Xử trí tai biến mạch máu não nhớ tránh 3 điều sau
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, nguyên nhân tử vong thứ 3 chỉ sau ung thư và tim mạch.
Xử trí tai biến mạch máu não kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng. Tuy nhiên, xử trí tai biến mạch máu não không đúng cách sẽ làm bệnh tình nặng thêm, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
3 sai lầm thường gặp trong xử trí tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ não) xảy ra khi lượng máu lưu thông lên não đột ngột gián đoạn, não bộ không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ ngừng hoạt động, không điều khiển được các cơ quan khác, hậu quả là gây ra những di chứng nặng nề như liệt nửa người, méo miệng, méo mặt…
Xử trí tai biến mạch máu não càng sớm, nguy cơ tử vong càng thấp, di chứng để lại càng nhẹ. Song, nhiều người vì muốn nhanh mà sơ cứu tai biến mạch máu não sai cách, có thể khiến tình trạng bệnh nhân càng nguy hiểm hơn.
Dưới đây là 3 sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi xử trí tai biến mạch máu não, bạn nên nắm rõ để tránh mắc phải:
Sai lầm trong vận chuyển người bệnh
Tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát vào lúc nửa đêm về sáng, khi thời tiết rét đậm, bệnh nhân bị lạnh đột ngột, các mạch máu co lại, đồng thời những cục máu đông chèn ép làm tắc mạch máu, dẫn tới tai biến mạch máu não.
Nhiều người khi thấy người thân rơi vào trường hợp như vậy thì mất bình tĩnh, cuống cuồng bế thốc bệnh nhân lên giường hoặc lên xe để đưa đến bệnh viện. Xử trí nhanh là đúng, nhưng cần phải chính xác. Lúc này, người nhà bệnh nhân cần ổn định tâm lý, gọi ngay xe cấp cứu hoặc nhẹ nhàng đưa bệnh nhân đi bệnh viện.
Vận chuyển bệnh nhân tai biến mạch máu não cũng là việc cần hết sức cẩn trọng bởi nếu không giữ bệnh nhân ở tư thế vững vàng, lượng máu lưu thông lên não có thể bị cản trở, như vậy tình trạng xuất huyết não, nhồi máu não càng nguy hiểm hơn, di chứng để lại sẽ rất nặng nề.
Đặc biệt, với tỷ lệ người dân đi xe máy cao như ở Việt Nam, đã có không ít trường hợp người bị tai biến mạch máu não giữa đường được người dân bế thốc lên xe máy để đưa đi cấp cứu. Cách làm này có thể làm giảm hiệu quả điều trị tai biến mạch máu não sau này.
Cần đặt bệnh nhân tai biến mạch máu não nằm vững vàng khi vận chuyển
Chích máu 10 đầu ngón tay người bị tai biến mạch máu não
Chích máu 10 đầu ngón tay là việc mà những người bình thường, không có chuyên môn không nên làm. Chỉ có các bác sĩ y học cổ truyền mới có thể thực hiện việc này.
Video đang HOT
Chích máu 10 đầu ngón tay người bị tai biến có thể khiến bệnh nhân nguy kịch hơn
Tuy nhiên, trong y học cổ truyền, châm 10 đầu ngón tay làm giảm nguyên khí, giảm lượng máu lưu thông. Chính vì thế, việc chích máu 10 đầu ngón tay cho người bị tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch hơn. Biện pháp này chỉ áp dụng cho các trường hợp sốt cao, co giật.
Cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp nhanh quá mức
Nhiều trường hợp khi thấy huyết áp người bệnh cao bất thường liền tự ý cho bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp. Huyết áp hạ đột ngột càng làm cho dòng máu lên não yếu đi, lan rộng vùng não bị tổn thương khiến các di chứng sau tai biến mạch máu não nhiều và nặng hơn.
Không được tự ý cho bệnh nhân tai biến mạch máu não uống thuốc hạ huyết áp
Làm gì khi thấy người bị tai biến mạch máu não?
Tốt nhất, khi gặp người bị tai biến mạch máu não, chúng ta chỉ nên hỗ trợ đưa người bệnh đi cấp cứu hoặc đỡ bệnh nhân nằm ổn định chờ nhân viên y tế đến, không nên tự ý tác động lên cơ thể người bệnh.
Trong thời gian đợi xe cấp cứu, hãy đặt bệnh nhân nằm ổn định, kê đầu bệnh nhân lên một chút và hơi nghiêng, giữ cho không khí thông thoáng cho bệnh nhân dễ thở. Vừa làm, vừa nói chuyện với bệnh nhân để theo dõi mức độ tỉnh táo của người bệnh.
