Xét nghiệm đột phá trên dạng ung thư giết hơn 50% phụ nữ
Một xét nghiệm máu mới từ Thụy Điển được ca ngợi là “mang tính cách mạng” trong việc đẩy lùi tính sát thủ của dạng ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất.
Nhóm khoa học gia từ Đại học Gothenburg và Đại học Uppsala (Thụy Điển) đã tạo ra một dạng xét nghiệm máu đột phá, đó là phân tích 11 protein trong máu để tìm ra dấu ấn sinh học của bệnh ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng là dạng ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất – Anh minh họa từ internet
Ung thư buồng trứng được coi là dạng ung thư nguy hiểm nhất và khó để chẩn đoán xác định nhất. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường trong kết quả siêu âm, cách duy nhất để biết đó có phải ung thư hay không là mổ ra để xem!
Theo Liên minh Nghiên cứu Ung thư buồng trứng Mỹ (OCRA), chỉ có 46,5% bệnh nhân sống sót trong vòng 5 năm và tiên lượng của bệnh này phụ thuộc cực lớn vào việc chẩn đoán sớm hay không. Việc phải mổ ra để xác định không chỉ khiến nhiều phụ nữ không bệnh vẫn phải trải qua phẫu thuật mà còn khiến nhiều người ngại ngần, có thể dẫn đến chẩn đoán trễ.
Vì vậy, phương pháp mới giúp chẩn đoán chỉ qua xét nghiệm máu sẽ là vị cứu tinh của nhiều người. Nhận xét về công trình trên, Giáo sư Ulf Gyllensten, từ Đại học Uppsala, thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng xét nghiệm mới này có triển vọng rất lớn tạo nên một chiến lược sàng lọc ung thư buồng trứng, cứu sống nhiều mạng người và giảm số người phải phẫu thuật để loại trừ ung thư.
Các tác giả vẫn đang tiến hành những bước cuối cùng, bao gồm nhiều đánh giá và thử nghiệm trước khi tung loại xét nghiệm này ra thị trường. Nghiên cứu vừa động công bố trên tạp chí khoa học Communications Biology.
Theo một thống kê tại Anh, hàng năm đất nước này có thêm 7.500 người bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng và thêm 4.227 người tử vong vì nó.
Có nhiều yếu tố nguy cơ cho căn bệnh này: trên 50 tuổi, có tiền sử gia đình về ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, thừa cân – béo phì, lạc nội mạc tử cung, từng điều trị bằng hormone thay thế (HRT)…
A. Thư
Video đang HOT
Theo The Sun, OCRA/nguoilaodong
Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?
Máu trong nước tiểu thường là do nhiễm trùng, các vấn đề về thận hoặc chấn thương.
ShutterStock
Tiểu ra máu có thể xảy ra khi một phần của đường tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang và niệu quản bị tổn thương kéo dài hoặc bị kích thích, theo Medicine News Line.
Tuy nhiên, máu xuất hiện trong nước tiểu không phải lúc nào cũng xuất phát từ đường tiết niệu.
Phụ nữ nếu thấy có máu trong nước tiểu ở giai đoạn ngoài chu kỳ kinh nguyệt, cần đi khám ngay.
Nguyên nhân khiến tiểu ra máu ở nữ giới có thể là:
Sỏi đường tiết niệu
Khoáng chất dư thừa có thể hình thành sỏi trong bàng quang và thận.
Sỏi có thể làm rách hoặc trầy xước niêm mạc đường tiết niệu và các cơ quan liên quan. Máu từ những vết thương này có thể hòa lẫn với nước tiểu, dẫn đến tiểu ra máu.
Sỏi trong đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng sau đây: nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận là uống không đủ nước, ăn nhiều muối, bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng, các vấn đề về tuyến giáp, thừa cân hoặc béo phì, theo Medicine News Line.
Lạc nội mạc tử cung
Tiểu ra máu đi kèm với đau lưng dưới nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô lẽ ra phát triển bên trong tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung.
Lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến các khu vực như lớp lót ngoài của tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng.
Nếu không điều trị, lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh.
Ung thư
Ung thư thận hoặc bàng quang cũng có thể gây tiểu ra máu.
Có thể có ngày có, có ngày không. Tuyệt đối không nên đợi máu xuất hiện trở lại rồi mới đi khám.
Ung thư bàng quang có thể khiến đi tiểu nhiều lần hơn hoặc ít hơn.
Ung thư thận thường không ảnh hưởng rõ nét đến việc tiểu tiện, nhưng có thể gây đau lưng dưới, theo Medicine News Line.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến của tiểu ra máu.
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Theo Viện Tiểu đường Bệnh tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ, ít nhất 40 - 60% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào niệu đạo và ống dẫn tiểu ra khỏi cơ thể. Nhiễm trùng tiết niệu có thể đi lên niệu đạo và nhiễm trùng niệu quản, thận hoặc bàng quang.
Nhiễm trùng tiết niệu khiến mắc tiểu thường xuyên và đột ngột.
Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu có thể bao gồm tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường, có máu trong nước tiểu, đau tức ở vùng thắt lưng, bụng hoặc vùng chậu.
Khi nào nên đi khám?
Không nên chần chờ khi thấy có máu trong nước tiểu. Ngay cả khi sau đó không thấy máu xuất hiện lại trong nước tiểu, vẫn phải đi khám.
Nên gặp bác sĩ nếu thấy có máu trong nước tiểu mà không phải chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng sau: đau dữ dội ở lưng dưới, bụng hoặc xương chậu, các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc buồn nôn, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có màu bất thường, nước tiểu có mùi khác thường, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, theo Medicine News Line.
Theo Thanh niên
Kinh nguyệt có màu đen nguy hiểm hay không? Thông thường, kinh nguyệt có màu đỏ, nhưng đôi khi chúng sẽ có màu đen, đặc biệt là vào giữa chu kỳ, khiến bạn vô cùng lo lắng. Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những yếu tố quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Thông qua màu sắc kinh nguyệt, thời gian hành kinh,... phụ nữ có thể biết được mình...