Xây dựng tổ hợp môn theo khối thi ĐH là trái với tinh thần của chương trình mới

Theo dõi VGT trên

Nhiều trường THPT có xu hướng xây dựng tổ hợp môn theo khối thi đại học, điều này trái với tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong . Theo đó, môn Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc.

Cùng với đó, điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về sự điều chỉnh này, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Khánh, Chủ biên chương trình môn Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng: trước đó, chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định cũng như kỳ vọng học sinh được lựa chọn 5 môn học trong 3 nhóm môn (nhóm Khoa học xã hội, nhóm Khoa học tự nhiên, nhóm Công nghệ và Nghệ thuật). Dù học sinh lựa chọn 3 môn trong một nhóm thì 2 môn còn lại phải chọn trong 2 nhóm kia, mỗi nhóm 1 môn.

Nghĩa là, đặt ra một khung để mỗi học sinh được giáo dục đúng tính chất phổ thông, định hướng nhưng vẫn mang tính giáo dục toàn diện; học phổ thông trước hết là hình thành, phát triển nhân cách rồi mới đến thi cử, chọn ngành nghề,… Thế nhưng, với những điều chỉnh này, kỳ vọng đó khó có thể thực hiện được.

Xây dựng tổ hợp môn theo khối thi ĐH là trái với tinh thần của chương trình mới - Hình 1

Phó Giáo sư Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: Phạm Minh

Phó Giáo sư Nguyễn Văn Khánh nhấn mạnh: chương trình giáo dục phổ thông 2018 không phải là dạy học phân ban mà là định hướng nghề nghiệp. Về ngôn ngữ tiếng Việt, thì “định hướng” và “phân ban” là khác nhau.

“Điều quan trọng là khi triển khai, các cấp lãnh đạo quản lý giáo dục và các trường phổ thông cần hiểu rõ tính định hướng chứ không phải phân ban của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đặc biệt, khi xây dựng tổ hợp và hướng dẫn học sinh lựa chọn tổ hợp môn học, nhà trường cần thoát được tư duy “học để thi”.

Tuy nhiên, trên thực tế, các cấp quản lý của nhiều trường trung học phổ thông có xu hướng xây dựng các tổ hợp môn mà trường dự kiến là các khối thi đại học cho học sinh chọn, có trường phân thành 2-3 ban. Làm như vậy là trái với tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là hình thành nhân cách người học. Từ khi nào mà mục tiêu giáo dục phổ thông lại chỉ là để thi vào các trường đại học?”, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Khánh nói.

Bên cạnh đó, Phó Giáo sư đề xuất, để thực hiện quyền lựa chọn môn học “đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh”, nhà trường có thể tổ chức cho học sinh đăng ký nguyện vọng học các môn học/hoạt động giáo dục, bằng hình thức phiếu đăng ký giấy hoặc phiếu điện tử. Sau đó, trường có thể điều chỉnh số lượng học sinh ở các môn sao cho “phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường”.

Video đang HOT

Cần tránh việc, nhà trường tự chọn và đề ra các tổ hợp môn học theo ý mình rồi cho học sinh chỉ được lựa chọn một trong số các tổ hợp ấy.

Cùng chia sẻ về vấn đề này, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho hay:

“Thực tế ở nhiều trường phổ thông, lãnh đạo nhà trường đã xếp sẵn tổ hợp cho học sinh lựa chọn, nhiệm vụ của học sinh là chọn một trong những tổ hợp môn nhà trường có. Kiểu xây dựng tổ hợp phân ban theo khối thi đại học như này sẽ dẫn tới tình trạng đi chệch xu hướng cũng như tính chất phát triển năng lực theo Nghị quyết 29 và không cẩn thận sẽ xảy ra câu chuyện phát triển lệch, khó mà toàn diện được”, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh nói.

Xây dựng tổ hợp môn theo khối thi ĐH là trái với tinh thần của chương trình mới - Hình 2

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo). Ảnh: Tùng Dương

Theo nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, mục tiêu hướng tới của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, cách xếp tổ hợp môn theo khối thi đại học hiện nay của nhiều trường phổ thông chỉ thể hiện được một phần tính chất hướng nghiệp. Vì thực tế, chỉ có khoảng 2/3 học sinh có nhu cầu học đại học, còn 1/3 học sinh có xu hướng vào trường nghề hoặc đi làm. Nếu theo đuổi mục tiêu vào đại học, thì học sinh chọn học một trong số các tổ hợp môn để thi chứ không phải là năng lực, sở trường của các em.

