Xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm hơn 50 loại bệnh ung thư
Việc xét nghiệm máu đột phá mới có thể phát hiện hơn 50 loại ung thư chỉ với 1 mẫu máu đơn giản có thể sớm được phổ biến rộng rãi và có thể là cuộc cách mạng trong việc phát hiện và chẩn đoán ung thư, giúp cứu sống nhiều người.
Xét nghiệm máu Galleri được phát triển bởi một công ty công nghệ sinh học có tên là GRAIL, trụ sở tại San Francisco, California (Mỹ).
Xét nghiệm này có thể phát hiện 50 loại ung thư khác nhau như tuyến tụy, buồng trứng, thực quản… theo Daily Mail.
Bước đột phá và có khả năng cứu sống hàng triệu người
Chuyên gia nói rằng phát minh ra xét nghiệm máu này là bước đột phá và có khả năng cứu sống hàng triệu người nhờ phát hiện sớm ung thư, và do đó tăng khả năng sống sót của người bệnh.
Sau khi 2 ống máu của bệnh nhân được gửi đến phòng xét nghiệm, người bệnh có thể nhận được kết quả trong vòng 10 ngày.
Xét nghiệm máu đột phá mới có thể phát hiện hơn 50 loại ung thư chỉ với 1 mẫu máu đơn giản có thể sớm được phổ biến rộng rãi. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Xét nghiệm này dự kiến sẽ có mặt trên khắp nước Mỹ vào cuối năm nay, trong khi ở Vương quốc Anh, thử nghiệm lớn nhất về xét nghiệm đã bắt đầu vào tháng 9 vừa qua và vẫn đang tiếp tục với 140.000 người tham gia.
Video đang HOT
Xét nghiệm máu đơn giản nhằm tìm kiếm những dấu hiệu sớm nhất của bệnh ung thư, đặc biệt là những dấu hiệu khó phát hiện sớm như ung thư phổi, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư dạ dày.
Xét nghiệm này có thể phát hiện những thay đổi tinh vi do ung thư gây ra vì nó tìm thấy những thay đổi hóa học trong các đoạn mã di truyền rò rỉ từ các khối u vào máu, khi có thể chưa có triệu chứng rõ ràng.
Tín hiệu này không có nghĩa là bệnh nhân chắc chắn bị ung thư, mà là có thể bị ung thư. Sau đó sẽ tiến hành các xét nghiệm tiếp theo để xác định chắc chắn.
Minetta Liu, bác sĩ ung thư của Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ), cho biết: “Hiện nhiều bệnh ung thư được phát hiện quá muộn, dẫn đến kết quả không tốt. Phát hiện ung thư sớm là rất quan trọng để điều trị thành công”.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Các xét nghiệm tầm soát ung thư hiện nay chỉ kiểm tra được 5 loại ung thư và chỉ có thể tầm soát mỗi lần được 1 loại ung thư, theo Daily Sabah.
Xét nghiệm này chỉ cần 2 ống máu của bệnh nhân và sẽ cho ra kết quả sau khoảng 10 ngày . Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Phòng khám Mayo, nơi thử nghiệm xét nghiệm này ở Mỹ, cho biết xét nghiệm có khả năng phát hiện rất hiệu quả hơn 50 loại ung thư, với tỷ lệ dương tính giả dưới 1%. Trong 50 loại ung thư này, có đến hơn 45 loại hiện vẫn chưa có xét nghiệm sàng lọc nào giúp phát hiện sớm, theo Daily Mail.
Vượt xa khả năng của y học thế giới hiện tại
“Xét nghiệm này là một tiến bộ mang tính đột phá và có thể mang lại lợi ích to lớn trong việc cứu sống con người và cả kinh tế”, tiến sĩ Josh Ofman, giám đốc y tế kiêm trưởng bộ phận đối ngoại của GRAIL, cho biết.
“Nếu ung thư có thể được phát hiện sớm, chúng ta có thể cải thiện đáng kể kết quả của bệnh nhân”, tiến sĩ Julia Feygin, liên lạc viên khoa học y tế cấp cao tại GRAIL, cho biết.
Tiến sĩ Greg Plotnikoff, giám đốc phòng khám Minnesota Personalized Medicine (Mỹ), nói rằng xét nghiệm này vượt xa khả năng của y học thế giới hiện tại.
“Đây là bước ngoặt có tính quyết định. Nếu chúng ta có thể nắm bắt mọi thứ sớm hơn, thì chúng ta có cơ hội tạo ra sự khác biệt đáng kể”, tiến sĩ Greg Plotnikoff nói thêm, theo Daily Mail.
Có nên kiểm tra toàn cơ thể tầm soát ung thư?
Chụp chiếu, xét nghiệm toàn bộ cơ thể tìm ung thư gây tốn kém và không hiệu quả, có thể khiến hoang mang hoặc yên tâm giả tạo, theo các bác sĩ.
