Phát hiện mới: 7 hành tinh giống Trái Đất có thể ở được
Bảy hành tinh trong hệ thống TRAPPIST-1 đều mang vài đặc điểm giống với Trái Đất và thuận lợi để hỗ trợ sự sống.
Bảy hành tinh TRAPPIST-1 từ lâu vẫn là tâm điểm của cuộc tranh cãi kéo dài, khi các nhà khoa học lo ngại rằng một số yếu tố từ ngôi sao mẹ và trong chính nội tại các hành tinh có thể cản trở khả năng sinh sống của chúng.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature, dẫn đầu bởi nhà thiên văn Franck Selsis từ Đại học Bordeaux (Pháp), đã đem lại một tin vui lớn.
Bảy “ miền đất hứa” cho sự sống xung quanh ngôi sao TRAPPIST-1 – Ảnh: NASA
TRAPPIST-1 là một ngôi sao lùn đỏ, nhỏ bé và mát hơn Mặt Trời rất nhiều, nằm cách chúng ta chỉ 40 năm ánh sáng. Bảy hành tinh của nó – với kích cỡ và dạng thức tương đối khác biệt – đều mang vài đặc điểm giống với Trái Đất và thuận lợi để hỗ trợ sự sống.
Thứ khiến các nhà khoa học chú ý nhất là cả bảy hành tinh đều có một khả năng khá lớn là chứa đựng được nước lỏng trên bề mặt hoặc bên trong.
Video đang HOT
Tuy nhiên có những cản trở đặt ra. Sự kỳ lạ của vài “hành tinh đại dương” trong số đó làm một số nhà khoa học “lung lay”, lo rằng việc nó có quá nhiều nước so với Trái Đất sẽ làm hại sự sống.
Mối lo ngại lớn nhất vẫn là ngôi sao mẹ: Sao lùn đỏ tuy mát mẻ nhưng có bức xạ rất lớn, với những cơn gió sao mạnh mẽ có thể khiến nước trong khí quyển tan vào không gian và biến thành bản sao của Sao Kim thay vì Trái Đất.
Nhưng TS Selsis cho biết sao lùn đỏ như TRAPPIST-1 sẽ giảm độ sáng theo thời gian.
Mô hình do ông và các cộng sự phát triển chỉ ra rằng TRAPPIST-1 trẻ tuổi ban đầu đúng là đã tạo nên các điều kiện “địa ngục” cho 7 hành tinh của nó, nhưng vì chỉ là sao lùn đỏ nên sẽ không đủ nóng để làm tan chảy lớp vỏ và lớp phủ của các hành tinh magma này.
Điều này có nghĩa khá nhiều nước vẫn còn tồn tại trong đá. Tức là việc đa số các hành tinh này ngậm nước nhiều hơn Trái Đất vô tình mang lại lợi thế.
Vào những năm sau khi sao mẹ nguội đi, các đại dương nước lỏng đã có thể hình thành, mà cho đến thời điểm hiện tại có thể chứa đựng sự sống dồi dào.
Theo tờ Space, phát hiện này không chỉ làm tăng thêm niềm tin vào 7 “miền đất hứa” vốn được giới thiên văn quan tâm trong thời gian qua, mà còn tăng thêm cơ hội rất lớn để loài người chứng minh mình không cô đơn trong Ngân Hà.
Bởi lẽ, sao lùn đỏ như TRAPPIST-1 là loại sao phổ biến nhất trong Ngân Hà – tức Milky Way, thiên hà chứa Trái Đất của chúng ta.
4,2 tỉ năm trước, Trái Đất 'biến hình': Thêm hy vọng tìm sinh vật ngoài hành tinh
Bằng chứng về lần biến hình đầu tiên của Trái Đất vừa được tiết lộ, có thể dẫn đến những khám phá quan trọng về cách sự sống bắt đầu trên địa cầu cũng như các hành tinh khác.
Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, các nhà nghiên cứu từ Đại học Rochester (Mỹ) đã sử dụng các tinh thể zircon nhỏ bé để "mở khóa" thông tin về magma và hoạt động kiến tạo mảng ở Trái Đất sơ khai.
Trái Đất thuở sơ khai đã sớm có hoạt động kiến tạo - Ảnh đồ họa từ SCITECH DAILY
Kiến tạo mảng - hoạt động địa chất quy mô lớn mà trong đó các mảnh vỏ của Trái Đất không ngừng chìm xuống, trồi lên, trượt lên nhau - cung cấp các nguyên tố quan trong tự bên trong sâu thẳm lên bề mặt Trái Đất, kiểm soát chu trình nước và carbon của hành tinh, giúp sự sống được ra đời và bảo tồn.
Nó khiến bề mặt hành tinh liên tục thay đổi, với các lục địa được gom thành một rồi lại phân tách, các đại dương cũng vậy.
Nó cũng để lại dấu vết thông qua cách các loại đá nóng chảy thành magma, trộn lẫn vào nhau. Thành phần hóa học của magma có thể kể ra lịch sử chi tiết của hoạt động kiến tạo. Chúng biến thành đá theo thời gian, và bên trong đó có các tinh thể nhỏ bé gọi là zircon.
Các zircon lâu đời nhất mà họ phân tích cho thấy tuổi đời đáng kinh ngạc, từ 3,8 đến 4,2 tỉ năm.
Điều này cho thấy Trái Đất bắt đầu có hoạt động kiến tjao lâu hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Vậy giả thuyết sự sống có thể ra đời từ hơn 4 tỉ năm trước từng được một số nhà khoa học Úc chỉ ra khi nghiên cứu các phiến đá cổ chứa vật liệu sinh học, là hoàn toàn có cơ sở.
Cách mà Trái Đất bắt đầu kiến tạo mảng và phương pháp mà các nhà khoa học đang dùng để nắm bắt các sự kiện kiến tạo cổ xưa đó cũng là nền tảng để nhân loại có thể tìm kiếm điều tương tự ở một hành tinh khác: Nếu có bằng chứng về kiến tạo, có thể nó có sự sống.
Ngoài ra, điều này cũng cho thấy một hành tinh hoàn toàn có thể sinh ra sự sống khi còn là một khối cầu non trẻ nóng rực.
Nghiên cứu được thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ khoa học quốc gia Mỹ và NASA.
Tìm thấy hành tinh xếp thứ hai trong danh sách hứa hẹn có sự sống Hai hành tinh đá có khả năng dung dưỡng sự sống được phát hiện cách trái đất khoảng 100 năm ánh sáng, trong số này, một hành tinh có lẽ xếp thứ hai trong danh sách cho phép sự sống sinh sôi tính đến hiện tại. Tháng 3, NASA xác nhận sự tồn tại của khoảng 5.000 hành tinh ngoài trái đất NASA...