Xây trường chuẩn quốc gia tại Phong Thổ, Lai Châu: Hướng tới mục tiêu kép
Tuy còn nhiều khó khăn của huyện nghèo, xuất phát điểm thấp, song Phong Thổ (tỉnh Lai Châu) đang nỗ lực không mệt mỏi để xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia.
Trong giờ học tại Trường Tiểu học Đoàn Kết (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu).
Đó là mục tiêu kép mà địa phương muốn hướng đến để vừa có môi trường giáo dục tốt, vừa hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Khó khăn chồng chất
Tuy là huyện có tiềm năng nhất định để phát triển kinh tế vì có cửa khẩu Ma Lù Thàng, song địa phương này lại có nhiều xã vùng cao thuộc diện đặc biệt khó khăn. Nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, sự quan tâm đến việc học của con em chưa đủ lớn khiến công tác phát triển giáo dục ở đây luôn gặp không ít trở ngại.
Trường PTDTBT Tiểu học Đoàn Kết (Tiểu học Đoàn Kết) có hơn 300 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn xã Ma Li Pho. Đây là ngôi trường mới sáp nhập thêm 4 bản vùng khó của xã Huổi Luông. Dù đối mặt với khó khăn về cơ sở vật chất, trình độ của giáo viên còn nhiều hạn chế nhưng tập thể nhà trường vẫn đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn trong 5 năm tới.
“Khó khăn còn nhiều, tuy vậy, chúng tôi đang tràn đầy quyết tâm khắc phục để xây dựng trường chuẩn, phấn đấu có môi trường giáo dục tốt, góp phần nâng cao dân trí”, cô Trần Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đoàn Kết chia sẻ.
“Ngày trước, một số xã vùng cao tỷ lệ học sinh ra lớp học chữ đạt chừng 70%, thầy cô phấn khởi lắm rồi. Phụ huynh chẳng thiết tha với việc học của con em. Nhưng thầy cô cứ miệt mài vận động, ngành GD-ĐT cũng phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, bản thường xuyên vận động… giờ đây người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học chữ. Vì thế, tỷ lệ học sinh đến trường đạt khoảng 95%. Đây là thành công ngoài mong đợi”, ông Nguyễn Vương Hùng – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ chia sẻ.
Video đang HOT
Công tác xã hội hóa để cải thiện môi trường trường học ở Phong Thổ gặp nhiều khó khăn.
Đồng lòng vượt khó
Ông Nguyễn Vương Hùng cho biết: Đứng trước yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện của GD-ĐT, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong những năm tiếp theo, xây dựng trường chuẩn quốc gia là cần thiết.
“Chúng tôi đặt ra mục tiêu kép: Xây dựng trường chuẩn vừa tạo được môi trường sư phạm tốt, có chất lượng, góp phần nâng cao dân trí; cùng với địa phương hoàn thành tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, toàn ngành quyết tâm sẽ hoàn thành tốt mục tiêu này trong giai đoạn tới”, ông Nguyễn Vương Hùng giãi bày.
Từ chỗ có hơn 60 đơn vị trường học, sau thời gian sáp nhập, huyện Phong Thổ hiện có 48 trường với 907 lớp và 23.135 học sinh. Giai đoạn 2016 – 2020, Phong Thổ có 14 trường được công nhận mới, công nhận lại đạt chuẩn quốc gia. Giai đoạn 2021 – 2025, cùng với việc duy trì kết quả sẵn có, địa phương này phấn đấu sẽ có 14 trường học đạt chuẩn.
Theo quan điểm của Phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ, ngành GD-ĐT huyện sẽ tập trung xây dựng hệ thống trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, nâng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia trên 58%.
Cũng theo ông Hùng, xây dựng các trường đạt chuẩn đã khó, việc duy trì còn khó khăn hơn. Vì thế, chúng tôi xác định cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học cần quan tâm xây dựng cảnh quan, môi trường giáo dục tốt. Chúng tôi sẽ chú trọng đến các tiêu chí trường chuẩn quốc gia để củng cố, cải thiện. Trong đó, sẽ đặc biệt chú ý đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Đây là yếu tố hết sức quan trọng, bởi chúng tôi lấy phương châm “chất lượng của người học là tấm gương phản chiếu những nỗ lực và năng lực của người dạy”. Vì vậy, toàn ngành cùng chung tay, trách nhiệm thì không lý do gì chất lượng dạy và học lại không phát triển.
