‘Xứ sở sương mù’ ghi nhận ngày nóng nhất năm 2022; cháy rừng lan rộng ở châu Âu
Nắng nóng “bể đầu” tiếp tục hoành hành tại châu Âu. Anh ghi nhận nhiệt độ hơn 38 độ C hôm 18-7, trong khi nhiều nước khác cũng ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục, gây ra nhiều vụ cháy rừng dữ dội.
Mọi người lấy nước từ một đài phun nước ở công viên Green tại thủ đô London, Anh ngày 18-7 – Ảnh: REUTERS
Ngày nóng nhất năm 2022 ở Anh
Tại Anh, nhiệt độ kỷ lục 38,1 độ C được ghi nhận tại quận Suffolk, xứ England, khiến ngày 18-7 trở thành ngày nóng nhất trong năm 2022, và là ngày nóng thứ ba từng được ghi nhận ở Anh.
Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận gần nhất tại Anh là 38,7 độ C vào năm 2019.
Theo trang Current Results, trong giai đoạn từ năm 1981 – 2010, nhiệt độ trung bình hằng ngày cao nhất trong tháng 7 tại Anh là 21 độ C và thấp nhất là 12 độ C.
Chính phủ cũng lần đầu tiên ban hành cảnh báo đỏ về nhiệt độ cực cao, theo báo Guardian. Các chuyên gia dự báo, nhiệt độ tại Anh có thể lần đầu vượt 40 độ C, và thời tiết cực đoan sẽ diễn ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu.
Mọi người bơi trên sông Wye ngày 18-7 khi nắng nóng hoành hành ở Anh – Ảnh: REUTERS
Nhiệt độ khắc nghiệt đã buộc sân bay Luton gần thủ đô London và căn cứ Brize Norton của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh hủy các chuyến bay trong ngày 18 và 19-7, với lý do đường băng không an toàn. Tàu hỏa và trường học cũng đóng cửa tại những khu vực bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Hầu hết các nhà khoa học khí hậu cho rằng chính biến đổi khí hậu đã khiến nước Anh vốn mát mẻ lại trở nên nóng như hiện nay. Cục Khí tượng Anh dự báo nhiệt độ khắc nghiệt trong vài ngày tới ở nước này có thể tăng lên vì biến đổi khí hậu, theo Đài BBC.
Giáo sư Friederike Ott, nhà khoa học khí hậu tại ĐH Hoàng gia London (Imperial College London), cho biết vài chục năm nữa khi nhìn lại thời điểm hiện tại, chúng ta có thể nói rằng thời tiết hè năm nay là khá mát mẻ.
Trong khi đó, giáo sư Nigel Arnell của ĐH Reading nêu quan điểm rằng các đợt nắng nóng sẽ nhiều hơn và kéo dài hơn trong tương lai, cũng như sẽ có nhiều cảnh báo sức khỏe do nắng nóng.
Hồ chứa nước Llwyn On ở Xứ Wales, Vương quốc Anh cạn nước vì nắng nóng – Ảnh: REUTERS
Cháy rừng lan rộng ở châu Âu
Cùng ngày, Cục Thời tiết quốc gia Pháp cho biết một loạt thị trấn và thành phố tại nước này cũng ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, theo Hãng tin AFP.
Thành phố Brest, thuộc vùng Brittany bên bờ Đại Tây Dương của nước Pháp, ghi nhận nhiệt độ 39,3 độ C, xô đổ kỷ lục 35,1 độ C năm 2002. Trong khi đó, Saint-Brieuc nóng đến 39,5 độ C, và thành phố Nantes là 42 độ C.
Lính cứu hỏa tại tây nam Pháp vẫn đang vật lộn để dập tắt hai đám cháy rừng lớn, tàn phá trên diện rộng. Các đám cháy kéo dài gần một tuần đang bòn rút sức lực của lực lượng cứu hỏa.
Cháy rừng dữ dội tại vùng Gironde, Pháp – Ảnh: AFP
Thủ đô Dublin, Ireland hứng nắng nóng tới 33 độ C, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1887; trong khi nhiệt độ tại thành phố Westdorpe, Hà Lan đã chạm mốc 35,4 độ C.
Bỉ và Đức nằm trong số những nước dự kiến đợt nắng nóng hiện tại trong khu vực sẽ ập đến nước họ trong những ngày tới, với nhiệt độ có thể lên trên 40 độ C.
Đây là đợt nắng nóng thứ hai đang nhấn chìm nhiều khu vực ở tây nam lục địa già trong cái nóng thiêu đốt trong những tuần gần đây.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez (giữa) thăm một khu vực bị cháy rừng ảnh hưởng ở Puerto de Miravete, miền tây Tây Ban Nha – Ảnh: EPA
Các nhà nghiên cứu thuộc Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, gần nửa (46%) châu Âu đang bị hạn hán ở mức cảnh báo. Mùa màng trong khu vực cũng đang bị thiếu nước nghiêm trọng.
Các đám cháy rừng tại Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đã tàn phá hàng ngàn hecta đất.
