“Xẻ thịt” công viên
TP.HCM vừa sử dụng một phần khu B Công viên 23.9 (Q.1) để làm bãi đậu xe buýt. Một nhà điều hành lớn cũng được xây dựng trên đất công viên, chưa kể nhiều cơ quan, đơn vị và sự chiếm dụng của các bãi giữ xe.
“Lá phổi” teo dần
Theo phản ánh của nhiều người dân, tình trạng dày đặc xe buýt vào – ra công viên trên đường Lê Lai, Phạm Ngũ Lão đang gây mất trật tự, an toàn giao thông cho người đi đường. Đặc biệt, khói, bụi xe và việc nhiều tài xế vô tư xả rác, phóng uế ngay tại công viên đã gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực này.
Không chỉ bị hàng trăm xe buýt chiếm, hiện nay mặt bằng Công viên 23.9, nơi được xem như lá phổi hiếm hoi ngay trung tâm TP.HCM, còn đang là nơi làm việc của nhiều cơ quan, đơn vị như Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên – Môi trường, các bãi giữ xe và Xí nghiệp phục vụ công cộng Thanh niên xung phong TP.HCM, rạp xiếc… Hậu quả là diện tích dành cho người dân tập thể dục, thư giãn, các mảng xanh… bị teo dần.
Video đang HOT
Công viên 23 Tháng 9 bị cắt xén làm bến xe buýt – Ảnh: Diệp Đức Minh
Ông Lê Hải Phong, Giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng, lý giải thành phố đang thiếu nghiêm trọng bến bãi dành cho xe buýt. Từ năm 2007, Chính phủ đã phê duyệt cho TP.HCM trên 81 ha đất làm bến bãi xe buýt nhưng hiện TP chỉ có khoảng 17 ha, thiếu gần 80% diện tích so với quy hoạch. Đây là vấn đề bức xúc nhất của xe buýt TP. Việc cải tạo một phần Công viên 23.9 để làm bãi đậu xe buýt là một trong các giải pháp cho bài toán bến bãi vận tải công cộng.
Hiện nay công viên rất nhếch nhác, nhất là phía gần chợ Thái Bình. Nên cải tạo, xây dựng nó thành một công viên đẹp vì đây là lá phổi của thành phố, lại nằm ngay khu vực trung tâm, nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài
Luật gia Lê Hiếu Đằng
Báo cáo với Ban Kinh tế Ngân sách HĐND TP tại buổi giám sát cuối tháng 9 vừa qua, ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở GTVT, cho biết Sở đã nhiều lần làm việc với các đơn vị liên quan để tìm quỹ đất dành cho bến bãi và đầu mối trung chuyển xe buýt. Tuy nhiên đến thời điểm này các quận, huyện cũng chỉ mới đưa vào quy hoạch 1/2.000 của địa phương chứ chưa có địa điểm làm bến bãi cụ thể. Vì vậy, Sở phải tìm cách bố trí điểm đậu cho xe buýt và Công viên 23.9 là một lựa chọn trong giai đoạn này.
“Bê tông hóa” công viên
Ông Đặng Văn Khoa – nguyên Ủy viên HĐND TP.HCM, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc TP – nhận xét HĐND TP thời gian qua đã hết sức cố gắng giữ không cho biến công viên thành cao ốc. Đến lúc này, công viên lại bị sử dụng để làm bến bãi xe buýt là hết sức đáng tiếc.
Nên biến Công viên 23.9 thành công viên mở, cây xanh và hoa lá để phục vụ cho người dân vì hiện nay thành phố rất thiếu điều đó. Không những vậy, khu trung tâm rất đông du khách nước ngoài, cần giữ lại công viên đẹp để tạo cho du khách cảm giác bình yên, trong lành. “Đổi khu đất công viên lấy hạ tầng hoặc cắt làm cao ốc, bất cứ vì lý do nào lấy công viên tạo thành khối bê tông… phải kiên quyết dẹp, cực lực phản đối”, ông Khoa khẳng định.
Nói về công trình khu nhạc nước của Công viên 23.9 được xây dựng dở dang từ năm 2000 đến nay, ông Khoa cho rằng nên đập bỏ đi để tái lập công viên, kể cả khu đất đang được một xí nghiệp của Thanh niên xung phong sử dụng làm văn phòng điều hành và giữ xe rất lãng phí và “nhức mắt”.
Luật gia Lê Hiếu Đằng cũng cho rằng, ngay trung tâm phải giữ một công viên đẹp. Như Công viên Tao Đàn là nơi người dân thành phố đến giải trí, sinh hoạt, tập thể dục, ngắm cảnh… Công viên 23.9 đã không còn được như vậy. Vì vậy, TP phải có quan điểm rõ ràng trong việc này. “Hiện nay công viên rất nhếch nhác, nhất là phía gần chợ Thái Bình. Nên cải tạo, xây dựng nó thành một công viên đẹp vì đây là lá phổi của thành phố, lại nằm ngay khu vực trung tâm, nơi tập trung nhiều du khách nước ngoài”, ông Đằng đề xuất.
Đối với chỗ đậu xe buýt, theo ông Đằng, hiện nay không gian khu vực trung tâm của thành phố rất chật hẹp, phải làm các bãi đậu xe buýt ngầm xuống đất hoặc cho lên cao để không lãng phí quỹ đất. “Thật ra nếu biết cách có thể giải quyết được bãi cho xe buýt, xe ô tô, xe máy, khách vãng lai bằng cách hy sinh một trong những khu đất mà thành phố đang đem đấu giá để làm bãi đậu xe. Hy sinh một chút lợi ích để dành đất cho các công trình công cộng”, ông Đằng hiến kế.
