Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
Để xây dựng môi trường học đường văn hóa, thân thiện, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025″ của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh. Hai năm sau khi thực hiện, đề án đã được cụ thể hóa bằng những hoạt động thiết thực.
Học sinh Trường Tiểu học Phan Bội Châu, TP Cẩm Phả đọc sách ở thư viện.
Tăng cường văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện… Đó là những ý nghĩa, mục đích chính mà tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra khi xây dựng Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025″ của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh.
Tới Trường Tiểu học Phan Bội Châu, TP Cẩm Phả, chúng tôi nhận thấy, việc xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử trong trường học được nhà trường chú trọng thực hiện.
Cô giáo Đinh Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Bội Châu chia sẻ: Trên cơ sở nghiên cứu kỹ văn bản của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT thành phố, Trường đã xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường trên cơ sở thảo luận dân chủ, khách quan, công khai. Đặc biệt, bộ quy tắc còn quy định cụ thể những việc nên làm và không nên làm tại nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường còn chú trọng nâng cao văn hóa đọc cho học sinh thông qua việc thường xuyên cho các em đọc sách ở thư viện, nhằm giúp các em có thêm nhiều hiểu biết, linh hoạt trong ứng xử, giao tiếp.
Còn tại Trường THCS Vô Ngại, huyện Bình Liêu, để cụ thể hóa Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025″, Trường đã chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. Cụ thể, là đa dạng hóa các hình thức giáo dục, từ chính khóa đến ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm…
Video đang HOT
Cô giáo Hoàng Thị Niên, Phó hiệu trưởng Trường THCS Vô Ngại, huyện Bình Liêu cho biết: Trong 2 năm qua, 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh đều được tuyên truyền, phổ biến, học tập các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử, môi trường văn hóa trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Bên cạnh đó, nhà trường còn tạo cảnh quan, khuôn viên đẹp mắt, khang trang, nhiều cây xanh, bóng mát, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện trong nhà trường.
Cũng theo cô giáo Hoàng Thị Niên, nhà trường còn chú trọng việc tuyên truyền để cha mẹ học sinh thực hiện tốt công tác phối hợp với nhà trường, cập nhật, trao đổi thông tin, tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học. Từ đó, luôn tham gia tích cực các buổi họp, gặp gỡ, trao đổi, xử lý các tình huống liên quan đến học sinh; xây dựng và thực hiện các nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử cho học sinh.
Học sinh Trường THCS Chu Văn An tham gia buổi tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ. Ảnh nhà trường cung cấp.
Bà Nguyễn Thị Thúy, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết: Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục chỉ đạo các trường học duy trì, phát huy hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử trong trường học. Đa đạng hóa hình thức tuyên truyền, thông qua giảng dạy tích hợp vào các môn học, các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Như: Tổ chức các cuộc thi, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, các hoạt động ngoại khóa, tăng cường ứng dụng mạng xã hội trong hoạt động thông tin, tuyên truyền…
Đối với các cơ sở giáo dục mầm non, Sở yêu cầu tiếp tục bổ sung, hoàn thiện nội dung giáo dục văn hóa ứng xử trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, trong các chuyên đề lễ giáo, hoạt động giáo dục, hình thành và phát triển ở trẻ em ý thức, ứng xử phù hợp với độ tuổi. Như: Lễ phép, kính trọng, yêu thương thầy, cô giáo, ông, bà, cha, mẹ; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên.
Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng quy định, hướng dẫn cụ thể trong thực hiện nếp sống, thói quen văn minh, lịch sự như: Văn hóa xếp hàng nơi công cộng, biết nhường và giúp đỡ người già, trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ, tự phục vụ, tự quản, tự học, tinh thần hợp tác, trung thực, kỷ luật, đoàn kết, trách nhiệm, sáng tạo…
Thái Bình: Chung tay xây dựng văn hóa học đường
Thời gian gần đây, các sự việc đáng tiếc liên tiếp xảy ra trong môi trường học đường có phần tác động không nhỏ từ mạng xã hội khiến phụ huynh phải lo lắng vì những nguy cơ tiềm ẩn mà công cụ này 'mang lại' cho con em mình.
