Quán nhậu vỉa hè
Không biết nên lo hay nên mừng khi ở TP.HCM nhiều khách nước ngoài có cảm nhận ngạc nhiên về việc có quá nhiều quán nhậu vỉa hè.
Còn với người dân sinh sống nơi có quán nhậu thì quán nhậu vỉa hè trở thành nỗi ám ảnh vào mỗi buổi tối, cho đến tận khuya hoặc gần sáng.
Một đoạn vỉa hè bị lấn chiếm làm quán nhậu -Ảnh: TH.Thắng
Những quán nhậu này đã tạo nên thói quen “ăn nhậu vỉa hè” buổi tối cho một bộ phận người dân, từ cán bộ, công nhân viên, đến cả học sinh sinh viên và những thành phần bất hảo thành những đệ tử ma men nơi công cộng. Phần lớn quán nhậu vỉa hè nằm trên trục đường có đông dân cư sinh sống và đi lại nên đã trở thành sàn diễn tự nhiên giúp dân nhậu phô diễn cái tôi phản cảm.
Video đang HOT
Nổi bật hơn cả là cái tôi nói lớn với dàn đồng thanh “dzô dzô”, nói tục chửi thề và những cú “kungfu” khi xô xát bên bàn nhậu. Mớ âm thanh lớn hỗn tạp từ quán nhậu cộng thêm mùi bia rượu, mùi thức ăn… theo gió “tra tấn” cả một khu vực dân cư xung quanh cho đến tận quá nửa đêm, có nơi gần sáng đến khi quán nhậu đóng cửa.
Chủ quán nhậu vỉa hè thường bỏ ngoài tai tất cả những than phiền và bất bình về những ảnh hưởng tiêu cực của quán nhậu đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của cộng đồng dân cư. Họ vẫn tiếp tục lấn chiếm lề đường đặt thêm bàn nhậu, chiếm lề đường để xe máy, xe hơi cho khách nhậu. Càng chiếm được nhiều lòng lề đường, chủ quán thu được càng nhiều tiền.
Một số điểm đen trong rất nhiều điểm đen về việc quán nhậu lấn chiếm lòng lề đường như khu vực cuối đường Thành Thái, đường Nguyễn Tri Phương quanh Trường đại học Kinh tế (quận 10), vòng xoay đường Nguyễn Chí Thanh – Nguyễn Tri Phương, đường Nguyễn Tri Phương đoạn từ Nguyễn Trãi đến Trần Phú (quận 5). Ngay cả đường Trần Xuân Hòa (P.7, Q.5) trước đây yên tĩnh giờ cũng bị quán nhậu làm cho náo loạn đến gần sáng.
Tiền do việc lấn chiếm lề đường làm quán nhậu vẫn ngày ngày chảy vào túi chủ quán, nhưng môi trường văn hóa, môi trường sống khu dân cư buổi tối đang bị xâm hại, người đi bộ và người sử dụng phương tiện giao thông bị ảnh hưởng khi đi ngang qua quán nhậu vỉa hè. Cảnh lộn xộn ở các quán nhậu này vẫn ngày ngày tiếp diễn mà không biết đến khi nào mới được chấn chỉnh, làm mất đi ý nghĩa của những nỗ lực của cộng đồng dân cư xây dựng “khu phố văn hóa”.
Các cấp lãnh đạo TP.HCM đang chỉ đạo quyết liệt để thực hiện văn minh đô thị, an toàn giao thông, nhưng sẽ là thiếu đồng bộ nếu tại địa phương không chấn chỉnh việc lấn chiếm lòng lề đường, thời gian kinh doanh và đảm bảo an ninh trật tự khu dân cư của các quán nhậu vỉa hè khi màn đêm buông xuống.
Theo Tuổi trẻ
Thầy giáo bị tố đánh vợ dã man
Sau nhiều lần bị chồng là anh Nguyễn Văn Tiến (hiện là giáo viên Trường THPT Nguyễn Sinh Cung, xã Phú Đa, H. Phú Vang, TT-Huế) đánh đập và xúc phạm danh dự nhân phẩm, chị Hoàng Thị Kim Ánh (29 tuổi, trú nhà số 9A kiệt 139-An Dương Vương, TP Huế) đã gửi đơn đến các cơ quan chức năng kêu cứu...
Năm 2006, chị Ánh kết hôn với anh Nguyễn Văn Tiến. Chị Ánh tốt nghiệp ĐH Nghệ thuật quần chúng nhưng chưa có việc làm, còn anh Tiến là giáo viên cấp 3. Thời gian đầu, hai người sống hạnh phúc và năm 2007, họ sinh con đầu lòng.
Theo phản ánh của chị Ánh trong đơn tố cáo gửi đến các ban, ngành chức năng thì khoảng 3 năm trở lại đây, không hiểu vì lý do gì, anh Tiến thường có hành vi bạo lực đối với mẹ con chị cả về thể xác lẫn tinh thần, cụ thể là đánh đập gây thương tích, xúc phạm danh dự nhân phẩm chị.
Chị Ánh kể, năm 2011, hầu như ngày nào chị cũng bị anh Tiến đánh đập, nhưng chị không biết vì nguyên nhân gì. Có lần anh Tiến đánh chị Ánh dẫn đến mặt mày bầm tím, chân chảy máu. Bị đánh đập nhiều lần vô cớ, không thể chịu nổi, chị Ánh đã từng uống thuốc tự vẫn, nhưng mọi người phát hiện và kịp thời đưa đi cấp cứu tại BVT.Ư Huế. Thời gian chị Ánh nằm viện, anh Tiến không hề chăm sóc, thăm hỏi.