Nếu bệnh nhân nôn ói thì cần hút sạch đờm nhớt trong miệng giúp họ dễ thở, cung cấp oxy cho cơ thể, hạn chế tối đa nguy cơ chết não. Nếu bệnh nhân không thể nói hoặc nói ú ớ, không rõ nghĩa và không thể kiểm soát đại tiện, tiểu tiện thì có thể họ đã bị mất ý thức.
Sau khi làm không gian thông thoáng, giúp bệnh nhân dễ thở hơn, mọi người nên nhẹ nhàng đưa bệnh nhân lên xe, tốt nhất là đặt bệnh nhân nằm sau xe taxi để giữ cho tư thế ổn định.
Nếu bạn ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hãy đặt bệnh nhân lên cáng để khiêng. Trong trường hợp bắt buộc vận chuyển bằng xe máy thì hãy cố giữ cho bệnh nhân được nằm hoặc ngồi ở tư thế ổn định, ít xóc nảy nhất.
Nếu có điều kiện, bạn nên kiểm tra huyết áp và nhịp tim của người bệnh trong khi chờ xe cấp cứu đến. Tuyệt đối không được cho bệnh nhân ăn hay uống bất kỳ thứ gì mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Đẩy lùi nỗi lo tai biến bằng sản phẩm thảo dược
Chủ động phòng tránh tai biến mạch máu não và cải thiện di chứng nếu không may xảy ra bệnh là việc mà các chuyên gia khuyên bạn nên làm. Tại Việt Nam, những năm gần đây, rất nhiều người tìm đến các sản phẩm thảo dược để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tai biến mạch máu não. Một trong những sản phẩm nổi bật nhất là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nattospes.
Với thành phần chính là enzyme nattokinase, Nattospes nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn tai biến và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Theo baodatviet
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não bằng phương pháp vật lý trị liệu
Tai biến mạch máu não để lại nhiều di chứng ở các mức độ khác nhau và dẫn đến tàn tật nhiều nhất. Để phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, hiện nay Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những địa chỉ tin cậy của rất nhiều bệnh nhân.
Di chứng nặng nề
Thời điểm giao mùa này lượng bệnh nhân bị tai biến nhập viện khá nhiều. Có mặt tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An - một trong những bệnh viện tuyến tỉnh thời gian qua có nhiều phương pháp trong điều trị tai biến hiệu quả, tại khoa Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, chúng tôi đã được tiếp xúc với nhiều bệnh nhân bị tai biến với độ tuổi khác nhau, mỗi người đang được điều trị theo những phác đồ phù hợp.
Các bác sỹ điều dưỡng vào hồ sơ bệnh án điện tử trên máy tính. Ảnh: Đức Anh
Bệnh nhân Lương Thanh Chuyên (năm nay 72 tuổi) đến từ huyện Quế Phong, là một trong những bệnh nhân bị tai biến nặng, đã từng đi điều trị nhiều nơi nhưng chưa khỏi. Hiện nay bệnh nhân Chuyên đang được điều trị, phục hồi chức năng tại khoa Vật lý trị liệu.
"Ông nhà tôi bị tai biến từ đầu năm 2018. Bệnh đến rất nhanh, chỉ trong tích tắc, lúc ấy ông đang ngủ, đột ngột tỉnh giấc và không thể nhấc được cánh tay lên. Người nhà lập tức đưa ông vào bệnh viện huyện, rồi bệnh viện tỉnh trong tình trạng rất nguy kịch, não hầu như không hoạt động, nửa người bên phải liệt hoàn toàn, tiên lượng chỉ còn sống sót 20%".
Bà Quang Thị Mai - vợ bệnh nhân Chuyên
Sau 2 ngày cấp cứu tích cực, ông Chuyên đã tỉnh. Hơn 1 tháng nằm viện, người nhà túc trực 24/24h để phục vụ vì dù đã tỉnh nhưng ông Chuyên vẫn nằm bất động một chỗ.
Không thể kể hết những vất vả mà bà Mai - vợ ông và các con đã trải qua suốt hơn nửa năm trời ông Chuyên nằm viện. Bà Mai chia sẻ: "Trước đây ông ấy luôn nhẹ nhàng với vợ con, nhưng từ ngày bị bệnh, ông trái tính trái nết, hay gắt gỏng, quát tháo mỗi khi có ai đó phục vụ không đúng ý khiến làm cho không khí gia đình luôn nặng nề". Đầu tháng 7/2018, qua tìm hiểu và được sự giới thiệu của người thân, gia đình đã chuyển ông xuống Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị.