Chìm đắm trong mạng xã hội cả ngày lẫn đêm, nhiều bạn trẻ lứa tuổi học đường dễ dàng nhận những hậu quả. Nhẹ thì lơ là việc học hành, sức khỏe giảm sút về cả thể chất lẫn tinh thần. Nặng thì sa vào những hội, nhóm, trào lưu không lành mạnh.
Cũng bởi tính "mở" không giới hạn và khả năng tương tác cực mạnh của mạng xã hội, mà những biến tướng lệch lạc, quái dị nảy nở và lan truyền như một loại vi-rút trong môi trường học đường.
Những fanpage (trang cộng đồng) được học sinh lập ra công khai để nói xấu, lăng mạ cha mẹ, thầy cô, bạn bè với những lời lẽ cay độc và thô tục đến mức nhiều người lớn sửng sốt. Những gương mặt trẻ măng, còn mặc nguyên tấm áo đồng phục, sẵn sàng quay "live-stream" (một tính năng ghi hình và phát trực tiếp trên Facebook) cảnh hút thuốc lá hay chửi thề một cách bài bản.
Điều đáng nói, các bài đăng càng tục tĩu, gây sốc, lại càng nhận được nhiều lượt "like" (thích) và chia sẻ, khiến chủ nhân càng "tự hào" và tiếp tục thực hiện các hành vi thiếu văn hóa ở cấp độ mạnh hơn. Rồi đến những chuyện rất nhỏ nhặt, chỉ vài ba câu vu vơ, ẩn ý trên mạng xã hội đã có thể nảy sinh những mâu thuẫn, cãi vã, ghen tuông.
Nhiều vụ học trò "xử" nhau bằng bạo lực có khi chỉ vì lời qua tiếng lại trên Facebook. Chưa kể hiện tượng "yêu" sớm, chỉ làm quen nhau qua mạng cũng gây ra không ít bi kịch.
Trước thực trạng trên, Sở GD&ĐT Thái Bình yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn về Kế hoạch thực hiện đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.
Theo đó, các cơ sở giáo dục phải tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các mô hình tiêu biểu văn hóa ứng xử trong trường học; những tấm gương giáo viên, học sinh, sinh viên tiêu biểu trong ứng xử văn hóa; tổ chức Cuộc thi Văn hóa ứng xử trong các trường học.
Ảnh minh họa
Cùng với đó là phát động và tổ chức phong trào thi đua; tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu xuất sắc trong xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học; tổ chức diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi, phát động, tuyên truyền phong trào học sinh, sinh viên với xây dựng văn hóa ứng xử; nét đẹp học đường; học sinh, sinh viên duyên dáng, thanh lịch trong các trường học.
Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học, ban hành quy định về quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; các văn bản hướng dẫn ban hành Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; ban hành văn bản quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục, văn bản hướng dẫn quy định tiêu chuẩn trường học xanh, sạch, đẹp.
Để nâng cao năng lực ứng xử văn hóa và năng lực giáo dục văn hóa ứng xử, hàng năm cũng cần xây dựng các bộ tài liệu tập huấn nâng cao kỹ năng văn hóa ứng xử và kiềm chế cảm xúc trong môi trường sư phạm cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác Đoàn, Hội, Đội và nhân viên trường học; tổ chức tập huấn, hướng dẫn thanh niên, học sinh, sinh viên ứng xử trên môi trường mạng; hội thảo xây dựng, nhân rộng mô hình văn hóa ứng xử trong trường học;...
Tăng cường phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong xây dựng văn hóa ứng xử. Rà soát, hoàn thiện các Điều lệ nhà trường, quy chế đánh giá hạnh kiểm, kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên; biên soạn tài liệu tuyên truyền cho phụ huynh học sinh, sinh viên về ứng xử văn hóa; phối hợp với Hội phụ nữ/ Ban đại diện cha mẹ học sinh/Chính quyền địa phương để tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề về văn hóa ứng xử trong trường học...
Kế hoạch cũng yêu cầu bám sát nội dung của Đề án, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị. Đồng thời thực hiện nghiêm túc, chất lượng, gắn với thực hiện nhiệm vụ của năm học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ sở giáo dục.
TP Cẩm Phả: Nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục, TP Cẩm Phả đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, tạo bước đột phá, đạt nhiều thành tích trong kỳ thi. Trường TH-THCS Cộng Hòa, xã Cộng Hòa là một trong những trường nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, miền...