Xiaomi xuất xưởng kỷ lục 46,6 triệu điện thoại trong quý 3
Báo cáo tài chính mới nhất của Xiaomi cho thấy một cột mốc quan trọng đối với công ty, khi họ đã bán ra 46,6 triệu smartphone với doanh thu 7,2 tỉ USD trong quý 3/2020.
Xiaomi đã chiếm vị trí số 3 của Apple trên thị trường smartphone
Theo GSMArena , số lượng điện thoại xuất xưởng nhiều hơn 45,3% so với cùng kỳ năm ngoái và dựa trên báo cáo xuất xưởng smartphone toàn cầu của Canalys, Xiaomi hiện là thương hiệu smartphone lớn thứ ba trên toàn cầu với 13,5% thị phần, vượt qua iPhone của Apple.
Cũng theo báo cáo, tổng doanh thu của tập đoàn này trong quý 3 năm nay đạt 10,9 tỉ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận ròng lên đến 621 triệu USD, trong khi giá bán trung bình (ASP) của điện thoại Xiaomi đã tăng lên 155 USD/chiếc.
Xiaomi cho biết mức tăng ASP chủ yếu là do mức ASP smartphone từ trung cấp đến cao cấp tăng trong quý 3/2020 ở Trung Quốc tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn ASP tại thị trường nước ngoài giảm nhẹ 1,5% do tốc độ ra mắt sản phẩm của công ty chậm hơn. Trong số các mẫu smartphone của Xiaomi, dòng Redmi 9 rất được ưa chuộng.
Ngoài ra, doanh thu từ bên ngoài Trung Quốc của Xiaomi cũng đạt 6,03 tỉ USD, tăng 52,1% so với năm ngoái. Trong khi đó, doanh thu của AIoT đạt 2,7 tỉ USD, tăng 16,1% so với quý 3/2019.
Liên quan đến mục tiêu tương lai, Xiaomi nói rằng họ sẽ tiếp tục duy trì chính sách: định hướng công nghệ, định hướng hiệu quả chi phí và tạo ra những sản phẩm tuyệt vời nhất. Đó là những triết lý được công ty hy vọng giúp họ làm tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Video đang HOT
Cả ngành gia công smartphone phát triển tăng vọt nhờ sự thay đổi chiến lược của Samsung
Và khi các thiết bị được thiết kế bên ngoài chiếm tới một phần ba thị trường, chúng đã mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho... các nhà thầu Trung Quốc.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint, các nhà sản xuất điện thoại thông minh bao gồm Samsung Electronics đang ngày càng phải thuê ngoài (outsource) trong việc phát triển thiết bị để duy trì khả năng cạnh tranh về chi phí, với số lượng những điện thoại này hiện chiếm hơn một phần ba thị trường.
Cụ thể, số lượng điện thoại thông minh được phát triển theo hình thức thuê ngoài đã chiếm 36% tổng lượng giao hàng toàn cầu trong nửa đầu năm nay. Con số này đã tăng 14 điểm so với ba năm trước đó.
Xu hướng này ban đầu tập trung vào những "tay chơi" nhỏ, nhưng đã lan rộng trong ngành, sang những đối thủ nặng ký có túi tiền lớn như Samsung. Hoạt động này góp phần làm dịu đi sự trưởng thành quá độ của thị trường điện thoại thông minh, phần nào phản chiếu thị trường TV màn hình phẳng.
Mặc dù điều này có thể giúp giảm chi phí và hạ giá cho người tiêu dùng, nhưng các nhà sản xuất điện thoại thông minh có nguy cơ mất khả năng tạo sự khác biệt bằng cách bỏ qua khâu thiết kế. Và hoạt động này cũng mang lại lợi ích cho các công ty gia công phần mềm, phần lớn tập trung ở Trung Quốc.
Samsung từng nắm giữ mọi thứ từ thiết kế đến sản xuất những chiếc điện thoại thông minh của mình trong phạm vi nội bộ. Nhưng mọi thứ đã thay đổi đáng kể vào nửa cuối năm 2019, khi tập đoàn Hàn Quốc bắt đầu gia công phần mềm ở quy mô lớn. Và giờ, điều đó hiện áp dụng cho 50 triệu đơn vị sản phẩm, tương đương khoảng 20% các sản phẩm mỗi năm của công ty.
Samsung cho biết họ đã thực hiện một số mô hình nhất định để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cụ thể là cung cấp một cách hiệu quả toàn bộ các dòng smartphone trong khi vẫn giữ mức giá giảm. Nhưng xem xét việc hãng đang sử dụng cách tiếp thị các thiết bị ở nhiều mức giá khác nhau để phù hợp với từng thị trường, rõ ràng Samsung đã xác định rằng việc phát triển nội bộ cho tất cả các mẫu sản phẩm sẽ không hiệu quả.
Và có vẻ như Samsung đã thuê ngoài để chủ yếu phát triển dòng điện thoại Galaxy M, có giá dưới 200 USD, được thiết kế cho Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác.
Xiaomi cũng thuê ngoài việc phát triển toàn bộ dòng điện thoại thông minh của mình.
