Xếp hàng nửa giờ mua vịt quay ngày Tết Đoan Ngọ
6h sáng nay, góc đường Bùi Hữu Nghĩa – Phan Văn Trị ( quận 5), đã xuất hiện dòng người xếp hàng chờ mua vịt quay về cúng.
Ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5/5 Âm lịch), vịt quay là một trong các món thường được người Sài Gòn chuộng mua về cúng, bên cạnh bánh ú tro, trái cây, cơm rượu.
Tại những cửa hàng ở góc đường Bùi Hữu Nghĩa – Phan Văn Trị (quận 5), từ 6h đã đông đúc người dân đến mua.
Khu vực này chuyên bán vịt, gà, heo quay… từ nhiều năm và riêng dịp lễ Tết, lượng người dân từ các quận khác đổ về nhiều hơn. Do người mua quá đông nên cửa hàng phải làm hàng rào để khách xếp hàng. Nhân viên liên tục nhắc nhở khách mua chờ theo thứ tự.
Ăn vit quay vao Tet Đoan Ngo la truyen thong cua cac tinh mien Trung, nay pho bien rong rai. Ăn thit vit tuong trung cho viec xa xui. Ngoai ra, với quan niệm thịt vịt có tính mát và ngọt, người dân cho rằng ăn vịt giúp cân bằng nhiệt và bồi bổ cơ thể, đặc biệt trong những ngày khí trời nóng nực.
Anh Quyền, một nhân viên tại cửa hàng cho biết, ngày Tết Đoan Ngọ, đặc biệt trong buổi sáng, là thời gian nhộn nhịp nhất. Cửa hàng nào cũng tăng số lượng gấp bốn, năm lần. “Như tiệm tôi bình thường chỉ bán 300 con mỗi ngày thì nay lên đến gần 1.500 con”, anh kể.
Đây không phải lần đầu chị Mỹ (quận 5) dậy sớm để mua vịt quay, trước khi mua trái cây ngày Tết Đoan ngọ. “Tôi ra rất sớm mà vẫn phải xếp hàng nửa tiếng mới mua được. Vịt ở đây ngon lắm nên ráng chờ đợi, chứ mua chỗ khác thì không ưng”, chị Mỹ nói.
Nhà vắng người nên ông Mười dẫn theo cả cháu từ quận 8 đi mua vịt quay về cúng. “Ở chỗ tôi cũng nhiều chỗ bán món này nhưng không hấp dẫn, kiểu gì lễ Tết cũng phải ra đây mua”, ông Mười nói.
Đến 8h30, không khí mua bán vẫn rất nhộn nhịp, khách hàng xếp hàng dài trước cửa tiệm, tràn ra cả ngoài đường. Lực lượng dân phòng cũng có mặt để điều tiết giao thông khu vực này.
Ngoài lề đường, nhân viên cửa tiệm tất bật chỉ dẫn khách chỗ để và phụ dắt xe.
Cứ vài phút, nhân viên thay phiên vận chuyển vịt quay từ lò vào quầy hàng. Các chủ tiệm cho biết, vịt bán chạy nhưng họ vẫn phải quay liên tục trong ngày chứ không chế biến sẵn từ trước để đảm bảo hương vị.
Khách hàng thường mua nguyên hoặc nửa con. Nhân viên liên tục chặt vịt, thêm nước chấm ăn kèm… Các cửa hàng đều khẳng định giá bán vẫn như ngày thường, không tăng giá, khoảng 330.000 đồng một con.
Ngoài vịt quay, khách hàng còn mua thêm bánh bao, dưa muối, bánh mì… để ăn kèm.
Ghé làng bánh ú tro, nghe chuyện làm bánh ngày Tết Đoan ngọ ở Sài Gòn
Mỗi năm cứ tới dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch, làng bánh ú tro có tuổi đời hơn 50 năm trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TP.HCM) lại nhộn nhịp người mua kẻ bán.
Cứ thế, "cha truyền con nối", cả xóm từ già đến trẻ hầu hết đều thuần thục nghề làm bánh ú lá tre.
Bánh ú lá tre là một món bánh truyền thống của người dân Sài Gòn mỗi dịp Tết Đoan Ngọ. Trên mâm cúng, bên cạnh các loại trái cây, rượu nếp, thì những chiếc bánh ú lá tre là lễ vật không thể thiếu.
Những ngày cận kề Tết Đoan ngọ, lò bánh nào trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8, TP.HCM) cũng đỏ lửa ngày đêm. Mùi khói, mùi củi khô cùng hương thơm của những chiếc bánh ú mới vớt ra bay nghi ngút. Mỗi chục bánh ú tro có nhân dao động từ 70 - 80.000, bánh không nhân có giá từ 40.000 - 50.000 đồng.
Chú Nguyễn Văn Trí - chủ một lò bánh ú tro cho biết, mỗi năm lò bánh của gia đình chú chỉ làm một đợt bánh duy nhất là vào dịp Tết Đoan ngọ. Để kịp sản xuất số lượng bánh lớn, có được chất lượng tốt nhất, nhiều thành viên trong gia đình đã phải tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu và thực hiện các công đoạn làm bánh. Tuy vậy ai cũng lấy đó làm niềm vui, luôn hào hứng tham gia làm bánh mỗi dịp Tết Đoan ngọ cận kề.
Ghé làng bánh ú tro Sài Gòn nghe chuyện làm bánh ngày Tết Đoan ngọ.
Công đoạn đầu tiên để làm ra một chiếc bánh ú tro là ngâm gạo nếp với nước tro trong khoảng hai ngày. Tiếp đó là làm nhân, đây cũng là khâu tốn nhiều thời gian nhất. Nhân thì dùng đậu xanh ngâm nước rồi trộn đường và nấu chín. Sau đó vo tròn, trong nhân có thể bỏ thêm bí đỏ, hoặc mứt bí đao, hoặc sầu riêng để tăng thêm mùi vị cho bánh.
Để làm bánh ú tro cần những lá tre bản to, lá xanh và thường được lấy từ Tây Ninh. Mỗi một mùa ít nhất 100 ký lá được sử dụng.
Để kịp giao bánh cho khách, các lò hầu như không ngưng lửa, cháy liên tục ngày đêm.
Mọi người tất bật chuẩn bị nguyên vật liệu gói bánh.
Tết Đoan Ngọ: Giá nhiều loại bánh dân gian tăng vọt Năm nay, một trong những loại bánh dân gian là bánh bò xốp có ý nghĩa tài lộc bò ra, bung lên là xốp...được nhiều người chọn mua. Sáng 25-6 (nhằm mồng 5 tháng 5 Âm lịch) là tết Đoan Ngọ. Ghi nhận tại một số chợ bán lẻ trên địa bàn TP.HCM như Hoàng Hoa Thám, chợ Bà Hoa cho thấy các...