiện diện của hợp chất hóa học, điều đó cũng không đảm bảo rằng các dạng sống tồn tại ở đó.
Nhưng bằng chứng mới này đã mở rộng hiểu biết của các nhà khoa học về các ngoại hành tinh tương tự như K2-18b.
Số phận đáng buồn của những hành tinh như Trái đất khi Mặt trời hấp hối Bài 'Tiên lượng nhấn chìm hành tinh trong Hệ thống Rho CrB' là công trình khoa học của Stephen R. Kane làm việc tại Khoa Khoa học trái đất và hành tinh, Đại học California Riverside, đã nêu ra viễn cảnh đáng buồn cho những hành tinh giống như Trái đất. Số phận bi thảm của Trái đất trong tương lai Theo nghiên...