Xem xét điều chỉnh tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang xem xét điều chỉnh tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho các ngân hàng thương mại.
Việc giảm trích lập dự phòng sẽ làm giảm gánh nặng chi phí cho các ngân hàng, giúp họ có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp.
Dư địa giảm trích lập dự phòng rủi ro cho các ngân hàng không lớn. Ảnh: Đức Thanh
Giảm chi phí, ngân hàng có thêm dư địa hỗ trợ doanh nghiệp
Trong thông báo kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho NHNN xem xét điều chỉnh phù hợp tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện và khuyến khích họ tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng OCB cho rằng, các ngân hàng đang đợi hướng dẫn của NHNN về điều chỉnh trích lập dự phòng để triển khai. Nhìn chung, nếu “nới lỏng” quy định về trích lập, các ngân hàng sẽ giảm nhẹ gánh nặng chi phí.
NHNN luôn khuyến khích các ngân hàng thương mại trích lập dự phòng đầy đủ. Tuy nhiên, tùy điều kiện của từng tổ chức tín dụng, NHNN cũng có sự linh hoạt để hỗ trợ.
Ví như giai đoạn xử lý nợ xấu trước đây, NHNN quy định nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phải trích lập dự phòng trong 5 năm, song cũng có những ngân hàng được NHNN cho phép kéo dài thời hạn trích lập trong 10 năm.
“Tôi nghĩ rằng, trong bối cảnh nợ xấu có thể tăng lên do Covid-19, NHNN có thể sẽ đưa ra cơ chế trích lập dự phòng rủi ro phù hợp để hỗ trợ các ngân hàng, từ đó hỗ trợ gián tiếp các doanh nghiệp”, ông Tùng nói.
Theo ông Tùng, có 3 yếu tố tạo ra giá vốn ngân hàng (lãi suất cho vay), bao gồm mặt bằng lãi suất đầu vào, chi phí hoạt động của ngân hàng và chi phí dự phòng. Về lãi suất đầu vào, mới đây, NHNN đã giảm trần lãi suất huy động và một loạt lãi suất điều hành, giúp ngân hàng thương mại có thêm khoảng rộng hơn để giảm lãi suất doanh nghiệp. Việc tiết giảm chi phí hoạt động tùy khả năng quản lý của từng ngân hàng. Còn chi phí dự phòng là chi phí trung tính, ngân hàng nào quản lý danh mục tín dụng tốt, chất lượng tín dụng tốt, thì chi phí trích lập dự phòng không cao, ngân hàng nào quản lý danh mục tín dụng không tốt thì chi phí dự phòng sẽ lớn.
“Với tình hình tài chính hiện nay của OCB, chúng tôi chưa thấy có vấn đề gì nếu NHNN giữ nguyên quy định về trích lập dự phòng rủi ro. Tuy nhiên, tôi cho rằng, Chính phủ và NHNN điều chỉnh trích lập dự phòng là để tạo cơ chế, tạo hành lang lớn hơn cho doanh nghiệp, giúp ngân hàng chủ động cân đối nguồn, thêm dư địa để giảm chi phí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch bệnh”, ông Tùng nhận xét.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 tăng khá mạnh ở nhiều ngân hàng, nợ nhóm 2 (nợ chú ý) cũng vọt tăng. Điều này khiến hàng loạt ngân hàng thương mại phải tăng mạnh trích lập dự phòng lên 50-70% trong quý I/2020. Khoản trích lập dự phòng là nguyên nhân khiến lợi nhuận một số ngân hàng sụt giảm mạnh trong quý I/2020. Chính vì vậy, việc nới lỏng quy định về trích lập dự phòng sẽ hỗ trợ ngân hàng rất nhiều trong việc giảm chi phí, đảm bảo thu nhập cho người lao động và duy trì lợi nhuận tăng trưởng ở mức hợp lý.
Kiến nghị Thủ tướng tại buổi đối thoại trực tuyến gần đây, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh giảm các tỷ lệ trích lập dự phòng, giải phóng một phần trích lập dự phòng chuyển thành vốn lưu chuyển cho hoạt động kinh doanh, hỗ trợ khách hàng, giúp doanh nghiệp được nhanh chóng phục hồi sau dịch.
