Xót xa hoàn cảnh nữ sinh lớp 8 bị ung thư xương đứng trước nguy cơ phải cắt chân
Ở cái tuổi mới lớn với nhiều mơ ước được khám phá thế giới bên ngoài thì em Võ Ngọc Trúc Uyên (SN 2007, Q.Tân Phú, TPHCM) bỗng đón nhận tin sét đánh.
Em bị bệnh ung thư xương chày và đứng trước nguy cơ phải cắt chân nếu không đủ chi phí chữa trị kịp thời.
Em Võ Ngọc Trúc Uyên đang chịu đựng căn bệnh ung thư xương chày
Đây là nỗi đau quá lớn với nữ sinh lớp 8 như Uyên. Ngày cũng như đêm, sáng cũng như tối, lúc nào các em cũng phải vật lộn với những cơn đau, phải truyền hết thuốc này đến thuốc khác và hầu như không lúc nào nước mắt em thôi rơi.
Chị Trần Thị Kim Tuyến, mẹ của Trúc Uyên, cho biết: “Cách đây 2 tháng, con gái tôi than nhức mỏi. Tôi dẫn con đi siêu âm và chụp X-quang nhưng không phát hiện bệnh. Sau đó gối của con sưng lên, tôi lại chở con đến Bệnh viện Nhi Đồng để khám. Bác sĩ cho chụp CT và sinh thiết xương. Kết quả là con bị ung thư xương chày. Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời thì có thể phải đoạn chi (cắt chân) của bé, đoạn chi qua gối phải. Con tôi từ khi biết tin đến giờ khóc quá trời. Mỗi lần vô thuốc là tóc rụng và con đã sụt 5 ký rồi. Mấy ngày đầu, 2 mẹ con xỉu lên xỉu xuống nhưng bây giờ tôi đã bình tâm trở lại và nuốt nước mắt vô trong để động viên con. Tuổi mới lớn nên con suy nghĩ chưa chín chắn, lo sợ và e ngại đủ điều. Tôi phải canh con 24/24 chứ sợ con yếu đuối suy nghĩ bậy”.
Chị Tuyến chia sẻ thêm: Hiện tại bé Trúc Uyên đang điều trị hoá trị ở khoa Hóa trị Ung bướu – huyết học Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM. Trong lần 1, gia đình chỉ đóng 20% với trên 15 triệu đồng, bảo hiểm đã chi trả được 80%. Nhưng lần 2 thì các loại thuốc bảo hiểm không chi trả được nên gia đình chị đang rất lo lắng.
“Bác sĩ bảo con tôi cần điều trị với 4 toa thuốc. Toa thứ 2 này phải đóng 100%. Cụ thể bao nhiêu tiền thì chưa có nhưng tôi đang rất lo không biết tiền đâu để cứu con. Nếu đóng trễ đi chậm phác đồ điều trị thì hiệu quả không cao. Bệnh này mà để di căn lên phổi là không cứu được. Chưa kể, hiện nay con tôi còn thiếu bạch cầu, 2 ngày là tiêm 1 tuyp thuốc với giá 800 nghìn đồng, cộng thêm tiền giường, ăn uống hằng ngày ở bệnh viện. Nhìn con tóc rụng, rồi cạo trọc đầu để điều trị mà xót xa vô cùng. Con lớn rồi nên biết hết, mỗi lần như vậy là cháu tủi thân, khóc sưng cả mắt”, chị Tuyến xót xa kể.
Các giấy tờ khám bệnh của em Võ Ngọc Trúc Uyên.
Từ khi Uyên bị bệnh, mẹ em phải bỏ hết công việc để vào bệnh viện chăm sóc. Gánh nặng kinh tế gia đình giờ đây dồn hết lên ba của em đang làm công nhân. Chi phí chữa trị bệnh hiện tại quá lớn với gia đình em. “Căn nhà cấp 4 đang ở nằm trên đất tranh chấp từ 10 năm nay. Gia đình tôi chỉ được ở thôi chứ không được bán. Nếu như bán được thì tôi cũng bán để cứu con rồi”, chị Uyên xót xa chia sẻ.
Video đang HOT
Chị Phí Thị Ngọc Yến, Chủ tịch Hội LHPN phường Tây Thạnh (Q.Tân Phu, TPHCM), cho biết: “Uyên mới 14 tuổi mà đã chịu nhiều đau đớn của bệnh tật, nhìn hoàn cảnh của em mà ai cũng xót xa. Trước đây, khi chưa mắc bệnh, em là học sinh ngoan, tích cực và năng nổ tham gia sinh hoạt hè tại khu phố 7. Mẹ của Uyên cũng là hội viên phụ nữ của phường rất tích cực trong các hoạt động chung. Hội LHPN phường Tây Thạnh đang kêu gọi vận động hỗ trợ, nhằm giúp cho em Trúc Uyên có thêm một phần kinh phí chữa bệnh”.
Gia đình em Võ Ngọc Trúc Uyên đang rất mong nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn đọc để em có thêm một phần kinh phí điều trị bệnh kịp thời. Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ chị Trần Thị Kim Tuyến, ĐT: 0349.209.990. Địa chỉ: số 1 Nguyễn Hữu Dật, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM. Số tài khoản: 625704060228974, Ngân hàng Quốc tế VIB, chủ tài khoản Vo Minh Quang (ba của bé Trúc Uyên).
