Xét nghiệm ADN hé lộ thai nhi trong bụng người mẹ không phải con ruột
Mang thai tháng thứ 5, gia đình chị H. dự định sang nước ngoài định cư nhưng khi làm giám định huyết thống bằng xét nghiệm ADN, mọi tính toán đều đổ bể.
Bà Nguyễn Thị Nga – Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền Hà Nội – chia sẻ về câu chuyện của chị M.T.L.H (31 tuổi, trú tại Tây Hồ, Hà Nội). Người phụ nữ này sắp xuất cảnh nên cơ quan chức năng yêu cầu phải làm giấy xác nhận huyết thống của vợ chồng chị và em bé sắp chào đời.
Qua người thân giới thiệu, chị H. đã liên hệ với trung tâm phân tích ADN để làm thủ tục xét nghiệm bào thai.
Bà Nga nhớ lại, nửa đêm, người mẹ gọi điện hỏi tư vấn lấy mẫu như thế nào. Sáng sớm hôm sau, chị mang tới mẫu nước ối màu vàng được lấy từ một bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm ADN cho thấy thai nhi là con của chồng chị H. nhưng không chung huyết thống với chị. Người phụ nữ này cho rằng kết quả giám định sai. “Tôi đang mang thai chính con của mình, không thể nào khác huyết thống”, chị H. quả quyết.
Bà Nga cũng thấy lạ nhưng máy xét nghiệm chạy qua các quy trình vô cùng chặt chẽ, không thể sai. Khi xem kết quả này, nhân viên tư vấn của trung tâm cũng rà soát lại các khâu xem có nhầm lẫn mẫu bà mẹ nào khác không.
Xét nghiệm từ nước ối cho kết quả chính xác. Ảnh: CAGT.
Video đang HOT
Sau đó, trung tâm đã giữ nguyên kết quả trên. Trong trường hợp này, thai nhi được thụ tinh từ trứng của người khác.
Khi được hỏi, bà bầu này mới nói thật. Chồng chị quốc tịch Pháp. Họ kết hôn được 5 năm nhưng không có con do chị bị suy buồng trứng. Các bác sĩ tư vấn làm thụ tinh trong ống nghiệm bằng cách xin trứng từ bên ngoài. Sau thời gian dài suy nghĩ, cuối cùng chị đồng ý.
Do đó, đứa trẻ được hình thành từ trứng của một phụ nữ khác và chồng chị H. Vì vậy, dù đang mang thai nhưng chị H. không phải là mẹ trên mặt sinh học của đứa trẻ.
Sau khi hiểu ra vấn đề, người phụ nữ này òa khóc, xin trung tâm điều chỉnh kết quả xét nghiệm. Chị H. khẩn cầu xin xóa chữ ‘Không phải mẹ con’ trên giấy xét nghiệm. “Nếu có chữ này, tôi không thể xuất cảnh được. Bố mẹ chồng ở bên kia đang mong đợi con dâu và cháu”, chị tâm sự.
Thông cảm cho hoàn cảnh của bà mẹ tương lai nhưng bà Nga vẫn từ chối. “Kết quả giả không chỉ ảnh hưởng tới trung tâm mà bản thân người phụ nữ này nếu bị phát hiện cũng bị xếp vào danh sách đen, không bao giờ xuất cảnh được. Tôi khuyên cô ấy nên nói rõ mọi chuyện với gia đình chồng. Hai vợ chồng đều đồng thuận việc xin trứng để hỗ trợ sinh sản, chắc chắn mọi người sẽ thông cảm”, bà Nga cho biết. Nhìn theo bóng lưng người mẹ trẻ, các nhân viên của trung tâm đều hy vọng vợ chồng chị H. có biện pháp giải quyết hài hòa.
Với các kỹ thuật hiện đại ngày nay, mọi người hoàn toàn có thể thực hiện giám định huyết thống trong quá trình mang thai. Xét nghiệm ADN có thể thực hiện từ khi thai nhi 7 tuần tuổi. Lúc đó, nồng độ ADN tự do (hay còn gọi là cfDNA) giải phóng vào máu mẹ đạt đủ lượng để tiến hành xét nghiệm. Phương pháp xét nghiệm xâm lấn sử dụng mẫu nước ối hoặc tế bào nhau để thực hiện phân tích. Trong đó, mẫu nước ối sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Xét nghiệm huyết thống cha - con, người đàn ông Hà Nội phát hiện chuyện khó hiểu
Giấu vợ làm xét nghiệm ADN, người đàn ông bất ngờ khi mẫu xét nghiệm với con trai cùng huyết thống nhưng mẫu gene hiển thị là bé gái.