Tầm soát ung thư là phương pháp phát hiện sớm bệnh ung thư trước khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện. Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh cá nhân, gia đình đồng thời thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm. Từ đó, người dân có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị (nếu mắc), giúp tăng cơ hội khỏi bệnh, tăng hiệu quả điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, giảm chi phí chữa bệnh so với việc phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
"Tuy nhiên, không ai tự dưng đi kiểm tra chụp chiếu, làm xét nghiệm tất cả các bộ phận trên cơ thể để tìm bệnh ung thư. Điều này gây tốn kém và không hiệu quả", bác sĩ Phạm Văn Thái (Phó giám đốc, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết. Hơn nữa, một số loại bệnh ung thư trong một số trường hợp không có biểu hiện bất thường trên các các phương tiện chẩn đoán khi bệnh ở giai đoạn sớm.
Tầm soát ung thư thường áp dụng trên những đối tượng nguy cơ cao mặc bệnh ung thư nào đó, thường liên quan đến những nhóm tuổi nhất định, ví dụ: ung thư vú ở phụ nữ trên 40 tuổi hoặc người có nguy cơ ung thư di truyền.
Cùng quan điểm, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nhận định nhiều người đi khám tầm soát ung thư với tâm lý lo lắng, sợ hãi nên yêu cầu được xét nghiệm tổng thể. Tuy nhiên, việc kiểm tra chụp chiếu hay làm xét nghiệm tất cả bộ phận trên cơ thể để tìm ung thư không hiệu quả.
"Thậm chí, nhiều gói tầm soát ung thư còn mang tính kinh doanh, không có lợi cho người được tầm soát. Xét nghiệm tràn lan còn gây tâm lý hoang mang hoặc yên tâm giả tạo cho người xét nghiệm", bác sĩ Thịnh nói.
Để khám sàng lọc ung thư, tùy theo triệu chứng lâm sàng, tiền sử gia đình của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp và cần thiết như xét nghiệm máu, nội soi, siêu âm... Khi có dấu hiệu nghi ngờ sẽ tiến hành chụp CT, chụp MRI, chụp PET/CT... và nhiều xét nghiệm chuyên sâu khác. Các bác sĩ sẽ dựa vào những kết quả này để đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng.
Để có kết quả chẩn đoán bệnh tốt, người dân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng chuyên môn tốt để đảm bảo việc tầm soát hiệu quả tốt nhất. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Theo bác sĩ, người dân nên khám sàng lọc bệnh ung thư phổ biến như ung thư vú, phổi, gan, dạ dày...
Ung thư vú và ung thư cổ tử cung là hai loại phổ biến gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Theo Tổ chức ghi nhận Ung thư thế giới (GLOBOCAN 2018), tại Việt Nam, ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc ở nữ giới với 15.229 ca (chiếm 20,6%) và đứng thứ 4 về tỷ lệ tử vong với 6.113 ca (chiếm 13,87%). Ung thư cổ tử cung đứng thứ 7 về tỷ lệ mắc mới ở nữ giới với 4.177 ca (chiếm 5,65%) và đứng thứ 7 về tỷ lệ tử vong với 2.420 ca (chiếm 5,50%).
Đối với ung thư vú, yếu tố nổi bật nhất là tiền sử gia đình có người mắc bệnh này. Ngoài ra có sự liên quan tới đột biến gene, có kinh lần đầu tiên sớm, sinh con đầu lòng muộn. Tự khám vú là phương pháp ít tốn kém và vô hại, có thể thực hiện mỗi tháng một lần và khám sau khi sạch kinh khoảng 5 ngày. Phụ nữ tự khám vú thường xuyên có thể phát hiện bệnh ngay từ khi khối u còn nhỏ. Phụ nữ trên 40 tuổi được khuyến cáo nên chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần.
Trong khi đó, phương pháp chính trong sàng lọc ung thư cổ tử cung là Pap test - lấy tế bào vùng cổ tử cung bằng que (Pap smear) hoặc qua bàn chải nhỏ (Thinprep). Mẫu bệnh phẩm sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi và đánh giá sự bất thường của tế bào cổ tử cung. Nếu phát hiện có tế bào bất thường, bệnh nhân được soi cổ tử cung và sinh thiết giúp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm.
Một số bệnh ung thư khác như ung thư phổi có thể chụp cắt lớp vi tính liều thấp (low-dose CT scan), ung thư gan cần phối hợp siêu âm ổ bụng và bộ ba xét nghiệm máu AFP, AFP-L3, PIVKA II.
Ung thư dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường khác. Khi xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng thì cũng là lúc bệnh tiến triển nặng. Bạn nên sàng lọc ung thư dạ dày bằng nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện những tổn thương ác tính ở giai đoạn rất sớm.
Tầm soát ung thư có chính xác hay không là băn khoăn của rất nhiều người. Hiện, y học ngày càng phát triển với những kỹ thuật máy móc hiện đại; độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác của các kỹ thuật chẩn đoán được nâng cao. Tuy nhiên, rất khó có một kỹ thuật đảm bảo độ chính xác 100%. Vì vậy, để có kết quả chẩn đoán bệnh tốt, người dân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng chuyên môn cao giúp việc tầm soát hiệu quả.
Điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp nào? Ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn sớm, thậm chí bác sĩ có thể tiến hành hớt lớp niêm mạc tổn thương qua nội soi. Ở các giai đoạn tiếp theo, ung thư dạ dày có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới, cũng...