Xây dựng trường chuẩn quốc gia: Nỗ lực cán đích
Để tạo điều kiện dạy và học tốt nhất, mục tiêu đặt ra trong năm 2020 của thành phố Hà Nội là có thêm 104 trường đạt chuẩn quốc gia.
Hiện tại, chính quyền các địa phương cũng như các trường học đang thực hiện nhiều giải pháp để cán đích, tạo đà tiến tới hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố đề ra.
Hà Nội đang đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để đạt được mục tiêu có thêm 104 trường học đạt chuẩn quốc gia trong năm 2020. Trong ảnh: Trường Tiểu học Bà Triệu ( quận Hai Bà Trưng) được đầu tư khang trang, hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Ảnh: Huy Hùng.
5 đơn vị hoàn thành và cơ bản hoàn thành
Từ đầu năm 2020 đến nay, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song một số địa phương vẫn quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Tính đến hết tháng 10-2020, có 5 đơn vị hoàn thành và cơ bản hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn của năm 2020, gồm các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hà Đông, Ứng Hòa.
Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai Phạm Đàm Thục Hạnh, là đơn vị nằm trong tốp đầu thành phố về quy mô học sinh, để giải quyết tình trạng nhiều lớp có sĩ số vượt quá Điều lệ trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phòng đã tham mưu với UBND quận tăng cường đầu tư kinh phí, dành quỹ đất để xây dựng, mở rộng trường học. Đến thời điểm này, 2 trong 3 trường được xây dựng đạt chuẩn năm 2020 đang trong quy trình thẩm định hồ sơ, một trường còn lại sẽ hoàn thành thẩm định trong tháng 12-2020.
Gửi con theo học ở ngôi trường đạt chuẩn quốc gia là mong muốn của nhiều phụ huynh học sinh. Ông Trần Tuấn Khải, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng) – đơn vị mới được công nhận đạt chuẩn năm 2020 chia sẻ: “So với trước khi được đầu tư xây dựng trường chuẩn, hiện các điều kiện chăm sóc, giáo dục học sinh ở trường được đầu tư nhiều hơn. Đặc biệt, các con có thêm phòng chức năng, khu hoạt động thể chất và các điều kiện tổ chức bán trú khang trang cho học sinh”.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm 2020, thành phố đặt mục tiêu xây dựng thêm 104 trường đạt chuẩn quốc gia. Tính đến tháng 9-2020, các địa phương mới hoàn thành công nhận được 29 trường đạt chuẩn (đạt khoảng 27% kế hoạch). Như vậy, từ nay đến cuối năm còn 75 trường cần hoàn thành đạt chuẩn. Thực tế cho thấy, có hai khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng trường chuẩn là thiếu đất và kinh phí đầu tư.
Theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh, công tác đầu tư xây dựng trường học của huyện gặp nhiều khó khăn do kinh phí hạn chế. Trong khi đó, tại một số quận, nguyên nhân làm chậm tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là do quỹ đất hạn hẹp, việc mở rộng, cải tạo trường chưa đáp ứng kịp tốc độ gia tăng học sinh nên sĩ số học sinh/lớp ở nhiều trường vượt quy định.
Video đang HOT
Tăng tốc để đạt mục tiêu
Việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trong ảnh: Ứng dụng công nghệ vào các tiết dạy cho học sinh tại Trường Tiểu học đô thị Sài Đồng ( quận Long Biên). Ảnh: Nhật Nam.
Để các địa phương, trường học đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia trong năm 2020, thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều giải pháp như hỗ trợ kinh phí cho một số đơn vị khó khăn, yêu cầu các đơn vị liên quan dành đất, ưu tiên cho xây dựng trường học… Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tập trung hỗ trợ các nhà trường hoàn thiện tiêu chí trường đạt chuẩn; thành lập các đoàn đánh giá đi kiểm tra, tư vấn, thẩm định theo quy định.
Quyết tâm hoàn thành mục tiêu đề ra, các đơn vị, trường học đã và đang tập trung thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo. Dẫn chứng điều này, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức Lê Văn Hiến cho biết: Là một trong những đơn vị nằm ở tốp cuối về tỷ lệ trường chuẩn quốc gia nên việc hoàn thành mục tiêu có thêm 7 trường đạt chuẩn trong năm 2020 gặp nhiều khó khăn. Song, để hoàn thành mục tiêu, cùng với việc huy động tối đa các nguồn kinh phí, huyện còn rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư đối với các trường cận chuẩn và có lộ trình cụ thể. Đến nay, sau rất nhiều nỗ lực, các trường đã hoàn thiện và đang trong quy trình thẩm định hồ sơ.