Thầy giáo "túm đuôi trâu" đi mở lớp
Điểm trường Sín Chải A, xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, Lai Châu là những căn nhà gỗ tuềnh toàng, nằm chênh vênh trên triền đồi hút gió lạnh buốt ngày đông. Đó cũng là nơi thầy giáo Lường Văn Hợp đang gắn bó.
Đường đến trường đầy gian truân của giáo viên vùng cao. Ảnh: NVCC
Ngày qua ngày, thầy "chắn gió, che mưa, gieo chữ" cho những đứa trẻ nghèo.
Dấu chân trải khắp Mường Tè
Lớp học tại bản Sín Chải A, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu có 8 đứa trẻ quây quần nghe thầy giáo giảng bài. Căn phòng học gỗ được xây dựng từ năm 1999 nay đã xuống cấp. Những thanh gỗ cũ mèm, sàn nhà lớp đất đồi gập ghềnh lạnh buốt chân. Thỉnh thoảng gió rít từng cơn xen lẫn bài giảng của thầy Lường Văn Hợp (SN 1979).
Giữa giờ nghỉ giải lao, thầy Hợp tranh thủ đón tiếp chúng tôi ngay tại lớp học và dành ít phút tâm sự. Thầy cho biết, mình không bao giờ quên ngày đầu tiên cầm tờ quyết định bước vào nghề giáo, ngày 1/9/2000. Bắt đầu từ ngày ấy, cả thanh xuân của thầy Lường là những dấu chân trải khắp các bản làng của Mường Tè.
Thầy Hợp vẫn nhớ mãi về những ngày đầu đến từng bản làng, từng con đường đất miền sơn cước. Thời điểm đầu tiên đến với ngành Giáo dục Mường Tè là những ngày bắt đầu bằng con số không. Mường Tè ngày đó xa xôi lắm. Nhiều nơi không điện, không đường, không trường, không trạm. Để tìm lối lên bản, thầy Hợp chỉ biết bám vào đuôi trâu của người dân địa phương để đi tìm bản, mở lớp.
Những năm đầu nghề giáo là tháng ngày tìm đường đến bản, gom học sinh, dựng lớp ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè. Để đến với Tà Tổng, những giáo viên vùng cao ngày ấy phải đi bộ, leo đèo cả tuần mới vào được trường, rồi đi vận động học trò ra lớp. Mấy mươi năm trôi qua, đến tận bây giờ khi ngồi suy nghĩ lại, chính thầy cũng chẳng biết tại sao mình lại có thể vượt qua được.
Tự nhận là giáo viên cắm bản "chuyên nghiệp"
Thầy Hợp tự nhận mình là giáo viên cắm bản "chuyên nghiệp". Nói vậy bởi không chỉ "thâm niên" bám bản, mà còn là bởi cuộc sống của thầy đã quá quen với những điểm trường cheo leo, hẻo lánh nơi miền biên viễn. Đó là hình ảnh của những căn nhà gỗ ghép tạm bợ, ọp ẹp, mưa là mát mặt, nắng là rát đầu.
Cơ sở vật chất đã vậy, song thử thách lớn hơn lại là bởi người dân lúc đó có còn lạc hậu, ý thức còn thấp nên vận động ra lớp là điều không dễ dàng. Sau 4 năm (từ năm 2004 - 2007), thầy Hợp chuyển về xã Bum Nưa, huyện Mường Tè. Từ 2007 trở đi, thầy Hợp gắn bó với mảnh đất Pa Vệ Sử tại điểm trường Sín Chải A.
Hướng ánh mắt nhìn lặng lẽ ra màn sương đặc quánh nơi núi đồi xa xăm của điểm trường Sín Chải A, thầy Lường Văn Hợp tâm sự, động lực để thầy vượt qua những thiếu thốn nơi non cao là nhờ những tấm lòng chân thành, son sắt của bà con, của các em học sinh mới giúp thầy Hợp đủ dũng khí bền bỉ gieo chữ nơi non cao.
Phút giây ngắn ngủi bên con gái mỗi tuần về với tổ ấm của thầy Hợp.
Mong gió ngừng "lùa" để các con đỡ lạnh...
