Xử trí khi bé bị tiêu chảy do dùng kháng sinh
Cứ 5 trẻ dùng kháng sinh thì một cháu bị tiêu chảy. Tình trạng này xảy ra với bất kỳ loại kháng sinh nào.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên thường ít gặp rắc rối hơn. Phần lớn các bé chỉ bị tiêu chảy mức độ nhẹ, không nguy hiểm đến tính mạng nếu không mất nước. Vì vậy cha mẹ cần quan tâm cung cấp đủ nước cho con. Trong thời gian dùng kháng sinh bé có thể đi ngoài phân lỏng hoặc toàn nước.
Tiêu chảy thường kéo dài 1-7 ngày, bắt đầu giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 8 của đợt điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xuất hiện ngay ngày đầu tiên và kéo dài vài tuần sau khi ngừng thuốc.
Nguyên nhân
Ruột của trẻ chứa hàng triệu vi khuẩn giúp tiêu hóa thức ăn. Khi kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, chúng đồng thời cũng tiêu diệt các vi khuẩn lành. Quá trình các vi khuẩn này chết đi rồi phát triển trở lại trong ruột gây ra hiện tượng tiêu chảy.
Ảnh minh họa: Sg.theasianparent.com.
Biến chứng
- Mất nước có thể rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ dưới một tuổi. Chú ý cho bé uống đủ nước để thay thế lượng nước bị mất. Theo dõi để phát hiện kịp thời các dấu hiệu mất nước như đi tiểu ít, mệt mỏi, quấy khóc, miệng khô…
- Đôi khi trẻ có thể bị viêm đại trạng do dùng kháng sinh.
Biểu hiện viêm đại tràng:
- Tiêu chảy nặng, có thể có máu hoặc nhầy trong phân.
- Sốt.
Video đang HOT
- Đau bụng.
- Mệt mỏi bất thường.
Chăm sóc bé tại nhà
- Tiếp tục dùng kháng sinh: Nếu tiêu chảy nhẹ và sức khỏe bé vẫn ổn định, hãy tiếp tục sử dụng kháng sinh và chăm sóc bé tại nhà.
- Cung cấp đủ nước cho bé: Thường xuyên cho bé uống nước. Không cho uống nước quả hay các đồ uống có gas vì những thứ này có thể làm tiêu chảy trầm trọng hơn.
- Tránh một số loại thức ăn: Thực hiện chế độ ăn bình thường nhưng không cho con ăn các loại đậu hạt vì thực phẩm này có thể sinh nhiều hơi ở ruột. Cũng không nên cho trẻ dùng thực phẩm nhiều gia vị.
- Xử lý hăm tã: Nếu tiêu chảy khiến bé bị hăm quanh hậu môn hoặc vùng đóng bỉm, bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng này với nước sạch, lau khô rồi thoa lên đó một lớp vaselin, kem chứa kẽm (Zincofax, Penaten) hoặc các kem chống hăm khác.
- Sử dụng probiotics theo chỉ định của bác sĩ: Probiotics bổ sung các vi khuẩn “lành”. Các nghiên cứu hiện hành chưa xác nhận lợi ích của probiotics trong ngăn ngừa hay điều trị tiêu chảy do kháng sinh.
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng probiotics. Bạn cũng có thể dùng thực phẩm chứa probiotics như sữa chua để thay thế.
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Không cho bé dùng thuốc cầm tiêu chảy như Imodium, trừ trường hợp được bác sĩ yêu cầu. Các thuốc này có thể khiến tình trạng viêm ruột nặng hơn.
Theo VNE
Sai lầm chết người nhưng rất phổ biến khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là dưỡng chất vô cùng tốt cho sức khỏe nhưng nếu uống không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể vô cùng.
Sữa đậu nành là sản phẩm chế biến từ đậu tương, là một loại thực phẩm thiên nhiên có giá trị dinh dưỡng cao, mùi vị thơm ngon, dễ uống, dễ hấp thu. Ngoài tác dụng thanh phế, tiêu đờm, nó còn có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao.
Sai lầm chết người khi uống sữa đậu nành nhưng rất phổ biến.
Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Ngoài khả năng cung cấp can-xi phòng ngừa loãng xương, sữa nói chung còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa các bệnh về dạ dày và đường ruột.
Riêng sữa đậu nành có tác dụng làm giảm cholesterol cũng như dị ứng. Thành phần chính trong sữa đậu nành là Protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu uống sữa không đúng cách, chẳng những bạn không hấp thu được các dưỡng chất trong sữa mà còn có hại cho sức khỏe. Vậy phải uống sữa như thế nào mới đúng? Cần tránh gì? Một vài lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn.
Uống cùng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc đặc biệt như thuôc kháng sinh chưa chât tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uông cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Uống khi bụng rỗng
Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành đều biến thành nhiệt lượng và tiêu hao mất. Do đó không thể mang lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất nên ăn cùng các chất tinh bột như bánh bao, bánh mỳ...để giúp cho các dưỡng chất được hấp thụ tối ưu.
Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic...có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không nên chỉ uống sữa đậu nành không
Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa.
Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao...hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Uống sữa đậu nành với trứng
Theo thói quen, nhiều người thích cho trứng vào sữa đậu nành, và nghĩ rằng nó có nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, một thói quen như vậy là không khoa học. Bởi vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Uống quá nhiều
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy.
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Theo Khỏe & Đẹp
Kháng sinh gây béo phì ở trẻ em Nghiên cứu của BV nhi Philadelphia (Mỹ) công bố tuần rồi trên tạp chí JAMA (Hiệp hội Y khoa Mỹ) cho thấy có sự liên quan giữa thừa cân, béo phì và sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu được thực hiện trên gần 65.000 trẻ được điều trị ở bệnh viện trong thời gian 2001-2013. Mỗi trẻ được theo dõi trong năm năm....