Xét tuyển đại học 2021: Học sinh chọn ngành học không chỉ theo sở trường
Bên cạnh việc chọn ngành học theo sở trường và năng lực, thí sinh và phụ huynh cần cân nhắc các yếu tố về môi trường đào tạo, chất lượng giảng dạy, học phí… để có lựa chọn phù hợp trong giai đoạn hiện tại.
Còn hơn 2 tháng nữa mới tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, song em Trần Quốc Thái, học sinh lớp 12A5 Trường THPT Trưng Vương (Quận 1) gần như dành phần lớn thời gian cho việc ôn tập bởi em sẽ dùng kết quả từ kỳ thi này để xét tuyển nguyện vọng 1 vào ngành Y đa khoa.
Trước đó, Quốc Thái cũng tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐHQG TP.HCM để chắc chắn có cơ hội theo học ngành Y như mong muốn. Ngoài việc lựa chọn ngành học phù hợp thì chất lượng đào tạo và học phí cũng là điều mà Quốc Thái đang cân nhắc.
“Em định hướng học Y nhưng sức học không đọ được với các bạn trường chuyên và trường năng khiếu nên em chọn một trường có đầu vào vừa sức với khả năng của em là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Em cũng cân nhắc về đầu ra sau khi tốt nghiệp, học phí phải vừa sức với kinh tế của gia đình. Đồng thời, chất lượng giáo dục ở đó có tốt hay không?”, em Quốc Thái nói.
Việc đa dạng các phương thức tuyển sinh sẽ gia tăng cơ hội vào đại học
Có thể thấy, sự đa dạng các phương thức tuyển sinh hiện nay đặt ra yêu cầu thí sinh phải đánh giá đúng năng lực, sở thích của bản thân trước khi chọn trường và ngành học. Theo Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), hầu hết các trường đại học có xu hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Thí sinh nên tìm hiểu tất cả các trường đang đào tạo ngành mà bản thân quan tâm để đánh giá về chất lượng đào tạo, môi trường học tập, học phí… Từ đó, các em sẽ có sự so sánh, cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn; tránh trường hợp chán nản do ngành học không phù hợp với năng lực, sở trường hay phải bỏ học chỉ vì không trả nổi học phí.
“Chi phí đào tạo cho sinh viên hiện nay trung bình từ 18-20 triệu đồng/năm nhưng học phí tại các trường công lập chỉ từ 11-12 triệu đồng/năm. Các trường tự chủ tài chính thì khoảng 19-20 triệu đồng/năm,có trường 90 triệu/năm. Trường dân lập từ 30-60 triệu/năm.
Các chương trình liên kết quốc tế có thể lên tới 80-600 triệu/năm. Cho nên thí sinh cần cân đối tài chính của gia đình để đăng ký trường cho phù hợp. Nếu không đó sẽ là gánh nặng của gia đình trong 4 năm”, Thạc sĩ Phùng Quán cho hay.
Video đang HOT
Thí sinh cần cân nhắc tất cả các yếu tố trước khi chọn ngành, chọn trường phù hợp.
Thường xuyên trực tiếp tư vấn, giải đáp thắc mắc về tuyển sinh đại học, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10) nhận định, học sinh hiện nay có khuynh hướng chọn những ngành học có cơ hội việc làm và mức thu nhập cao.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang tác động tới mọi mặt xã hội, trong đó có cả các ngành học từng nằm trong “top” được thí sinh quan tâm như: quản trị khách sạn, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hàn,… Vì vậy, rất khó để định hướng những ngành học đang được đánh giá cao ở giai đoạn hiện tại liệu có phù hợp với nhu cầu thực tế cho 4-5 năm tới.
Học sinh nộp hồ sơ xét tuyển tại 1 trường đại hoc ở TPHCM
Thay vì quá lo lắng trước việc lựa chọn ngành học ban đầu để chắc chắn có cơ hội việc làm, thầy Phú đưa ra lời khuyên, học sinh cần bình tĩnh, tập trung ôn tập để đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Từ kết quả này, các em có thể lựa chọn các hình thức đào tạo khác để giải quyết nhu cầu về việc làm và thu nhập.
“Đại học không phải là cánh cửa tuyệt đối, tuỳ theo năng lực, hoàn cảnh gia đình mà các em học sinh có những sự lựa chọn. Hiện có nhiều hệ đào tạo từ xa, đào tạo chuyên tu, đào tạo liên thông. Do đó, học sinh có thể chọn học các trường cao đẳng, trường nghề để có nghề nghiệp, công việc phục vụ cho việc mưu sinh trước tiên. Hiện nay, có nhiều nghề không chỉ ‘hot’ trong nước mà nước ngoài cũng rất cần và mức lương cũng rất cao như: y tế; công nhân lành nghề ở khu chế xuất, khu công nghệ cao,… Các em học sinh có thể nắm bắt những nhu cầu này để bắt kịp với bối cảnh hiện nay”, thầy Huỳnh Thanh Phú cho hay.