Một khu vực dài 9km và rộng 8km vẫn đang cháy gần Dune de Pilat (Pháp), cồn cát cao nhất ở châu Âu, phá tan quang cảnh đẹp như tranh vẽ, các điểm cắm trại nổi tiếng và các bãi biển hoang sơ.
“Những cây thông 40 năm tuổi đang cháy rụi”, ông Marc Vermeulen, người đứng đầu lực lượng cứu hỏa địa phương, cho biết.
Tổng cộng 8.000 người đã sơ tán khỏi các khu vực bị “bà hỏa” ghé thăm tại Pháp trong ngày 18-7 để đề phòng. Tính đến nay, khoảng 32.000 du khách và người dân đã buộc phải di tản vì cháy rừng, nhiều người phải ở tạm trong các nơi trú ẩn khẩn cấp.
Tại Tây Ban Nha, các nhà chức trách ghi nhận khoảng 20 đám cháy đang hoành hành, phá hủy khoảng 4.500ha đất.
Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng Tổng thống Pháp E. Macron tái đắc cử
Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái đắc cử nhiệm kỳ hai, lãnh đạo nhiều nước đã gửi lời chúc mừng đến nhà lãnh đạo Pháp.
Tổng thống Pháp đương nhiệm Emmanuel Macron (phải) cùng phu nhân Brigitte Macron trong cuộc gặp những người ủng hộ, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vòng 2, tại Paris, tối 24/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên tài khoản Twitter, Tổng thống Mỹ Joe Biden chúc mừng Tổng thống Macron giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vòng 2 ở Pháp ngày 24/4. Ông Biden nhấn mạnh Pháp "là đối tác chủ chốt trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu", đồng thời bày tỏ Washington mong đợi hợp tác chặt chẽ với Paris trong nhiều vấn đề như Ukraine, chống biến đổi khí hậu.
Cũng đăng tải trên Twitter, Thủ tướng Canada Justin Trudeau chúc mừng Tổng thống Pháp Macron, nhấn mạnh "mong chờ tiếp tục phối hợp với Pháp trong các vấn đề quan trọng đối với người dân hai nước như chống biến đổi khí hậu, kiến tạo việc làm và thúc đẩy phát triển tầng lớp trung lưu".
Cùng ngày, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez gửi lời chúc mừng ông Macron, cho rằng người dân Pháp đã lựa chọn một nước Pháp cam kết hướng tới một Liên minh châu Âu (EU) công bằng, mạnh mẽ và tự do. Thủ tướng Tây Ban Nha nhấn mạnh chiến thắng của ông Macron cũng là chiến thắng của châu Âu.
Trong lời chúc gửi đến Tổng thống Pháp, Thủ tướng Ireland Micheal Martin ca ngợi sự lãnh đạo "năng động và có nguyên tắc" của ông Macron, cho rằng điều này không chỉ quan trọng đối với nước Pháp và còn với toàn châu Âu.
Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson gửi lời chúc mừng "nồng nhiệt nhất" đến Tổng thống Pháp Macron. Bà Andersson kêu gọi hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ vì một EU kiên cường, xanh và cạnh tranh.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store cho rằng nước Pháp đã chọn "tự do dân chủ hơn cực hữu". Ông nhấn mạnh đoàn kết người Pháp và đưa ra những quyết định can đảm trong ứng phó với biến đổi khí hậu là những nhiệm vụ quan trọng ở phía trước, đồng thời kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn ở châu Âu và đoàn kết chống chiến tranh.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã gửi lời chúc mừng Tổng thống Macron, gọi nhà lãnh đạo Pháp là "người bạn thực thụ". Ông Zelenskiy cũng cảm ơn sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp và hy vọng ông Macron đạt nhiều thành công vì lợi ích của người dân Pháp.
Trước đó, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo và Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel là những nhà lãnh đạo đầu tiên chúc mừng ông Macron tái đắc cử Tổng thống Pháp. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel,Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Italy Mario Draghi, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã gửi lời chúc mừng ông Macron, trong đó nhấn mạnh sự hợp tác và đoàn kết trong EU.
Theo kết quả thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 2 diễn ra ngày 24/4, đương kim Tổng thống Emmanuel Macron giành chiến thắng với khoảng 57,6-58,2% số phiếu ủng hộ - so với bà Le Pen được khoảng 41,8-42,4% - để tiếp tục lãnh đạo nước Pháp thêm một nhiệm 5 năm.
Ngay sau khi các kết quả trên được công bố, Tổng thống Macron đã có bài phát biểu dưới chân tháp Eiffel ở thủ đô Paris trước những người ủng hộ, trong đó nhấn mạnh ông "không phải là ứng cử viên của một phe phái nào mà là tổng thống của tất cả mọi người". Ông Macron khẳng định sẽ không ai bị bỏ lại phía sau trong nhiệm kỳ 5 năm tới của ông.
NATO thúc đẩy việc kết nạp Phần Lan, Thụy Điển Ngày 30/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg thông báo Nghị định thư gia nhập liên minh quân sự này của Phần Lan và Thụy Điển sẽ được ký vào ngày 5/7 tới. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo tại trụ sở NATO...