Tràn dịch màng phổi, do đâu?
Tràn dịch màng phổi là hiện tượng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi (khoang trống giữa thành ngực và phổi) nhiều hơn mức sinh lý bình thường, gây nên những biến đổi trên cơ thể người bệnh.
Đây là một hội chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi tìm được nguyên nhân chiếm 80-90%, tràn dịch màng phổi không rõ nguyên nhân chiếm 10-20%.
Nguyên nhân do đâu?
Có thể chia thành các nhóm nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi như sau:
Dịch thấm: xơ gan cổ trướng, suy tim, suy giáp, suy dinh dưỡng, u nang buồng trứng,...
Dịch tiết: viêm nhiễm tại phổi (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, amip, sán lá phổi, sán lá gan,...), lao, ung thư, do các bệnh hệ thống (Lupus ban đỏ hệ thống), tắc nghẽn động mạch phổi,...
Dịch màng phổi có màu máu: ung thư màng phổi, ung thư di căn đến phổi, chấn thương lồng ngực, tai biến của các thủ thuật thăm dò màng phổi,...
Dịch màng phổi màu sữa: chèn ép hoặc tổn thương ống dưỡng chấp trong lồng ngực, viêm bạch mạch do giun chỉ,...
Hình ảnh dịch xuất hiện nhiều trong khoang màng phổi người bệnh.
Một số nguyên nhân hay gặp
Lao màng phổi (chiếm 40% các nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi) sốt nhẹ về chiều, ho ra máu, gầy, sút cân, dịch màng phổi thường có màu vàng chanh, xét nghiệm dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn lao.
Viêm phổi màng phổi: sốt cao, đau ngực, ho có đờm, Xquang phổi có thể thấy hình ảnh viêm phổi, dịch có thể có mủ, cấy dịch màng phổi có thể tìm thấy vi khuẩn gây bệnh.
Ung thư: thường gặp ở người cao tuổi, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi trong nhiều năm. Dịch có thể màu đỏ, màu vàng chanh, tái phát nhanh sau hút dịch, gầy sút cân, toàn thân suy sụp nhanh. Có thể tìm thấy tế bào ung thư trong dịch màng phổi
Suy tim: bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý về tim mạch, phù 2 chân, đái ít, thường tràn dịch 2 bên, dịch màu trong, số lượng ít.
Xơ gan, cổ trướng: tiền sử xơ gan, nghiện rượu, dịch trong hoặc vàng chanh, có thể có gan to.
Hội chứng thận hư: phù toàn thân, đái ít, dịch màu trong.
Dấu hiệu nhận biết
Tình trạng tràn dịch màng phổi khiến cho bệnh nhân đau ngực. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm, đau âm ỉ bên tràn dịch, đau tăng khi nằm nghiêng về bên đối diện, đau tăng lên khi hít thở sâu.
Khó thở là triệu chứng điển hình. Khó thở phụ thuộc vào mức độ tràn dịch, khó thở tăng lên khi mức độ tràn dịch tăng dần.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể ho khan hoặc ho có đờm, ho tăng lên khi thay đổi tư thế.
Sốt có thể gặp trong các trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc.
Điều trị thế nào?
Tràn dịch màng phổi cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tại các cơ sở y tế. Để có cách điều trị tràn dịch màng phổi triệt để, tránh các biến chứng và tái phát, cần tìm được nguyên nhân gây tràn dịch. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có điều trị cụ thể như:
Chọc dịch hút: Tràn dịch do bất kỳ nguyên nhân gì thì đều có thể chọc hút dịch để làm xét nghiệm, sinh thiết, hút bớt dịch cho bệnh nhân dễ thở.
Điều trị nguyên nhân:
Lao: Dùng các thuốc chống lao phối hợp dùng đúng liều, đủ thời gian tuân thủ theo phác đồ
Viêm nhiễm: Dùng kháng sinh liều cao, kéo dài từ 4-6 tuần, lựa chọn kháng sinh theo chủng vi khuẩn.
Ung thư: Điều trị ngoại khoa, hóa xạ trị.
Xơ gan, suy tim, suy thận, hội chứng thận hư điều trị theo phác đồ của từng bệnh.
Điều trị khác:
Phục hồi chức năng hô hấp bằng tập thở, thổi bóng, tập các động tác giãn nở lồng ngực trong thời gian dài. Gây dính màng phổi bằng povidone trong trường hợp tràn dịch màng phổi nhiều, tái phát nhanh.
Tràn dịch màng phổi là bệnh lý thường gặp, dễ chẩn đoán, tìm nguyên nhân đôi khi khó khăn. Tiên lượng tràn dịch màng phổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Khi có các triệu chứng nghi ngờ tràn dịch màng phổi, nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Lần đầu thay xương chậu in 3D cho người ung thư xương Phẫu thuật thay xương chậu nhân tạo cho bệnh nhân ung thư xương vừa thực hiện ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Sau ca phẫu thuật phức tạp kéo dài 7 giờ đồng hồ, hiện sức khỏe bệnh nhân Thân Đức Toàn (57 tuổi, Bắc Giang) ổn định, đã có thể tự ngồi và vận động nhẹ. Anh được chăm sóc đặc...