Theo TNO
Biến tướng đất công tại Đồng Nai: Tách nhỏ dự án để trốn nghĩa vụ
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, một trong những lợi nhuận đem lại lớn nhất chính là từ đất. Đặc biệt, với sự quản lý lỏng lẻo ở các cấp chính quyền địa phương, đã tạo thành những kẽ hở để DN "lách" qua. Điều này đang bộc lộ tại dự án cụm công nghiệp - KĐT và dân cư - khu sân golf tại xã Phước Bình, huyện Long Thành.
Đất công bị sai lệch hồ sơ
Theo văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư DA cụm công nghiệp - KĐT và dân cư - khu sân golf tại xã Phước Bình của UBND tỉnh Đồng Nai tháng 11.2007, Cty CP đầu tư & phát triển Phú Gia (Cty Phú Gia) đã lập thủ tục đầu tư thực hiện DA trên với quy mô 643ha. Nhưng từ khi lập quy hoạch đầu tư, chủ DA có dấu hiệu làm sai lệch hàng trăm hécta đất công tại DA này. Cụ thể, trong bản quy hoạch ban đầu để báo cáo lên UBND tỉnh Đồng Nai, Cty Phú Gia cho rằng trong DA chỉ có khoảng 118ha là đất công do Nhà nước đang quản lý.
Trên thực tế, tại biểu đồ hiện trạng đất công do Tổng đội TNXP bàn giao cho UBND huyện Long Thành quản lý ngày 19.11.1996 còn lưu tại UBND xã Phước Bình, tổng diện tích là hơn 330ha. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Phước Bình - cho biết: Đây là đất từ một NM đường trước đây, do Cty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai quản lý và giải thể từ năm 1990 để lại. Ở thời điểm hiện tại, khu đất công này đã dành 40ha cho Tổng Cty CP Rượu - Bia - NGK Sài Gòn làm KCN 30ha làm trường bắn 34ha dành cho đồng bào dân tộc Chơ Ro canh tác và 15ha khu tái định cư của dự án KCN Bàu Xéo. Như vậy, trừ đi sẽ còn trên 211ha đất công, chênh lệch gần 100ha so với quy hoạch ban đầu. Đồng thời, toàn bộ khu đất nằm trong một cụm của NM đường trước đây chứ không bị tách rời như Cty Phú Gia báo cáo.
Theo lãnh đạo xã Phước Bình, những thông tin quy hoạch này hoàn toàn do phía chủ đầu tư tự khảo sát và đưa ra. Tuy nhiên, ở thời điểm này dự án vẫn chưa thoả thuận được về địa điểm, diện tích cụ thể.
"Né" luật?
Với lý do Phước Bình là một vùng hoang hoá, việc đầu tư vào đây sẽ tốn rất nhiều chi phí, cũng như để dự án đạt hiệu quả thì việc tái định cư bên trong dự án 643ha là một trở ngại lớn cho DA và khâu thiết kế đạt được sự đồng bộ. Do đó, ngay sau khi có được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Cty Phú Gia đã đề nghị tách khu tái định cư với diện tích hơn 100ha xây dựng nằm phía bên ngoài DA.
Về vấn đề này, Sở KHĐT Đồng Nai cho rằng: Tại văn bản số 8976/UBND-CNN ngày 6.11.2007 về thoả thuận địa điểm cho Cty Phú Gia, có khoảng 118ha đất công chiếm tỉ lệ 18,35% tổng diện tích DA. Về nguyên tắc, quỹ đất công sẽ tổ chức đấu giá. Tuy nhiên, do Cty cam kết dành một tỉ lệ hợp lý quỹ nhà đất đầu tư xây dựng nhà tái định cư, nhà ở cho người nghèo và người thu nhập thấp, nên UBND tỉnh đã thoả thuận địa điểm mà không tách quỹ đất công để tổ chức đấu giá. Bên cạnh đó, với lý do đất công nằm rải rác tại DA nên UBND tỉnh đã chấp thuận cho phép chủ đầu tư hoán đổi rồi giao lại cho địa phương một khu đất quy hoạch tương ứng.
Với thỏa thuận nêu trên, Cty Phú Gia vừa được quyền "xé rào" khi được nhận hàng trăm hécta đất công mà không phải đấu giá, và khi nhận thấy bị "vướng" vào cam kết với UBND tỉnh, Cty Phú Gia đã xin tách khu đất thành ba DA và được UBND tỉnh Đồng Nai thông qua ngày 8.3.2010. Nhận định về việc này, TS Nguyễn Ngọc Dương - Phó Trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM - cho rằng: "Chia tách kiểu gì đi nữa thì bản chất của vấn đề vẫn thế. Rõ ràng, tỉnh Đồng Nai đã dành quá nhiều ưu đãi cho DA bằng việc tiếp tay cho chủ đầu tư "né tránh" những quy định của pháp luật, bởi theo quy định đất công phải đem ra đấu giá công khai".
Theo laodong
Hà Nội: Công viên thành quán đèn lồng Công viên ven hồ Tây được thành phố Hà Nội đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng giờ đây đang bị lấn chiếm để kinh doanh với đủ hình thức. Vườn hoa, bãi cỏ bị giày xéo, rác xả bừa bãi trông hết sức nhếch nhác. Dọc con đường dạo ven hồ, các vỉa hè, thảm cỏ, vườn hoa, khuôn viên bị các...