“Chúng ta vẫn có xu hướng học để thi, dạy để thi nên giáo dục vị thi cử cũng ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo.

Cái khó của các nhà trường là nếu không xếp tổ hợp sẵn mà để học sinh tự chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn thì liệu rằng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của nhà trường có đáp ứng được? Ở nhiều địa phương, đội ngũ giáo viên chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới còn “eo hẹp”, điều này liên quan đến vấn đề biên chế, tài chính. Một điều quan trọng nữa để giải quyết được tình trạng này là cần có kế hoạch với kỳ thi tốt nghiệp những năm tới.

Theo tôi, thi tốt nghiệp và thi, tuyển sinh đại học phải rạch ròi vì vai trò mỗi kỳ thi khác nhau nên khi gộp chung sẽ rất phức tạp”, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh chia sẻ.

Không bị động khi lựa chọn môn học theo Chương trình mới

Với việc Lịch sử thành môn bắt buộc, quy định về lựa chọn môn học của học sinh (HS) cũng thay đổi.

Không bị động trước tình huống này, các nhà trường đều cơ bản có sự chuẩn bị để cả học sinh và nhà trường đều sẵn sàng trước khi năm học mới bắt đầu.

Học sinh lưu ý gì trước thay đổi?

Ngày 3/8, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình GDPT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Môn học Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc. Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.

Lưu ý HS về điểm mới, thầy Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài (Thừa Thiên - Huế), cho biết: Theo quy định trước đây, mỗi trường THPT xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn gồm 5 môn học được chọn từ 3 nhóm môn học lựa chọn trong chương trình (mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học).

Còn quy định mới, HS được chọn tự do 4 môn trong 9 môn trong nhóm các môn lựa chọn (thay vì trước đây các em phải chọn 5 môn trong 3 tổ hợp). Các môn học lựa chọn gồm: Địa lý; Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật.

Sự khác biệt so với Thông tư 32 là HS không bắt buộc phải chọn ít nhất một môn học cho một tổ hợp môn mà lựa chọn tùy ý 4 môn trong 9 môn học lựa chọn đã nêu trên. Điều này tạo điều kiện cho HS được lựa chọn môn học yêu thích phù hợp với năng lực của mình. Tuy nhiên, thầy Hoàng Minh cũng đưa lời khuyên, ngoài các môn đã lựa chọn, HS cần nghiên cứu những môn học còn lại trong số các môn lựa chọn để phát triển toàn diện hơn.

"Sau khi Thông tư 13 được ban hành, Sở GD&ĐT An Giang đã định hướng cho các trường THPT và trung tâm GDTX tổ chức họp phụ huynh HS tư vấn việc lựa chọn cho con em mình phù hợp với sở trường của cá nhân. Sở dự kiến HS lớp 10 vào trường sớm hơn một tuần so với khối lớp khác để có thời gian triển khai lựa chọn môn học phù hợp, đặc biệt là công tác biên chế lớp học" - ông Hoàng Phát Đạt thông tin.

Cũng nhấn mạnh điểm mới của Thông tư 13 so với Thông tư 32 như trên, ông Hoàng Phát Đạt, Trưởng phòng Giáo dục Trung học và Giáo dục Thường xuyên, Sở GD&ĐT An Giang, cho rằng, để thuận lợi, HS nên chọn theo các hướng sau: Chọn môn học theo sở thích của cá nhân HS; môn học theo khối thi hiện hành (như khối A, B, C, D...).

Ví dụ, HS có sở trường các môn tự nhiên nên chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học. Những em có sở trường môn học xã hội có thể chọn Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Vật lý, Công nghệ... Các em cũng có thể chọn môn học theo tổ hợp mà nhà trường đã xây dựng sẵn...