Anh V.N.K (32 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) tìm đến Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền Hà Nội làm đơn xin xét nghiệm giám định huyết thống cha - con. Anh lựa chọn hình thức nhận kết quả trong ngày.
Hai mẫu tóc của anh K. và con được gói cẩn thận trong hai mảnh giấy, ghi tên rõ ràng. Cuối giờ chiều, anh quay lại nhận kết quả. Cầm tờ giấy, anh lướt nhanh xuống dòng cuối cùng, in đậm 99,9999%. Như vậy, đứa bé là con ruột của người đàn ông này. Anh vui mừng, ánh mắt sáng lên. Tuy nhiên, trong tờ kết quả có câu kết luận: Cha và con gái.
An K. bất ngờ và cho rằng trung tâm làm sai kết quả hoặc in nhầm. Bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền Hà Nội, khẳng định kết quả này đúng 100%, nếu sai là do mẫu anh K. gửi.
Các giám định viên làm xét nghiệm ADN. Ảnh: CGAT.
Anh khẳng định hai vợ chồng chỉ có cậu con trai hơn 3 tuổi này. Anh không thể lấy mẫu tóc con gái để làm xét nghiệm. Bà Nga hỏi lại lý do làm giám định ADN. Ông bố trẻ mới chia sẻ lại câu chuyện trớ trêu của mình.
Anh và vợ kết hôn nhanh chóng qua mai mối. Trước đám cưới, vợ anh có tình yêu sâu đậm với một người đồng nghiệp. Tuy nhiên, anh K. vẫn thương yêu, không suy nghĩ về quá khứ. Đứa trẻ ra đời sau 1 năm họ tổ chức hôn lễ. Hai vợ chồng đều cố gắng làm việc và mua nhà ở Hà Nội.
Một ngày gần đây, anh K. bất ngờ nhận được tin nhắn lạ ám chỉ đứa trẻ không phải là con anh. Dù yêu thương con vô điều kiện nhưng nghĩ tới cảnh "nuôi con tu hú", anh không yên lòng. Người cha quyết định làm giám định ADN. Trong lúc tắm cho con, ông bố đã nhổ 2-3 sợi tóc và âm thầm giấu vợ làm xét nghiệm. Vì vậy, anh khẳng định không sai mẫu.
Theo bà Nga, ADN là vật chất mang thông tin di truyền. Khi bố mẹ sinh ra con cái, một phần ADN của bố mẹ đã được truyền lại cho con. Vì thế, con cái sẽ có nhiều điểm chung với nhau và với bố mẹ. Số điểm đặc điểm chung trên ADN giảm dần khi mối quan hệ huyết thống xa dần như ông bà - cháu, cô dì chú bác - cháu, anh em họ... Xét nghiệm này có độ chính xác rất cao.
Với kết quả bất thường trên, bà Nga nghĩ tới hội chứng di truyền bất thường nhiễm sắc thể nên đề nghị anh mang con trực tiếp tới trung tâm lấy mẫu.
Sáng sớm hôm sau, hai cha con đến trung tâm từ rất sớm. Các giám định viên trực tiếp lấy mẫu máu và cho máy xét nghiệm chạy nhanh nhất. Kết quả giám định trùng với lần thứ nhất. Đồng thời, kết quả xét nghiệm gene của đứa trẻ cũng cho thấy bé có nhiễm sắc thể giới tính không bình thường, mắc hội chứng Klinefelter.
Theo bà Nga, bé bị rối loạn nhiễm sắc thể - thừa một gene X. Nhiễm sắc thể thông thường của bé trai là XY nhưng trường hợp này là XXY.
Biết con có bất thường về nhiễm sắc thể, anh K. im lặng. Anh nhìn đứa trẻ không rời mắt và cuối cùng mới lên tiếng hỏi bà Nga: "Con của tôi có can thiệp thay đổi được không?".
Bà Nga đã đưa cho anh các tài liệu về hội chứng Klinefelter và đề nghị có thể tìm tới các trung tâm công nghệ gene lớn để được hỗ trợ các bước y tế trong tương lai. Chuyên gia tư vấn thêm anh nên trao đổi với vợ về trường hợp của con và hai vợ chồng phải đồng hành với đứa trẻ trong quá trình trưởng thành.
Chồng chung thủy nhưng 'có con rơi', bí mật gợi mở sau kết quả xét nghiệm ADN Người vợ đưa về tờ kết quả xét nghiệm ADN cho thấy anh Huy và 1 đứa trẻ lạ có huyết thống cha con. Anh rất sốc, khẳng định mình không hề phản bội vợ. Trong số hàng chục nghìn trường hợp xét nghiệm ADN, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm ADN và Công nghệ di truyền Hà Nội,...