Xót xa vết sẹo lồi như con rết trên bụng của người mẹ qua 3 lần sinh mổ
Vì có cơ địa sẹo lồi nên dù đã cố gắng kiêng cữ, bôi đủ loại thuốc nhưng cuối cùng vết sẹo sinh mổ vẫn như con rết bám chặt trên bụng chị.
Đằng sau hạnh phúc ngọt ngào của người mẹ khi được đón đứa con xinh yêu chào đời vẫn luôn chứa đựng rất nhiều những nỗi niềm. Là những vết rạn chằng chịt ngang dọc, lớp mỡ bụng bèo nhèo đầy ngấn, vết rạch tầng sinh môn xấu xí hay một vết sẹo sinh mổ dù ngang dọc cũng hệt như con rết bò chình ình trên bụng… Mới đây, bức ảnh vết sẹo qua ba lần sinh mổ của một người mẹ khi đăng tải trong hội nhóm kín lại khiến các mẹ dấy lên nỗi xót xa.
Vết sẹo mổ sau 3 lần sinh con như con rết bò trên bụng của chị N.T.
Đặc biệt là khi chị N.T (34 tuổi, hiện đang sống ở Quảng Bình), chủ nhân của bức ảnh, chia sẻ rằng vết sẹo sinh mổ này đã và đang sẽ ám ảnh chị cả đời. Và thông qua trường hợp của mình, chị muốn gửi lời khuyên đến các chị em khác, rằng nếu có thể, hãy cố gắng sinh thường chứ đừng muốn nhanh gọn, ngại chịu đau mà sinh mổ. Bởi vết sẹo để lại sẽ tàn phá tâm hồn người mẹ nhiều đến vô cùng.
Chị N.T đã trải qua 3 lần sinh mổ, hiện là mẹ của 2 bé gái và một bé trai. Lần sinh mổ đầu tiên, chị buộc phải đẻ mổ vì thai ngược, cổ tử cung mở chậm: “Lần thứ nhất, mình vỡ ối từ 4h sáng. Khăn gói sang bệnh viện huyện lúc 5h sáng, chuẩn bị thủ tục vào đẻ nhưng chẳng hề thuận lợi. Từ 4h sáng đến 4h chiều đau thấu tâm can không tài nào chịu đựng nổi, không ăn được gì nhưng vẫn cố đợi để được sinh thường. Gia đình mình cũng động viên nên sinh thường. Thế nhưng mình thai ngược, cổ tử cung mãi không mở thêm phân nào nên mình khóc lóc xin mọi người được cho lên mổ”.
Chị N.T kể lại, chị vừa chịu đựng cơn đau đẻ, vừa bò lên bàn mổ, nằm nghiêng để được tiêm gây tê và bước vào ca mổ. Đến 4h16 phút, một bé gái chào đời. Thế nhưng, những tháng ngày sau đó với chị còn gian nan hơn gấp bội phần. Sau sinh một tháng, chị vẫn ra dịch đỏ tươi, đi siêu âm và khám lại mới té ngửa khi biết đã bị nhiễm trùng vết mổ. Lúc đó, gia đình đưa chị vào bệnh viện ở Huế điều trị thêm gần 1 tháng nữa, cuối cùng mới có thể ổn định lại. Nhưng về nhà, vết mổ dọc bắt đầu đầy lên, thành sẹo lồi khiến chị khổ tâm vô cùng.
Vết sẹo mổ sau lần sinh thứ 2.
Video đang HOT
Dù chị N.T khi đó đã rất cố gắng bôi đủ loại thuốc chữa sẹo, ăn uống kiêng cữ, ăn thêm nhiều nghệ nhưng vết mổ vẫn lồi lên rất to, thậm chí còn to hơn so với vết sẹo hiện giờ. Sau đó, khi đi siêu âm kiểm tra vết mổ, bác sỹ còn thông báo chị N.T bị dính ruột. Nhưng khi đi khám, bác sỹ bảo chị cứ để như thế, hiện tại sẽ không có vấn đề gì, chỉ cần xử lý vết dính ở lần sau.