Nhu cầu ngành học gắn với việc làm, thu nhập, khả năng phát triển bản thân… đang là mục tiêu được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, cha mẹ nên cùng con tìm hiểu và cân nhắc tất cả các yếu tố trước khi đặt bút đăng ký các nguyện vọng, tránh trường hợp thí sinh “ngồi nhầm trường, chọn nhầm ngành”, tốn kém thời gian và chi phí, gây lãng phí nguồn lực của xã hội./.
Đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ: Nên áp dụng theo nguyên tắc nước chảy
Từ ngày 27/4 - 11/5, thí sinh cả nước đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đồng thời đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng.
Học sinh cuối cấp tại TP HCM làm hồ sơ đăng ký thi tốt nghiệp và nguyện vọng tuyển sinh. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng và nên áp dụng theo nguyên tắc nước chảy.
Sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên
TS Nguyễn Đào Tùng - Phó Giám đốc Học viện Tài chính chia sẻ: Thí sinh có hơn 10 ngày để thực hiện đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Vì thế, các em không nên vội vàng "đặt bút", mà cần nghiên cứu kỹ các ngành nghề và trường mà mình dự định đăng ký.
Để tăng cơ hội trúng tuyển, các em nên đăng ký dựa theo 3 cấp độ: Trường "hot" (những trường có điểm trúng tuyển đầu vào cao); trường tốp trung và trường tốp dưới. "Sau này, khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, nếu điều chỉnh nguyện vọng, các em cũng nên áp dụng theo nguyên tắc này" - TS Nguyễn Đào Tùng khuyến nghị.
Phó Giám đốc Học viện Tài chính diễn giải: Giả sử các em thích ngành Kế toán nên chọn khoảng 4 trường có đào tạo ngành này để đăng ký xét tuyển. Sau đó, các em sắp xếp theo mức độ ưu tiên để tăng cơ hội trúng tuyển. Nên sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp theo nguyên tắc "nước chảy": Trường tốp trên sẽ là nguyện vọng 1, sau đó sắp xếp lần lượt theo thứ tự ưu tiên. Nguyên tắc này giúp thí sinh nếu không vào được ngành của trường tốp trên sẽ vào ngành của trường tốp dưới.
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: Sỹ Điền
Theo TS Cao Xuân Liễu - Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Quản lý Giáo dục, các em nên sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo các tiêu chí như: Trường yêu thích, ngành yêu thích nhưng ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào cao, cơ hội thấp; ngành yêu thích, trường không yêu thích nhưng cơ hội trúng tuyển cao; ngành yêu thích, trường yêu thích và cơ hội trúng tuyển cao... Các em cần tìm hiểu kỹ thông tin về điểm chuẩn đầu vào những năm trước và chỉ tiêu tuyển sinh của trường mình dự định đăng ký xét tuyển.
ThS Nguyễn Thị Thu Hường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội đưa ra lời khuyên: Nếu đã suy nghĩ kỹ, thí sinh hoàn toàn yên tâm khi đăng ký. Bạn nào còn băn khoăn nên cân nhắc thêm 1 tuần nữa. Các em cân nhắc để lựa chọn nguyện vọng ưu tiên là số 1, sau đó đến nguyện vọng 2 và 3...
Để có cơ sở lựa chọn các nguyện vọng và sắp xếp thứ tự ưu tiên, thí sinh nên tham khảo điểm trúng tuyển của trường đại học mình dự định đăng ký xét tuyển trong vòng 3 năm gần nhất và định lượng khả năng của bản thân để dự đoán cơ hội trúng tuyển, đồng thời xem xét nhu cầu, sở thích của cá nhân và xu hướng của thị trường lao động.
Cán bộ, giảng viên Học viện Quản lý Giáo dục tham gia tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp. Ảnh: Sỹ Điền
Không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng
Theo Công văn 1444/BGDĐT-GDĐH ngày 14/4/2021 hướng dẫn công tác tuyển sinh trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non của Bộ GD&ĐT, thí sinh có quyền thay đổi nguyện vọng xét tuyển tối đa 3 lần trong thời gian quy định (chỉ được thực hiện theo phương thức trực tuyến) sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. "Như vậy, sau khi biết điểm, thí sinh vẫn còn cơ hội để điều chỉnh nguyện vọng cho sát hơn. Tuy quy chế của Bộ không giới hạn số nguyện vọng đăng ký xét tuyển nhưng theo tôi, thí sinh không nên đăng ký quá nhiều, sẽ gây rối cho chính mình" - ThS Nguyễn Thị Thu Hường khuyến cáo.