Sau nhiều lần bị đánh đập, tháng 7-2011, chị Ánh có đơn gửi TAND TP Huế xin được ly hôn. Nhiều lần được tòa triệu tập nhưng anh Tiến không đến, chỉ đến ngày 7-3-2012, anh mới đồng ý đến tòa để giải quyết việc ly hôn. Từ hôm đến tòa về, hầu như ngày nào anh Tiến cũng đánh chị Ánh.
"Đến giờ tôi vẫn không nhớ anh ấy đã đánh đập tôi bao nhiêu lần nữa. Có nhiều khi một ngày tôi bị đánh nhiều lần, thậm chí anh còn đánh tôi cả ngoài đường để nhục mạ, chửi bới khiến tôi không thể chịu đựng nổi. Đau lòng hơn, con tôi, một đứa trẻ chưa đầy 4 tuổi mà phải bị ám ảnh cảnh ba thường xuyên đánh mẹ. Ngay cả khi thấy máu tôi chảy, con tôi khóc hoảng hốt thì Tiến đánh luôn con. Đến bây giờ, đứa con thấy anh Tiến về là vô cùng sợ hãi" - chị Ánh kể trong uất nghẹn.
Những vết thương ở mặt và chân mà anh Tiến đã gây ra cho chị Ánh.
Trong khi chờ tòa xử ly hôn, chị Ánh đưa con về ở nhà ba mẹ ruột (tại 127-An Dương Vương, TP Huế) để lánh nạn. Thế nhưng, anh Tiến vẫn không buông tha, thường xuyên tìm đến đánh vợ, gây mất ANTT. Bà Trần Thị Chót (trú 129-An Dương Vương) - người chứng kiến sự việc cho biết: "Khi nghe tiếng ồn, tôi chạy qua xem thì thấy thầy Tiến chạy xộc vào nhà lôi vợ ra, nắm tóc và đánh đập. Ba mẹ của cô Ánh can mà thầy Tiến chửi thề, tôi thấy rất chướng tai". Bà Nguyễn Thị Sen (ở cạnh nhà cha mẹ chị Ánh) cũng bức xúc: "Anh Tiến đánh đập chị Ánh rất nhiều lần, khiến chị phải về nhà cha mẹ đẻ trốn. Nhưng anh Tiến vẫn không chịu buông tha, tiếp tục đánh vợ, chửi bới cả cha mẹ chị Ánh...". "Có lần thầy Tiến chỉ tay vào mặt mẹ tôi chửi tục rồi lấy ghế phang vào người mẹ tôi. Rất may hàng xóm kịp giữ lại và gọi cho Công an đến xử lý" - chị Ánh nhớ lại.
Trước hành vi bạo hành gia đình của anh Tiến, chị Ánh và gia đình nhiều lần gửi đơn đến Trường THPT Nguyễn Sinh Cung, yêu cầu can thiệp. Về vấn đề này, bà Phan Thị Sông Hương - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Sinh Cung cho biết: Trước đây, sau khi nhận đơn của chị Ánh, bà Hương đã trao đổi, hòa giải giữa chị Ánh và anh Tiến tại. Sau đó, bà Hương nắm lại thông tin thì anh Tiến nói đã ổn. Nay, tiếp tục nhận đơn tố cáo nên lãnh đạo nhà trường đã cử cán bộ đi xác minh sự việc tại nơi cư trú. Tuy nhiên, trường này có kết luận: "Không đủ căn cứ để xác minh việc anh Tiến đánh đập chị Ánh như trong đơn tố cáo...".
Ngày 7-4, UBND phường An Đông (đại diện CAP, bí thư chi bộ tổ dân phố, tổ trưởng phụ nữ, bí thư chi đoàn tổ cùng tham gia) có cuộc hòa giải đối với vợ chồng chị Ánh. Tại đây, anh Tiến thừa nhận: "Trong quá trình vợ chồng chung sống, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, không hợp nhau... Có đánh chị Ánh trong những lần gây gổ chứ không có hành vi bạo lực gia đình". Tại phiên hòa giải, bà Trần Thị Tường Vy - Phó Chủ tịch UBND phường An Đông yêu cầu vợ chồng chị Ánh không được gây mất trật tự tại địa phương, xúc phạm danh dự nhân phẩm của nhau. Đề nghị anh Tiến và chị Ánh cam kết không để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình... Trung tá Đào Hữu Sinh - Phó trưởng CAP An Đông cho biết: "CAP đã có lần gọi anh Tiến lên giáo dục, nhắc nhở, không gây mất trật tự, ảnh hưởng đến khu dân cư".
Thiết nghĩ, trước sự cầu cứu của chị Hoàng Thị Kim Ánh, các cơ quan chức năng ở TT-Huế sớm khẩn trương vào cuộc để làm rõ vụ việc.
Theo ANTD
Bất chấp nguy hiểm Hằng ngày, tại giao lộ Tản Đà - Võ Văn Kiệt (phường 10, quận 5 - TPHCM), một số hộ dân đã lấn chiếm lòng lề đường bày bán nhiều mặt hàng ngay trạm điện áp cao thế, bất chấp nguy hiểm (ảnh). Ông Trần Huy Cường, Phó Chủ tịch UBND phường 5, cho biết: "Chúng tôi đã nhiều lần kiểm tra, xử...