Xem điện thoại của bà sau khi ông qua đời một tháng, cháu gái phát hiện câu chuyện đau lòng
Một tháng sau khi ông qua đời, cô gái mới phát hiện ra điều đau lòng trong lúc xem điện thoại của bà.
Trên mạng Xiaohongshu tại Trung Quốc mới đây, một cô gái đã chia sẻ câu chuyện đau lòng về ông bà của mình. Câu chuyện nhận được nhiều sự đồng cảm của mọi người bởi không ai trong chúng ta có thể dễ dàng vượt qua nỗi đau mất đi những người thân yêu nhất.
Cụ thể, cô gái cho biết cô thường thấy bà của mình chăm chú nhìn vào điện thoại, nhắn tin với vẻ mặt buồn bã và khóc. Vì tò mò và lo lắng nên cô mới lén xem điện thoại của bà. Lúc này cô mới phát hiện ra rằng bà của cô vẫn đều đặn nhắn tin cho người chồng đã qua đời từ 1 tháng trước của mình.
Cô gái chia sẻ môt đoạn tin nhắn của bfa gửi cho ông
Theo lời cô gái kể, bà của cô vẫn nhắn vào số điện thoại cũ của ông những tin như: “Tôi vẫn chưa thể chấp nhận được việc ông đã ra đi. Trông ông vẫn rất khỏe mạnh trong những hình ảnh trong điện thoại của tôi. Một tháng vừa qua như một giấc mơ vậy, suốt 30 ngày”, “Những ý nghĩ về ông giống như một con ngựa trắng, chưa hề ngừng chạy kể từ khi ông ra đi”… Bà cũng tâm sự rằng bản thân rất buồn và sợ hãi khi nghĩ đến những ngày tháng sau này không có ông bên cạnh.
Video đang HOT
Được biết, ông bà cô vừa kỷ niệm 50 năm ngày cưới vào năm ngoái. Sau khi ông mất, bà cứ nắm chặt chiếc lược gỗ mà bà đã dùng trong ngày cưới. Theo tục lệ địa phương, khi một trong hai người qua đời, chiếc lược này phải bị bẻ gãy, tượng trưng cho việc chấm dứt thời gian bên nhau. Nhưng bà của cô nhất định không chịu bẻ gãy chiếc lược, đến mức mấy người họ hàng phải giằng chiếc lược khỏi tay bà để bẻ gãy nó theo đúng phong tục.
Bên nhau bao nhiêu năm, mà vẫn khó lòng chấp nhận khi ông đã ra đi mãi mãi
Chia sẻ câu chuyện này, cô gái mong mọi người có thể cảm thông, dành nhiều thời gian hơn với ông/ bà, cha mẹ của mình. Vì người lớn tuổi thường có những tâm sự riêng mà có thể không biết chia sẻ cùng ai hoặc chia sẻ theo cách nào.
Tình nguyện làm 'người liên lạc khẩn cấp' cho các cụ già sống một mình
Một chàng trai đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi tình nguyện làm "người liên lạc khẩn cấp theo yêu cầu" cho 16 cụ già sống một mình.
Theo tờ SCMP ngày 6.6, trong vài năm qua, Yang Haojie (25 tuổi, ởTrung Quốc) cho biết anh đã giúp đỡ những người dân làng lớn tuổi ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, 800 lần cho các vấn đề từ nấu ăn đến sửa chữa nhỏ trong nhà.
"Tôi lớn lên ở ngôi làng và đã chứng kiến những người này già đi từng ngày. Sức khỏe không còn tốt như trước và họ không thể di chuyển tự do. Vì vậy, tôi hy vọng mình có thể cố gắng hết sức để giúp đỡ họ", Yang nói.
Yang cho biết anh cảm thấy tự hào về công việc của mình khi giúp đỡ những người già. Yang quản lý một nhóm dịch vụ chăm sóc tình nguyện trong thành phố và dành ba ngày một tuần để thăm những người già sống một mình sau khi vợ hoặc chồng của họ qua đời trong khi con cái sống ở xa.
Yang và đồng nghiệp giúp mua thức ăn cho họ, nấu ăn, sửa chữa các vật dụng trong nhà bị hư, cắt tóc và làm nhiều việc nhà.
Nhóm cũng tổ chức tiệc sinh nhật cho các cụ già trong làng. Yang sử dụng tiền của mình để trang trải chi phí cho tất cả các dịch vụ tình nguyện giúp cho những người dân làng cao tuổi này.
Chàng trai trẻ trở thành "người liên lạc khẩn cấp" cho 16 người già
Yang cho biết anh cảm thấy cần phải đặt mình là người liên lạc khẩn cấp cho 16 người lớn tuổi bằng cách đặt nút số 1 trên điện thoại của họ để quay số nhanh đến số di động của anh trong trường hợp khẩn cấp.
"Các cụ già có thể gọi trực tiếp một cách nhanh chóng cho tôi, vì vậy tôi có thể đến giúp giải quyết vấn đề của họ ngay lập tức", Yang nói.
Anh chia sẻ thêm: "Mỗi khi nhìn thấy tôi, họ đều rất vui. Điều đó khiến tôi tự hào về bản thân mình".
Câu chuyện đã nhận được vô số lời khen ngợi từ cộng đồng mạng. Rất nhiều bình luận khen ngợi như: "Câu chuyện khiến tôi rơi nước mắt", "Anh ấy phải chịu trách nhiệm rất lớn khi là người liên lạc khẩn cấp cho 16 người già".
Bên cạnh đó, trước lòng tốt của Yang, nhiều cụ già trong làng đã rất xúc động và rơi nước mắt. Li Banghua (quan chức phụ trách lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi tại Bộ Nội vụ nước này) cho biết ở các vùng nông thôn, tỷ lệ "nhà trống" có thể lên tới 70%.
"Nhiều người già không sống với con cái, họ phải đối mặt với rất nhiều bất tiện, khó khăn và thậm chí là nguy hiểm", Li nói.
Gánh nặng chăm cháu của ông bà: Con mình đẻ, sao bắt ông bà trông Cha mẹ sinh con, nuôi dưỡng đến khi con khôn lớn trưởng thành là hoàn thành trách nhiệm của bản thân. Tuy nhiên, nhiều người con dù đã có gia đình riêng vẫn chưa hiểu được điều này, vẫn yêu cầu cha mẹ già phải chăm sóc con cái cho họ và đặt lên vai đấng sinh thành nhiều loại trách nhiệm. Ông...