Đồng quan điểm, TS Cao Xuân Liễu cho rằng: Thí sinh đăng ký quá nhiều nguyện vọng với các ngành khác nhau vào trường đại học khác nhau là không cần thiết và không nên. Bởi khi đó, các em sẽ bị phân tán tư tưởng, dẫn đến thiếu tập trung. Khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ gặp phải khó khăn khi lựa chọn trường học và ngành học. "Thay vì "rải đều" các ngành, học sinh cần cân nhắc "đặt bút" để lựa chọn ngành học, trường học phù hợp với năng lực, mức độ yêu thích" - TS Cao Xuân Liễu chia sẻ.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, kết quả thí sinh trúng tuyển, nhập học cả năm 2020 ở các ngành đào tạo là gần 468 nghìn, bằng 86,41% tổng chỉ tiêu hệ chính quy. Số thí sinh trúng tuyển sau lọc ảo là hơn 390 nghìn và số thí sinh nhập học là gần 236 nghìn. Thực tế cho thấy, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 2 - 3 nguyện vọng đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1. Số thí sinh trúng tuyển trong những đợt xét tuyển lần 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất ít. Dù thí sinh đăng ký tới hàng chục nguyện vọng, nhưng nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 sẽ không sử dụng tới các nguyện vọng sau.
Trên cơ sở đó, thí sinh cần xác định nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực và mong muốn của mình. Các em đã có 3 năm THPT để suy nghĩ, lựa chọn và tập trung học tập, ôn thi cho ngành nghề phù hợp với khả năng, sở trường, thế mạnh của mình, phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khỏe, gia đình... Do vậy, việc chọn ngành, chọn trường không nên là câu chuyện của thời gian cuối. Đây là thời điểm các em tập trung cao độ cho việc ôn thi hiệu quả để đạt mục tiêu trúng tuyển vào trường đại học mà mình mơ ước.
Để tăng cơ hội trúng tuyển, thí sinh nên tìm hiểu kỹ Đề án tuyển sinh của các trường đại học mà mình dự kiến đăng ký xét tuyển. Mỗi trường có một số phương thức tuyển sinh riêng. Nếu trường không giới hạn phương thức đăng ký, thí sinh nên đăng ký đủ các phương thức để mở rộng cơ hội vào trường mình yêu thích. Trong trường hợp giới hạn phương thức đăng ký, thí sinh có thể lựa chọn các trường khác có điều kiện tương đồng để đăng ký nguyện vọng 2, 3... - ThS Nguyễn Thị Thu Hường
10 tình huống thường gặp khi đăng ký nguyện vọng trực tuyến Bộ GD&ĐT đưa ra 10 tình huống thí sinh có thể gặp phải và hướng giải quyết khi đăng ký nguyện vọng trực tuyến. Năm nay, lần đầu tiên thí sinh được chọn một trong hai hình thức là trực tiếp hoặc trực tuyến để đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học. Với hình thức đăng ký nguyện vọng trực tuyến, thí...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cục trưởng Xuân Bắc xúc động nghẹn ngào sau khi xem 'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên
Hậu trường phim
23:04:13 03/04/2025
Huỳnh Anh Tuấn hé lộ sự thật là "anh em cùng cha khác mẹ" với một sao nam đình đám?
Sao việt
22:31:31 03/04/2025
Triệu Lệ Dĩnh, Trương Nghệ Hưng, Lương Triều Vỹ 'đối đầu', ai sẽ xưng vương?
Phim châu á
22:19:06 03/04/2025
Park Han Byul 'sống như địa ngục' sau khi chồng đại gia vướng scandal chấn động
Sao châu á
22:16:59 03/04/2025
Cuộc 'lột xác' tuổi trung niên của Leonardo DiCaprio
Sao âu mỹ
22:11:53 03/04/2025
Nhà sản xuất '2 ngày 1 đêm' ra mắt chương trình sinh tồn
Tv show
21:55:08 03/04/2025
Hình ảnh Madam Pang ở Việt Nam
Netizen
21:48:05 03/04/2025
HLV David Moyes và Arne Slot đều nổi giận với trọng tài
Sao thể thao
21:47:05 03/04/2025
"Cục cưng nước Mỹ" khởi động tour diễn chuộc lỗi, nung nấu trở lại showbiz sau cái tát "trời giáng"
Nhạc quốc tế
21:32:19 03/04/2025
Bốn giai đoạn phát triển của bệnh COPD
Sức khỏe
21:18:02 03/04/2025