Không còn nhiều “cửa” giảm trích lập dự phòng rủi ro
Cơ chế mới về trích lập dự phòng rủi ro đang được NHNN xây dựng, song theo các chuyên gia ngân hàng, dư địa giảm trích lập dự phòng rủi ro cho các ngân hàng không lớn.
Theo quy định, trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng bao gồm 2 khoản: trích lập dự phòng rủi ro chung (0,75%) và trích lập dự phòng rủi ro cụ thể. Với trích lập dự phòng cụ thể, nợ nhóm 1 (đủ tiêu chuẩn) sẽ không cần trích lập; còn nợ nhóm 2, 3, 4, 5 sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ tương ứng là 5%, 20%, 50% và 100%.
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, thời gian qua, NHNN đã hỗ trợ các ngân hàng không bị tăng vọt chi phí trích lập dự phòng bằng cách cho phép cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ (Thông tư 01/2020/TT-NHNN). Tuy vậy, giảm tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định để hỗ trợ giảm lãi suất là không nên, bởi sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng trong tương lai.
Đồng tình với ý kiến này, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, trích lập dự phòng rủi ro giống như khoản “bảo hiểm” giúp ngân hàng đối mặt với rủi ro nợ xấu trong tương lai. Nếu trích lập giảm, trong tương lai nợ xấu bùng lên mà không có nguồn xử lý, thì không chỉ lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng, mà sức khỏe tài chính của cả ngân hàng cũng đi xuống.
Trong khi đó, trả lời phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho rằng, dù NHNN cho phép, các ngân hàng này cũng sẽ không nới lỏng trích lập dự phòng. Ngay cả với một số khoản nợ tái cơ cấu vừa qua, dù NHNN không bắt buộc, họ vẫn trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn. Đương nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có đủ lực để làm điều này.
“Tôi cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, ngân hàng nào có điều kiện thì vẫn nên trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, cân bằng giữa đảm bảo an toàn hoạt động và hỗ trợ doanh nghiệp. Còn với những ngân hàng có lợi nhuận hạn chế, hoạt động còn khó khăn, việc điều chỉnh trích lập dự phòng rủi ro là rất cần thiết. Thực tế, hiện nay, không chỉ doanh nghiệp khó, mà bản thân các ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn”, vị lãnh đạo này cho biết thêm.
Cần cân nhắc kỹ lưỡng
Trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, nhiều khoản vay đã bị nhảy nhóm nợ, nhưng NHNN cho phép tái cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ để ngân hàng thương mại không phải tăng trích lập dự phòng. Tôi cho rằng, giải pháp này đã hỗ trợ rất lớn cho các ngân hàng giảm chi phí, giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. Việc điều chỉnh tiếp tỷ lệ dự phòng rủi ro với các nhóm nợ, theo tôi, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng. Nếu trích lập dự phòng không đủ, an toàn của ngân hàng trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng nếu rủi ro xảy ra.
Ngân hàng Top 5 về tổng tài sản sẽ lên UPCoM năm nay, tăng vốn lên 20.232 tỷ đồng
SCB tiếp tục trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng từ kế hoạch năm trước đã không thực hiện được. Nếu thành công, ngân hàng này sẽ có vốn điều lệ ở mức 20.232 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Tăng mạnh nguồn thu từ dịch vụ
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Theo đó, SCB sẽ hoàn tất việc tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng, đồng thời gia tăng vốn cấp 2, đảm bảo lộ trình cải thiện hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Đề án tái cơ cấu.
Ngân hàng cũng tập trung thu hồi nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC, tạo thu nhập và giảm thiẻu một phần chi phí trích lập dự phòng trái phiếu VAMC.
SCB cũng chuyển dịch và mô thức kinh doanh theo hướng đa dịch vụ, giảm bớt sự phụ thuộc vào họat động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng lợi nhuận và chất lượng nguồn thu.
Mục tiêu thu nhập thuần từ dịch vụ năm 2020 riêng lẻ của SCB đạt 1.800 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với năm 2019. Trong đó, SCB tận dụng cơ hội của thị trường bảo hiểm, mục tiêu 900 tỷ đồng doanh số bảo hiểm, tăng 70%.