Tập luyện phục hồi theo đúng phác đồ điều trị. Ảnh: Đức Anh
Còn với ông Lê Anh Sáng ở xã Thanh Khê (Thanh Chương), năm nay 70 tuổi, bị tai biến mạch máu não 20 năm nay. Do không được điều trị kịp thời nên ông để lại di chứng khá nặng nề: không đi lại được, hầu như chỉ ngồi xe lăn để di chuyển, tay chân run rẩy, không cầm nắm được, miệng méo xệch. Bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Sáng cho hay, tất cả mọi việc bà đều phải phục vụ ông 20 năm nay. Ông đi đâu là bà đi theo đó. Hơn 1 năm nay, gia đình quyết định chuyển bảo hiểm của ông về Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An để điều trị, phục hồi sau tai biến mạch máu não.
"Đa số những bệnh nhân bị tai biến đều nhập viện trong tình trạng liệt tay, chân hoặc liệt nửa người, không đi lại được, sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào người nhà. Bệnh nhân thường thay đổi về tâm lý như có suy nghĩ tiêu cực, chán nản, mệt mỏi, hay cáu gắt... ".
Bác sỹ Cao Xuân Bình - Khoa Vật lý trị liệu PHCN
Phương pháp điều trị
Tai biến mạch máu não là loại bệnh lý thường xảy ra ở người trên 45 tuổi, trong đó 2/3 xảy ra ở tuổi trên 65, nam thường bị nhiều hơn nữ. Tai biến mạch máu não có tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng đầu trong các bệnh thần kinh và là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau các bệnh tim mạch. Hiện nay, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An là một trong những bệnh viện trên địa bàn tỉnh có khả năng phục hồi cao nhất cho những bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
Đa số bệnh nhân bị tai biến nặng đều không thể tự phục vụ bản thân mà phải có sự hỗ trợ của bác sỹ điều trị và người nhà. Ảnh: Đức Anh
Hiện Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An đã thành lập Trung tâm Phục hồi chức năng tai biến mạch máu não để hướng dẫn phòng ngừa tai biến mạch máu não cho người dân biết phát hiện nguy cơ để có biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Bệnh viện đã và đang cố gắng làm tốt cả về tuyên truyền phòng ngừa, điều trị di chứng sau tai biến.Tuy nhiên, sau tai biến mạch máu não, việc phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc giúp đỡ hoặc điều dưỡng viên vật lý trị liệu.
Một trong những giải pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến đó là bác sỹ điều trị phải thật kiên nhẫn trong phương pháp điều trị và tập luyện cho bệnh nhân từ những động tác nhỏ nhất như co cơ tay. Ảnh: Đức Anh
Cùng với kết hợp ăn uống, tập luyện, bệnh nhân bị tai biến sẽ có phác đồ điều trị riêng theo từng trường hợp cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất. Ảnh: Đức Anh
Hướng dẫn cho bệnh nhân tai biến tập đi trên thanh song song - một trong những giải pháp hỗ trợ bệnh nhân có thể tự vận động các cơ chân. Ảnh: Đức Anh
Thông thường bệnh nhân phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng thì phục hồi rất chậm. Do đó, phục hồi chức năng sau tai biến đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của cơ sở y tế. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.
GS. Cao Minh Châu - Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng Đại học Y Hà Nội, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai
Tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau các cơn tai biến. Thời gian qua, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An với đội ngũ y, bác sỹ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực vật lý trị liệu phục hồi chức năng đã giúp bệnh nhân sớm hồi phục chức năng vận động, đưa người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng, xã hội và đem lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sau khi xảy ra các cơn tai biến, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống. Di chứng sau tai biến mạch máu não để lại khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại. Để giảm bớt các di chứng và phòng bệnh tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo phác đồ riêng.
ThS. Thái Thị Xuân - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An
Theo baonghean
Tại sao ca sĩ Đại Nhân 32 tuổi đã bị tai biến? Nam ca sĩ Đại Nhân nhập viện cấp cứu trong tình trạng gần như liệt nửa người và bị méo miệng vì tai biến. Nhiều người bất ngờ khi anh mắc bệnh thường chỉ gặp ở người lớn tuổi. Trưa 24/2, trên Facebook, ca sĩ Đại Nhân cho biết anh đã nhập viện cấp cứu vì tai biến tắc mạch máu não. Nam...