Hai năm sau lần sinh mổ thứ nhất, chị N.T vỡ kế hoạch và phát hiện mình có thai. Hơn 9 tháng thai kỳ trôi qua, lần này chị quyết định vào thẳng bệnh viện Trung ương Huế để mổ sinh, vì ám ảnh lần mổ thứ nhất bị nhiễm trùng nên chị rất sợ. Khi mổ lần 2, chị đã nhờ bác sỹ làm thẩm mỹ lại sẹo cũ. Khi mổ xong, bác sỹ cũng đã cắt sẹo cũ để làm lại và vết mổ khá đẹp. Thế nhưng sau 2 tháng, vì chị N.T có cơ địa sẹo lồi nên thịt lại tiếp tục đùn lên. Không chỉ ở vết rạch mà ngay cả những vết khâu xung quanh cũng bị lồi. Vậy là vết sẹo sinh mổ lại chẳng khác gì con rết bám chặt dưới bụng chị N.T.
Qua hai lần sinh mổ, được hai cô con gái xinh xắn, chị N.T đã định sẽ không sinh nữa. Chị đi đặt vòng nhưng hai lần đều bị tuột vòng, bác sỹ bảo rằng tử cung chị bị treo, co lại do sẹo nên không đặt được. Ngờ đâu, 7 năm sau đó, chị lại dính bầu bé thứ 3 và phải tiếp tục sinh mổ thêm một lần nữa. Cũng lần mổ này, các bác sỹ kết hợp rạch cơ bụng, xử lý dính ruột từ lần trước cho chị N.T rồi mới mổ lấy bé.
Lần thứ 3 có vết cắt dài và sâu, kéo dài từ rốn xuống. Hết thuốc tê, cảm giác đau đớn không cách nào tả nổi. Chị N.T đã khóc, tủi thân và mệt mỏi rất nhiều. Nhất là khi vết sẹo lần 3 cũng không khác gì hai lần trước, vẫn là vết sẹo lồi, không cách nào làm cho thẩm mỹ hơn được. Đến nay, bé trai út của chị N.T đã được 2 tuổi nhưng chị vẫn rất ngứa ở vết sẹo.
“ Người thân chúc mừng khắp trên xuống dưới. Bạn bè cũng ào vào chúc mừng may quá, ba lần sinh con có cả trai lẫn gái, trên cả 10 điểm. Mình cũng thấy mát mặt đấy. Nhưng đằng sau đó là những cơn đau khủng khiếp, những tổn thương tinh thần, đau từng thớ thịt đến rùng mình… Và vết sẹo như con rết cứ bò chình ình trên bụng, ngứa lắt léo. Thế nên, mình cổ vũ các mẹ, nếu được hãy nên đẻ thường vì đó là phương pháp sinh tốt nhất cho cả mẹ và con“, chị N.T tâm sự.
Theo Helino
Chị em khăng khăng đòi đẻ mổ vì sợ "cửa mình" lỏng lẻo: Hãy nghe phân tích của chuyên gia
Không ít chị em mặc dù sức khỏe cho phép sinh thường song vẫn yêu cầu được sinh mổ chỉ vì lo lắng sau khi sinh thường "cửa mình" giãn rộng, dẫn đến việc bản thân mất tự tin trong chuyện chăn gối vợ chồng.
Quyết tâm sinh mổ vì sợ hỏng "vùng kín"
Sau khi đã dọn về chung một nhà nhưng anh L.P.K và chị X.L.H (Cầu Giấy - Hà Nội) chưa vội có con mà đều lên kế hoạch lo công việc ổn định rồi sau đó sinh em bé.
Khi nhà cửa xây sửa xong xuôi, hai vợ chồng quyết định "thả cửa" để đón tin vui. Ngày có bầu, chị H. vừa phải lo nghĩ cho kỳ sinh nở, chăm sóc con sao cho khỏe mạnh vừa lo lắng sinh nghi chuyện chồng bồ bịch trong thời kỳ bầu bí, sau này là thời kỳ kiêng cữ.
Cũng từ suy nghĩ đó, H. nhiều lần nghĩ sẽ phải lựa chọn sinh mổ vì sợ "cửa mình" rộng, sau này chồng chán và sẽ đi quan hệ ngoài luồng.
Thời kỳ bụng mang dạ chửa, chị H. nghỉ làm ở nhà lại càng có nhiều thời gian rảnh rỗi. Sinh ra việc lên các diễn đàn chia sẻ tâm sự, chị nhận được rất nhiều sự đồng cảm từ các mẹ bỉm sữa cùng cảnh ngộ. Chị H. thấy các chị em thủ thỉ với nhau về chuyện sau sinh phải sửa soạn nhan sắc để giữ chân chồng.