Ngân hàng cũng đẩy mạnh số lượng thẻ tín dụng quốc tế phát hành mới trong năm nay là 50.000 thẻ. Gia tăng TOI thu phí trên 01 khách hàng tối thiểu 25%.
Đối với hoạt động tín dụng, về cho vay cá nhân SCB tập trung vào các sản phẩm cho vay mua nhà, mua xe, tiêu dùng. Đối với cho vay doanh nghiệp sẽ phát triển cho vay thông qua hệ sinh thái doanh nghiệp đa ngành, bán chéo sản phẩm.
Nguồn: SCB.
Do đó, kế hoạch năm 2020, SCB dự kiến tổng tài sản tăng gần 12,2%, ở mức 637.166 tỷ đồng.
Huy động thị trường 1 tăng 13,3%, ở mức 553.092 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 13%, ở mức 377.283 tỷ đồng. Khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%. SCB không đưa chỉ tiêu lợi nhuận năm 2020 vào tài liệu báo cáo cổ đông.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, sau khi trích các quỹ, SCB sẽ bổ sung nguồn lợi nhuận không chia vào vốn tự có nhằm tăng năng lực tài chính của ngân hàng.
Về việc tăng vốn điều lệ, SCB dự kiến phát hành 500 triệu cổ phần với mức giá phát hành không thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Dự kiến ngân hàng sẽ phát hành làm 01 đợt sau khi được phê duyệt của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối tượng phát hành là các cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước
SCB cũng dự định lên sàn giao dịch UPCoM với mã chứng khoán SCB trong năm 2020.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2020, HĐQT của SCB sẽ trình cổ đông việc miễn nhiệm thành viên HĐQT là bà Mai Thị Thanh Thuỷ và miễn nhiệm thành viên Ban kiểm soát là ông Nguyễn Mạnh Hải.
Trước đó, trong năm 2019, SCB cũng đã miễn nhiệm 02 Phó Chủ tịch trong ban HĐQT là ông: Chiêm Minh Dũng (Phó Chủ tịch thường trực) và ông Tại Chiêu Trung. Do đó, số lượng thành viên còn lại trong ban này là 7 thành viên. Chủ tịch HĐQT là ông Đinh Văn Thành.
Năm 2019, đã thu hồi nợ khoảng 66.000 tỷ đồng
Kết thúc năm 2019, SCB đạt lợi nhuận trước thuế 220 tỷ đồng, hoàn thành 81% kế hoạch với thu thuần từ hoạt động ngoài lãi chiếm 27% tổng thu nhập hoạt động. Tỷ lệ CAR đạt 9,2% vượt so với kế hoạch là 9%.
Tổng tài sản của SCB tính đến hết năm 2019 ở mức 567.913 tỷ đồng, thuộc Top 5 ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất Việt Nam. Vốn điều lệ 15.232 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng đạt 438.287 tỷ đồng. Cho vay khach hàng đạt 333.879 tỷ đồng.
SCB đã thu hồi nợ khoảng 66.000 tỷ đồng thông qua các phương thức xử lý nợ: giải chấp/bán tài sản, chuộc lại tài sản, bán khoản nợ...
Trong năm 2019, Ban kiểm soát SCB cho rằng ngân hàng này cần tăng cường huy động nguồn vốn không kỳ hạn để cải thiện cơ cấu huy động, chú trọng gia tăng các nguồn nguy động với kỳ hạn dài nhằm đảo bảo thanh khoản.
Tăng cường công tác kiểm soát lãi suất huy động và kiểm soát tăng trưởng tín dụng. Cân đối dòng tiền vào - ra, giữa huy động và cho vay, đầu tư, nghĩa vụ bảo lãnh, mua bán nợ.
Tín dụng tiêu dùng có còn là "gà đẻ trứng vàng"? Các sản phẩm cho vay tiêu dùng thường nhắm tới phân khúc khách hàng có thu nhập thấp, nhưng cũng là những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc kinh tế. Bởi vậy, không ít người nghi ngờ về khả năng đối mặt với nợ xấu của các công ty tài chính hậu Covid-19 và liệu tín dụng tiêu dùng có...