Xe ba gác chở xi măng chèn qua người, bé trai 12 tuổi bị chấn thương bụng kín nghiêm trọng
Trên đường đi học về, bé trai 12 tuổi đã va chạm với xe ba gác chở xi măng đi cùng chiều và bị bánh xe chèn qua người.
Cậu bé được đưa vào cấp cứu tại BV E trong tình trạng sốc đa chấn thương, chấn thương bụng kín, vỡ bàng quang độ II, chấn thương khung chậu, vỡ xương chậu trái…
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi cậu bé 12 tuổi ở Hà Nội đang trên đường đi bộ về nhà sau ca học. Bệnh nhi đã được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện E thông qua hệ thống Cấp cứu ngoại viện của bệnh viện. Các bác sĩ Bệnh viện E đã cứu sống cậu bé một cách ngoạn mục.
ThS.BS Đỗ Quốc Phong – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực nội khoa và chống độc, Bệnh viện E cho biết, bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, sốc đa chấn thương, sốc mất máu nặng, da niêm mạc nhợt, cơ thể nhiều vùng sưng nề, đụng dập, xây xước chảy máu: bụng chướng, bầm tím thành bụng nửa bụng dưới, bầm tím, sưng nề và xây xước toàn bộ vùng hông cùng tầng sinh môn, vết thương bộ phận sinh dục 1,5cm, căng tím và sưng nề vùng đùi trái…
Nhận định đây là một ca đa chấn thương do tai nạn nghiêm trọng, cần can thiệp nhanh chóng để đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Ngay lập tức, một ê kíp cấp cứu được “báo động đỏ”, huy động toàn bộ bác sĩ tham gia cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhi.
Các bác sĩ Bệnh viện E đã cứu sống ngoạn mục cháu bé 12 tuổi bị tai nạn giao thông, chấn thương bụng kín.
Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cầm máu cho người bệnh, khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết để tầm soát hết các tổn thương. Kết quả cho thấy, người bệnh bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng: chấn thương bụng kín (đụng dập thành bụng, chảy máu trong ổ bụng, tụ máu sau phúc mạc, vỡ bàng quang độ II), chấn thương khung chậu (vỡ xương chậu trái, nhiều ổ chảy máu hoạt động, có nhiều vết thương ở các vị trí hậu môn, đụng dập tổn thương cơ vùng đùi 2 bên, chân, phù nề tầng sinh môn…).
Qua khai thác tiền sử, được biết, khoảng 10h sáng 3/6, trên đường đi học thêm trở về nhà, bệnh nhi đi bộ đã xảy ra va chạm với xe ba gác chở xi măng đi cùng chiều và bị bánh xe chèn qua người. Sau tai nạn, bệnh nhi xuất hiện đau, sưng nề, bầm tím và chảy máu nhiều vùng hông, hạ vị… Bệnh nhân nhanh chóng được người dân gọi cấp cứu và ngay lập tức cấp cứu ngoại viện Bệnh viện E khởi động, nhanh chóng đến hiện trường sơ cứu và vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Ngay khi có thông tin về ca tai nạn nghiêm trọng, hệ thống cấp cứu được khởi động với sự chuẩn bị khẩn trương của nhiều chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện E: ngoại chấn thương, ngoại tổng hơp, nhi khoa, gây mê hồi sức, hồi sức cấp cứu… Ngay lập tức, các bác sĩ đã hội chẩn liên chuyên khoa: khoa Cấp cứu, khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, khoa Khoa Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình, khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, khoa Gây mê hồi sức và hồi sức tích cực nội khoa… để tìm phương án điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Đánh giá đây là một ca bệnh khó và nguy hiểm, bệnh nhi còn nhỏ tuổi, cùng lúc chịu nhiều thương tổn, đang sốc mất máu nặng, người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, ở bệnh nhi này bị chấn thương vùng khung chậu, vùng đùi – nơi các mô xương xốp nên đã dẫn đến tình trạng mất máu rất nghiêm trọng, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc cầm máu cho người bệnh. Các bác sĩ đã nhanh chóng phối hợp cùng với kíp can thiệp để nút mạch chậu trong cho bệnh nhi nhằm cầm máu ở các vị trí gây mất máu nhiều của bệnh nhi.
Cấp cứu ngoại viện kịp thời tăng cơ hội cứu sống người bệnh.