Mặc dù việc sản xuất iPhone cũng hoàn toàn được sản xuất dưới dạng thuê ngoài, Apple vẫn giữ nguyên cho mình công việc thiết kế, bao gồm cả đặc điểm kỹ thuật của các thành phần. Trước khi Samsung tham gia cuộc chơi gia công phần mềm, hoạt động này chủ yếu tập trung vào các đối thủ cạnh tranh vừa và nhỏ. Xiaomi của Trung Quốc là một điển hình cho việc thuê ngoài toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm của mình.
Theo Atsushi Osanai, giáo sư tại Đại học Waseda ở Tokyo, một chuyên gia về quản lý công nghệ, thì một trong số các yếu tố thúc đẩy vấn đề này là việc "phổ thông hóa" điện thoại thông minh. Đó là khi các nhà sản xuất điện thoại chạy đua để vượt qua nhau về màn hình, máy ảnh và các tính năng khác, đến mức các thiết bị ở phân khúc thấp đã đạt được cùng một mức độ chức năng đáng kể.
Ngoài một số mẫu cao cấp, tâm điểm cạnh tranh giữa các điện thoại thông minh đang hướng đến giá cả. Và gia công phần mềm cho phép các nhà sản xuất hạn chế chi phí phát triển. Chi phí sản xuất cũng giảm xuống thông qua việc áp dụng các bộ phận thông thường và chuyên môn thiết kế với chi phí thấp từ các nhà cung cấp.
Hầu hết các điện thoại thông minh này được bán với giá từ 150 USD trở xuống, theo Counterpoint. Các lô hàng điện thoại thông minh trên toàn cầu dường như đã đạt mức cao nhất: khoảng 570 triệu chiếc đã được xuất xưởng trong nửa đầu năm và con số hàng năm dự kiến sẽ thấp hơn năm 2019. Nhưng các thiết bị ở mức giá này rất quan trọng đối với việc phát triển và chiếm lĩnh các thị trường mới nổi, nơi vẫn còn biên lợi nhuận cho sự tăng trưởng.
Các nhà thầu gia công có thể được chia thành các nhà thiết kế và nhà sản xuất thiết kế ban đầu, còn gọi là ODM, các nhà thầu này xử lý cả phần thiết kế và sản xuất của quy trình.
ODM nói riêng đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể. Họ nhận đơn đặt hàng từ khách hàng với các tiêu chí hình thức bên ngoài và thông số kỹ thuật của sản phẩm. Các công ty xử lý thiết kế cấu trúc của điện thoại và mua sắm các bộ phận, sau đó cung cấp các sản phẩm cuối cùng, dãn nhãn thương hiệu của khách hàng.
Ba nhà thầu gia công phần mềm hàng đầu ở Trung Quốc đang chiếm thị phần tổng hợp vượt quá 70%. Công ty dẫn đầu là Huaqin Technology, có trụ sở tại Thượng Hải, đã tăng lượng xuất xưởng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ vào hoạt động kinh doanh với Samsung.
Năm ngoái, Huaqin đã huy động được hơn 150 triệu USD từ các nhóm đầu tư mạo hiểm, bao gồm cả các nhóm thuộc Intel và Qualcomm. Phần lớn số tiền thu được dường như hướng đến việc mở rộng công suất các nhà máy.
Wingtech Technology, nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm đứng thứ hai, được thành lập lần đầu tiên vào năm 2006 với tư cách là công ty thiết kế. Nó đã thực hiện chuyển đổi sang ODM với việc xây dựng nhà máy năm 2008 và đạt được sự tăng trưởng nhờ phụ trách đơn hàng cho Xiaomi.
Wingtech, đứng ở vị trí thứ ba, đã mở rộng danh mục của mình sang tai nghe không dây và các thiết bị khác, theo phân tích của công ty chứng khoán Cinda Securities. Năm ngoái, Wingtech đã mua lại công ty bán dẫn Nexperia của Hà Lan từ một công ty quản lý tài sản của Trung Quốc.
Nhìn lại quá khứ, mô hình ODM được thành lập trong ngành máy tính cá nhân vào những năm 1990. Theo ước tính, khoảng 40% TV được sản xuất bằng mô hình này. Mặc dù thoạt nhìn có vẻ như ODM chắc chắn sẽ trở thành quy tắc trong ngành công nghiệp smartphone, nhưng tùy chọn này không dễ dàng cho phép các nhà sản xuất "khác biệt hóa" chính mình.
Điều này cho thấy, các công ty điện thoại thông minh cần phải cân bằng giữa phát triển nội bộ và phát triển theo kiểu thuê ngoài. Nhưng, sự thu hút từ các nhà thiết kế thiết bị mới nổi ở Trung Quốc là không dễ cưỡng lại.
"Họ sở hữu bí quyết vượt trội trong việc lắp ráp các linh kiện giá rẻ và thiết kế điện thoại thông minh", đại diện của một nhà sản xuất linh kiện điện tử Nhật Bản, đơn vị đang kinh doanh với Samsung và nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc Oppo, cho biết.
Nokia: Cái chết vì sự bảo thủ Cái tên Nokia rơi vào quên lãng theo cái cách mà không một ai có thể ngờ tới. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thảm cảnh của họ, nhưng lý do lớn nhất chính là sự bảo thủ đến khó tin của ban lãnh đạo công ty đã làm cho cái tên Nokia gần như biến mất. Sau thất bại của bộ...