Trong khi đó, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận cũng thông tin: Để khắc phục khó khăn về quỹ đất, từ đầu năm 2020 đến nay, quận Ba Đình đã tập trung cải tạo, mở rộng diện tích trường học nhằm đáp ứng theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Hiện tại, 9/9 trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn năm 2020 của quận đã cơ bản hoàn thành.
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở đã tham mưu UBND thành phố linh hoạt trong chỉ đạo công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia để đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng. Thời gian từ nay tới cuối năm 2020 không còn nhiều nhưng các đơn vị, nhà trường đang phấn đấu và sẽ hoàn thành chỉ tiêu được giao. Mặc dù vậy, quan điểm của Sở là không vì đạt chỉ tiêu mà kiểm tra, thẩm định qua loa. Đặc biệt là các trường phải tuân thủ nghiêm Điều lệ trường học, trong đó trường tiểu học bảo đảm không quá 35 học sinh/lớp; trường trung học cơ sở, trung học phổ thông không quá 45 học sinh/lớp. Sở yêu cầu các đoàn hoàn thành việc đánh giá, thẩm định hồ sơ trường chuẩn xong trước ngày 15-12-2020, tạo tiền đề thuận lợi để hoàn thành mục tiêu trường chuẩn mà Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra.
Để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra, với tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 80-85%, giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phấn đấu xây dựng thêm 387 trường chuẩn quốc gia, trong đó năm 2021 là 85 trường.
Người "thợ xây" trường chuẩn ở vùng biên
Thầy Trần Văn Xuyên - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hưng (thuộc xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là người có duyên với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Thầy giáo Trần Văn Xuyên thăm hỏi học sinh.
Trong 10 năm, ông đã góp công cho 3 trường lên chuẩn, hai trong số đó ở vùng biên đặc biệt khó khăn...
Những viên gạch đầu tiên ở Noong Luống
Năm học 2007-2008, thầy Trần Văn Xuyên được điều về công tác tại Trường Tiểu học số 2 Noong Luống (Xã Noong Luống, huyện Điện Biên). Ông vẫn nhớ như in những khó khăn, bộn bề khi đó. Khuôn viên trường lầy lội hoang sơ.
Cơ sở vật chất toàn trường chỉ gồm 3 phòng học cấp 4 còn lại là nhà tạm. Xung quanh trường là hàng rào bằng tre do cha mẹ học sinh lấy cây trên rừng về rào. Sân trường mấp mô, nhiều vũng lầy do trước đây là khu ruộng của nhân dân.
"Nhìn cơ ngơi của trường nhiều người nản. Ngay bản thân tôi cũng có lúc nản lòng. Nhưng rồi mỗi ngày nhìn các em học sinh thân yêu say sưa học tập chúng tôi như được tiếp thêm nghị lực" - thầy Xuyên trầm ngâm khi nhắc chuyện ngày ấy!
"Về phần mình, sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi đã tìm thấy hướng đi cho nhà trường. Họp bàn trong ban giám hiệu và giáo viên toàn trường, chúng tôi đã đồng lòng với mục tiêu "Góp sức tạo dựng trường lớp và nâng cao chất lượng dạy, học".
Theo hướng đó, chúng tôi đã chủ động tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng tường bao. Tham mưu Phòng GD&ĐT kiến nghị UBND huyện đầu tư xây dựng thêm một số phòng học. Các thầy, cô giáo cùng cha mẹ học sinh góp hàng nghìn ngày công vận chuyển đất, đá sỏi tạo mặt bằng sân trường", thầy Xuyên kể.
Được phụ huynh ủng hộ, ngay trong năm học 2007 - 2008, Trường Tiểu học số 2 Noong Luống đã hoàn thành 500m2 sân bê tông. Từ đó, bảo đảm đủ diện tích sân chơi bãi tập cho học sinh. Đến tháng 1/2010, Trường được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trong niềm vui hân hoan như muốn vỡ òa của cả thầy và trò.
Thêm những ngôi trường mới...