Trong 24 giờ đầu sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã phải truyền gần 4 lít máu để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, truyền máu khối lượng lớn mặc dù có thể giúp người bệnh vượt qua khỏi giai đoạn nguy kịch nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng truyền máu nguy hiểm cần phải được xử trí kịp thời như: các tổn thương phổi, tổn thương ống thận, biến chứng nhiễm độc citrat và hạ canxi, biến chứng hạ thân nhiệt, quá tải tuần hoàn…
Sau nút mạch chậu, các bác sĩ tiếp tục xử lý cầm máu cho người bệnh. Một ê kíp bác sĩ chuyên về phẫu thuật tiêu hóa đã tiến hành khâu ví trí vỡ bàng quang, xử lý những tổn thương khác trong ổ bụng.
Video đang HOT
ThS.BS Đỗ Quốc Phong – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực nội khoa và chống độc đánh giá cao sự nhanh chóng, kịp thời của hệ thống Cấp cứu ngoại viện – Bệnh viện E trong việc sơ cứu tại hiện trường và vận chuyển người bệnh an toàn, nhanh chóng. Người bệnh bị chấn thương khung chậu, đụng dập cơ vùng đùi, chấn thương bụng kín… đây là những chấn thương rất phức tạp, có thể ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức. Do đó khi vận chuyển người bệnh, nếu không cố định người bệnh tốt có thể làm trầm trọng hơn các thương tổn, nhất là đối với tổn thương vỡ khung chậu và gãy xương lớn, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Sau 4 ngày điều trị, hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định: bệnh nhi tỉnh, đã rút ống nội khí quản, tự thở oxy kính, ăn bằng đường miệng… Bệnh nhi hiện đang được tiếp tục theo dõi điều trị các thương tổn và tập phục hồi chức năng tại giường bệnh.
Theo ThS.BS Đỗ Quốc Phong, với trường hợp bệnh nhi bị sốc đa chấn thương phức tạp việc xử trí nhanh chóng, chính xác, kịp thời để tránh bỏ qua thời cơ cấp cứu bệnh nhi rất quan trọng. Rất may, người bệnh được đưa đến cấp cứu nhanh chóng, tránh làm cho tổn thương nặng thêm gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Việc triển khai hiệu quả, nhanh chóng của hệ thống Cấp cứu ngoại viện đã giúp bệnh nhân được cứu chữa kịp thời trong thời gian ngắn nhất.
ThS.BS Đỗ Quốc Phong khuyến cáo, khi người dân gặp các trường hợp chấn thương thương tích hiện trường, nếu có kinh nghiệm xử lý thì nhanh chóng tiến hành sơ cứu xử trí cho người gặp nạn, cùng với đó nên liên hệ ngay với Trung tâm cấp cứu để được giúp đỡ và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất, đảm bảo tính mạng cho người bị nạn.
Kỹ năng phát hiện và cấp cứu say nắng ai cũng nên biết
Say nắng rất dễ dẫn đến choáng ngất, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến tính mạng người bệnh gặp nguy hiểm.
Đôi khi say nắng có thể bắt đầu bằng các triệu chứng kiệt sức vì nóng, không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần hạ nhiệt càng nhanh càng tốt. (Ảnh: ITN)
Năm 2023, nhiệt độ cao kỷ lục khiến Bộ Lao động Hoa Kỳ phải nhắc nhở người sử dụng lao động bảo vệ nhân viên viên của mình.
Trong số một số nhóm dân cư nhất định - như người lớn tuổi, trẻ nhỏ, những người ít di chuyển và những người có tình trạng sức khỏe nhất định - những người phải làm việc ở bên ngoài hoặc ở nơi có nhiệt độ cực cao dễ bị bệnh do nhiệt hơn, bao gồm say nắng, có thể gây tử vong và là dạng bệnh nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt.
Theo nghiên cứu của The Weather Channel, mùa hè năm 2024 được dự đoán sẽ rất nắng nóng. Tiến sĩ Korin Hudson, bác sĩ phòng cấp cứu của MedStar Health cho biết: "Chúng tôi thấy say nắng thường xảy ra ở người già, trẻ nhỏ, như trẻ sơ sinh vào những đợt nắng nóng kéo dài trong vài ngày".
Dưới đây là những điều cần biết nếu bạn hoặc ai đó ở gần bắt đầu gặp các triệu chứng say nắng.
Triệu chứng say nắng
Đôi khi, say nắng có thể bắt đầu bằng các triệu chứng kiệt sức vì nóng, không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần hạ nhiệt càng nhanh càng tốt.
Các triệu chứng kiệt sức do nhiệt bao gồm buồn nôn, nhức đầu, da lạnh, mạch nhanh hoặc yếu cùng các dấu hiệu khác.
Nếu không được điều trị, kiệt sức vì nóng có thể tiến triển thành say nắng, đây là một trường hợp cấp cứu y tế.
Nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, kéo dài hơn một giờ hoặc người bệnh bắt đầu nôn mửa. Tình huống này cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
Các triệu chứng của say nắng, theo Mayo Clinic và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, bao gồm:
- Trạng thái tinh thần bị thay đổi: nhầm lẫn, kích động và nói ngọng.
- Da nóng, đỏ bừng và khô hơn bình thường. Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, nếu cơn say nắng xảy ra do tập thể dục, da có thể hơi ẩm.
- Đau đầu.
- Co giật.
- Nhiệt độ cơ thể rất cao (104 độ F hoặc cao hơn).
- Thở nhanh.
- Nhịp tim nhanh.
Say nắng là một cấp cứu y tế cần được chăm sóc chuyên nghiệp. Nếu có nhiều hơn một người xung quanh để hỗ trợ nạn nhân, Hudson khuyên một người nên gọi cấp cứu trong khi người kia giúp nạn nhân thực hiện các bước dưới đây.
Đến nơi mát mẻ hơn ngay lập tức
Theo CDC, đừng đưa đồ uống cho người bị say nắng. (Ảnh: ITN)
Nếu bạn ở cạnh người bị say nắng, hãy chuyển họ đến khu vực mát mẻ hơn, chẳng hạn như phòng có máy lạnh gần đó hoặc vào bóng râm.
Cả hai đều là những lựa chọn tốt, nhưng "Hãy cố gắng đưa họ ra khỏi vùng nóng càng nhanh càng tốt", Hudson nói. Mục đích là để hạ nhiệt độ cốt lõi của cơ thể.
Cởi bỏ quần áo thừa
Cởi bỏ áo sơ mi dài tay, quần dài hoặc quần áo khác sẽ giúp nạn nhân hạ nhiệt nhanh hơn. Để tránh say nắng, bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng những loại quần áo làm mát phù hợp với cơ thể để giúp bạn mát mẻ và thoải mái hơn.
Đối với những người có thói quen mặc nhiều lớp để thấm mồ hôi, Hudson khuyên không nên làm như vậy. Điều đó rất nguy hiểm và có thể dẫn đến say nắng.
Chườm đá, khăn lạnh hoặc nước mát lên da
Say nắng là một cấp cứu y tế cần được chăm sóc chuyên nghiệp. (Ảnh: ITN)
Nếu bạn có thứ gì đó như khăn lạnh hoặc chai nước, hãy chườm nó lên cổ, nách hoặc háng. Trong khi chờ đợi sự trợ giúp, bạn thậm chí có thể xịt nước lạnh cho nạn nhân hoặc cho họ tắm nước lạnh - bất cứ điều gì để làm mát cơ thể.
Trên thực tế, ngâm nước lạnh hoặc tắm nước đá là một trong những phương pháp điều trị say nắng mà các bác sĩ có thể áp dụng tại bệnh viện.
Tuy nhiên, CDC cho biết, đừng đưa đồ uống cho người bị say nắng. Đây là lời khuyên khác với lời khuyên dành cho người đang bị kiệt sức vì nóng, thường xảy ra trước khi say nắng.
Trong khi người bị kiệt sức vì nóng cần được cho uống từng ngụm nước hoặc đồ uống thể thao thì người bị say nắng có thể bị lú lẫn, bất tỉnh hoặc có trạng thái ý thức bị thay đổi.
Hudson nói: "Bởi vì nạn nhân bị thay đổi mức độ ý thức, uống nước có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt của họ, vì vậy tốt hơn hết là không nên cho họ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì".
Quan sát những người xung quanh
Một số người dễ bị bệnh nhiệt và say nắng hơn, chẳng hạn như người lớn tuổi, trẻ nhỏ, người có vấn đề về vận động, một số tình trạng sức khỏe nhất định và những người đang dùng một số loại thuốc, bao gồm các loại thuốc thông thường như huyết áp hoặc thuốc chống trầm cảm.
Theo Hudson, khi xảy ra một đợt nắng nóng kéo dài, hãy đặc biệt lưu ý người lớn tuổi hoặc những người gặp khó khăn khi đi lại.
Hudson nói: "Đây là lúc chúng tôi thực sự khuyên mọi người nên để ý cả hàng xóm của mình. Đặc biệt là ở những nơi mọi người không được trang bị điều hòa hoặc không có cách nào để có được không gian mát mẻ."
Bé trai thủng bụng, lộ nội tạng do chơi pháo Đây là trường hợp thứ tư bị đa chấn thương nặng đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng do đốt pháo. Ngày 1/2, bác sĩ Huỳnh Đức Phát, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng cho hay, đơn vị đã tiếp nhận thêm một trường hợp đa chấn thương nặng, vỡ nát nhiều đoạn ruột non, thủng trực tràng,...