Năm học 2020 - 2021 cũng là năm học thứ 20 thầy Lường Văn Hợp bước vào nghề giáo. Đây cũng là năm thứ 3 thầy cắm tại bản Sín Chải A, một bản thuộc diện khó khăn nhất của xã Pa Vệ Sử, xã xa xôi và cũng là nơi khó khăn nhất của huyện Mường Tè.
Đây là địa bàn sinh sống của người La Hủ và người Mảng. Điều kiện kinh tế của bà con dân tộc thiểu số nơi đây còn nghèo, cuộc sống của họ chênh vênh trong những căn nhà vách gỗ hun hút gió rít quanh năm trên sườn núi cao.
Cuộc sống của bà con nơi đây còn khó khăn, từng cái ăn, cái mặc của đồng bào còn thiếu thốn nên việc vận động cho bà con cho trẻ đến lớp học lấy con chữ là một việc nan giải. Cũng chẳng thể ngày một, ngày hai là có thể thuyết phục được bà con dân bản. Bởi thế mà cứ ngày lại ngày, tháng lại tháng và năm qua năm, thầy Hợp cứ miệt mài băng rừng, lội suối ròng rã kiên trì, thuyết phục để đồng bào đưa trẻ tới trường.
Nói về những ngày đầu ở Pa Vệ Sử, thầy Hợp cho biết, mới đây mới có đường xe vào, trước kia toàn phải đi bộ. "Ngày đầu vào cầu cống cũng không có, anh em lên trường, nhất là vào mùa lũ, người thì biết bơi, người không biết bơi nên toàn phải dẫn dắt nhau vào để làm sao qua được suối an toàn. Bây giờ thì đỡ hơn nhiều. Thời điểm đó thì chỉ ở trên bản, bây giờ mới có thời gian về với gia đình", thầy Hợp cho biết.
Trong câu chuyện của mình, thầy Hợp cho biết, mình vừa mới hoàn thiện kỳ thi tuyển dụng vào viên chức bởi 20 năm trước, thầy chỉ nhận quyết định gộp, không có quyết định riêng. Cũng trong suốt thời gian cắm bản, đường sá quá xa, cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng thầy Hợp vẫn gắng sức hoàn thiện trình độ để phù hợp với yêu cầu mới của ngành.
Với thầy, 20 năm cắm bản, khó khăn chỉ như vụt qua: "Kỷ niệm thì có nhiều. Nhưng chủ yếu là những tháng ngày gian khó. Nhưng khổ mãi thành quen. Mọi thứ cứ thế trôi đi qua từng năm học nên không biết cái nào nhớ nhất để mà kể".
Thầy cho biết, hiện mọi thứ đã tốt hơn nên nhìn về hôm qua chỉ là những kỷ niệm để mình tiếp tục con đường "gieo chữ" phía trước. Trong ngần ấy năm gắn bó với bản, với trường, thầy Hợp vẫn nhớ như in cậu trò nghèo Vàng A Sính. Giờ đây, cậu học trò người dân tộc Mông hồi lớp 1 ngày nào giờ đã là cán bộ xã. Đó chính là quả ngọt, là hạnh phúc giản đơn của không riêng gì thầy Hợp, mà là của bất cứ những ai đứng trên bục giảng, miệt mài với những trang giáo án.
"Cũng bởi ở đây quá khó khăn, cơ sở vật chất thì nghèo nàn nên tôi luôn hằng mong muốn điểm trường Sín Chải sẽ được đầu tư khang trang, lớp học được kín gió. Để mỗi khi đông về, các con không bị lạnh. Tôi vẫn hằng mong giao thông được thuận tiện hơn, đỡ lầy lội mỗi khi mưa về, để các em dễ đến trường hơn. Để tương lai các thế hệ trẻ được tươi sáng hơn. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi nhà giáo như chúng tôi", thầy Hợp bộc bạch.
Tà Lèng chủ động giữ ấm cho học sinh trong những ngày giá rét Các địa phương tại Tây Bắc đang tăng cường nhiều biện pháp tích cực, nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại bao trùm toàn khu vực. Buổi sáng ở vùng cao Tả Lèng, nhiệt độ mấy ngày này dao động từ 4 đến 6 độ C, trời rét buốt. Cô giáo Đèo Thị Tâm, Hiệu...