Cũng tại các diễn đàn mạng xã hội, có chị còn khuyên nên đẻ mổ để tránh việc "cửa mình" lỏng lẻo, khiến chồng chê. Thấy thế, chị vội lên mạng tìm hiểu, thì được biết rất nhiều chị em phải đi tân trang lại "cô bé" vì bị tổn thương quá nặng sau ca sinh thường. Đọc xong nàng thấy hãi quá, thế là nàng quyết định sinh mổ.
Sinh mổ âm đạo vẫn rộng vì nó có nhiều lý do
Gần đến ngày sinh, chị mới thông báo với chồng là sẽ chọn đẻ mổ. Khi anh chồng hỏi lý do vì sao thì chị không nói. Là người khá chu toàn, anh chồng thường xuyên tìm hiểu sách báo, được biết phương pháp an toàn nhất với mẹ bầu vẫn là sinh thường nếu sức khỏe thai kỳ của người mẹ hoàn toàn bình thường. Tìm lời lẽ khuyên nhủ thế nào cũng không được, anh đành chiều theo ý vợ cho đẻ mổ.
Đây chỉ là một trong số ít trường hợp các bà bầu lựa chọn hình thức đẻ mổ để bảo tồn "cô bé". Vậy thực hư chuyện sinh mổ để tránh "cửa mình" hay còn lại là tầng sinh môn không bị giãn rộng có thực sự đúng? Hãy nghe những phân tích của chuyên gia để hiểu rõ hơn về cơ chế sinh thường và sinh mổ tác động như thế nào đến sức khỏe.
Sinh mổ có ảnh hưởng đến âm đạo
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Hà Ngọc Mạnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt Bỉ (Hà Nội), thực tế cho thấy nhiều trường hợp sinh mổ âm đạo vẫn rộng vì nó có nhiều lý do.
Thứ nhất: Tất cả những hoạt động để chuẩn bị cho việc chuyển dạ như thay đổi nội tiết làm cho âm đạo, cổ tử cung trở nên mềm, lỏng lẻo tạo điều kiện cho em bé lọt qua tầng sinh môn.
Thứ hai: Khi xuất hiện cơn chuyển dạ, cổ tử cung mở. Trong trường hợp chuyển dạ không thành công dẫn đến việc phải chuyển phẫu thuật. Quá trình chuyển dạ này cũng làm giãn một phần âm đạo cổ tử cung.
Thạc sỹ, bác sỹ Hà Ngọc Mạnh
Chuyên gia nam học và hiếm muộn Hà Ngọc Mạnh cho hay: "Nếu chị em nào cho rằng sinh mổ không liên quan gì đến tầng sinh môn hoặc âm đạo là sai. Trước khi ca sinh mổ diễn ra, kể cả đẻ mổ hay đẻ thường, người phụ nữ đều trải qua cơn chuyển dạ, khi này cửa tử cung co bóp, phần nhiều là dãn ra đến một mức nhất định.
Sau sinh, để cổ tử cung hoàn toàn khép lại như trạng thái ban đầu, chị em sẽ phải kiêng cữ chuyện ấy trong khoảng 6 tuần. Lý do là sau đẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng khi tử cung đang co hồi, cổ tử cung được đóng khít lại".
Các chuyên gia khoa sản khuyến cáo, nếu chị em có sức khỏe thai kỳ bình thường thì nên đẻ thường để tốt cho cả mẹ và con. Phương pháp đẻ mổ chỉ nên áp dụng với những mẹ có vấn đề về thai kỳ và được bác sĩ yêu cầu đẻ mổ.
Chị em không nên chọn đẻ mổ chỉ vì tâm lý sợ đau hay sợ ảnh hưởng đến "vùng kín" sau sinh nở... Mẹ bầu cần biết rằng phương pháp nào cũng có hai mặt và nên tìm hiểu kỹ về các biện pháp sinh nở để có kiến thức vững vàng bước vào ca sinh đẻ bạn.
Theo soha.vn
Ngoài nguy cơ biến chứng của vết mổ, đây cũng là vấn đề NGUY HIỂM có thể gặp ở bà mẹ sinh mổ mà không phải ai cũng để ý Ths.BS Tạ Việt Cường, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho hay, sinh thường sẽ tốt nhất cho mẹ và em bé. Nguy có tai biến cho các lần sinh sau Việc nhiều gia đình quan niệm sinh chủ động (sinh mổ) để lựa chọn ngày đẹp, giờ đẹp... giúp nuôi dễ, con tài giỏi không còn quá hiếm trong những năm gần...