Đầu năm học 2013 - 2014 thầy Xuyên lại được trên điều về làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hua Thanh (Xã Hua Thanh - huyện Điện Biên). Như sự trùng hợp ngẫu nhiên, ngôi trường mà thầy Xuyên mới nhận công tác cũng là ngôi trường mới được chia tách. 100% học sinh là con em đồng bào dân tộc Thái, H'Mông.
Trường có hai điểm ở bản Nậm Ty và Pá Sáng thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ở điểm bản Nậm Ty có 100% học sinh là con em đồng bào H'Mông. Do vậy, nhận thức về giáo dục còn nhiều hạn chế. Các em thiếu kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học chung toàn trường.
"Không nản lòng với nhiệm vụ mới, bằng kinh nghiệm tích lũy, tôi chú trọng tập huấn bài bản cho đội ngũ giáo viên. Tăng cường bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt đối với học sinh", thầy Xuyên nói.
Sau một thời gian kiên trì bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, học sinh đã có kỹ năng giao tiếp mạnh dạn hơn. Khả năng đọc viết tính toán có nhiều đổi mới rõ nét. Chất lượng chung của nhà trường chuyển biến vượt bậc được các cấp quản lý ghi nhận. Đến tháng 9/2014, trường được công nhận chuẩn quốc gia mức độ 1.
Đến năm học 2017 - 2018 thầy Xuyên lại một lần nữa được điều động về công tác tại Trường Tiểu học Thanh Hưng với cương vị Hiệu trưởng nhà trường. Thuận lợi hơn hai trường trước bởi đã được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 từ năm 2002. Nhưng sau 15 năm được công nhận trường chuẩn thì Trường vẫn "kiên trì" giữ chuẩn mức độ 1 trong khi rất nhiều lợi thế không được sử dụng, khai thác.
"Tập thể BGH nhà trường bàn bạc, quyết tâm hướng tới mục tiêu trường đạt chuẩn mức độ 2. Để thực thi, tôi đã vận động nhân dân, các đơn vị kết nghĩa, như Trung đoàn 82 (Quân khu 2), Phòng Cảnh sát cơ động (Công an tỉnh Điện Biên) giúp công tôn tạo cơ sở vật chất. Việc này chủ yếu tập trung vào các hạng mục còn thiếu hoặc đã xuống cấp như sân trường, các phòng học, phòng chức năng, khu nhà ăn, nhà nghỉ trưa cho học sinh, xây dựng thư viện tiên tiến...", thầy Xuyên cho biết.
BGH còn huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất theo yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Chủ trương đó đã nhận được sự đồng thuận cao của cha mẹ học sinh và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã. Nhờ nỗ lực của tập thể giáo viên, sự ủng hộ của các đơn vị kết nghĩa và cha mẹ học sinh, đến tháng 12/2019, Trường Tiểu học Thanh Hưng đã đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Về chất lượng dạy và học, Trường Tiểu học Thanh Hưng cũng là đơn vị đầu tiên của huyện, của tỉnh áp dụng theo đánh giá mới về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia được quy định tại Thông tư 17/2018 của Bộ GD&ĐT, trường về đích trước so với kế hoạch UBND huyện Điện Biên đặt ra.
Với những kết quả đạt được, thầy Trần Văn Xuyên đã nhiều năm liền được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; được UBND tỉnh, UBND huyện tặng Bằng khen, Giấy khen có nhiều đóng góp trong sự nghiệp GD&ĐT, đặc biệt đóng góp trong xây dựng trường học đạt chuẩn ở địa phương.
Lúc chia tay, tôi hỏi thầy Xuyên: "Thầy có kinh nghiệm gì để xây ba trường lên chuẩn?" thì ông cười và nói rằng: "Kinh nghiệm không có nhưng đam mê nghề và tình thương với học trò trong tôi luôn tràn đầy. Để các em được học tập trong ngôi trường khang trang; giúp mỗi thầy, cô giáo yêu nghề, say nghề hơn thì việc gì khó tôi cũng sẽ làm"...
Ươm mầm tương lai cho học sinh dân tộc thiểu số Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Hà Nội tiền thân là Trường Phổ thông Trung học cấp II dân tộc nội trú huyện Ba Vì; Trường PTDTNT Hà Tây. Sau khi tỉnh Hà Tây hợp nhất về Hà Nội, trường được đổi tên thành Trường PTDTNT Hà Nội như ngày nay. Một giờ học của học sinh Trường PTDTNT Hà Nội....