Không bị động

Hiện, Trường THPT Yên Thế (huyện Yên Thế, Bắc Giang) cơ bản hoàn thành việc xếp lớp, phân công chuyên môn, sẵn sàng cho năm học 2022 - 2023. Chia sẻ của cô Hiệu trưởng Hoàng Thị Hạnh, triển khai những thay đổi trong Thông tư 13 sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình GDPT 2018, với nhà trường là thuận lợi.

Không bị động khi lựa chọn môn học theo Chương trình mới - Hình 1

Ảnh minh họa Internet.

Trước hết do nắm thông tin sớm và chủ động trong triển khai để có thể đáp ứng ngay khi Thông tư 13 của Bộ ban hành. Cùng với đó, theo quy định mới, HS được lựa chọn 4 môn học trong 9 môn học (Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật), không còn phụ thuộc vào nhóm môn như trước. Đây là lợi thế của HS khi chọn môn để học và các trường THPT cũng dễ phân chia tổ hợp môn.

"Thông tư 13 được nhà trường cập nhật trên trang thông tin điện tử, thầy cô cũng bằng nhiều cách chia sẻ thông tin. Với sự phát triển của công nghệ thông tin nên HS lớp 10 và phụ huynh đã nhanh chóng nắm bắt được thay đổi. Trong đợt HS đến nộp hồ sơ nhập học (cuối tháng 7), nhà trường tranh thủ làm công tác truyền thông, qua lực học để gợi ý, định hướng HS chọn được tổ hợp phù hợp nhất.

Ngày 10/8, toàn bộ HS đến nhận trường, nhận lớp, nhà trường sẽ tiếp tục triển khai tới các em một lần nữa. Hiện hầu như HS của trường đã hoàn thành việc lựa chọn môn học, nhưng chắc chắn sẽ có em còn có thay đổi. Xin lưu ý, các em nên chốt lựa chọn của mình trong tháng 8, khi bắt đầu năm học rồi không nên có sự xáo trộn nữa vì ảnh hưởng tới việc xếp lớp, tổ chức dạy học" - cô Hoàng Thị Hạnh lưu ý.

Việc lựa chọn môn học sau khi có Thông tư 13, môn Lịch sử trở thành bắt buộc, theo thầy Hoàng Minh, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài nằm trong dự tính của nhà trường. Trường Phú Bài đã nhanh chóng thông báo tới HS, cha mẹ HS nội dung Thông tư 13, trong đó lưu ý về sự thay đổi gồm môn học bắt buộc và các môn tự chọn.

Đồng thời, định hướng, gợi mở cho HS một số nhóm môn phù hợp với tình hình, đặc điểm của nhà trường (cơ sở vật chất, GV bộ môn), nhưng vẫn bảo đảm phát triển năng lực toàn diện của HS và định hướng nghề nghiệp sau này. Hiện, trường cũng chủ động rà soát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để trang bị kịp thời, đáp ứng việc dạy - học trong năm học mới.

Với Trường THPT Thanh Thủy (huyện Thanh Thủy, Phú Thọ), nhà trường gặp khó khăn nhất định trước những thay đổi khi Thông tư 13 được ban hành liên quan đến công tác phân công chuyên môn và phương án thi tốt nghiệp cho Chương trình GDPT 2018.

Chia sẻ của thầy Trần Huy, Hiệu trưởng nhà trường, trước mắt, trường chủ động xây dựng phương án sắp xếp tổ hợp sao cho vừa đáp ứng nguyện vọng tuyển sinh ĐH của HS, vừa bảo đảm mặt bằng lao động tại đơn vị. Sau khi dự Hội nghị hướng dẫn xây dựng các tổ hợp môn học lựa chọn và cụm chuyên đề học tập với lớp 10 năm học 2022 - 2023 của sở GD&ĐT vào 9/8, trường sẽ triển khai họp với cha mẹ HS, tổ chức cho HS đăng ký theo nguyện vọng, rồi tiến hành phân lớp.

Tại Bắc Ninh, ông Nguyễn Minh Nhiên - Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học và Giáo dục Thường xuyên, Sở GD&ĐT - cho biết: Địa phương đã triển khai Thông tư 13 tới các nhà trường, yêu cầu đơn vị thông báo tới HS, cha mẹ HS lớp 10 năm học 2022 - 2023 để kịp thời đăng ký nguyện vọng học tập. Nhà trường căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để xây dựng nhóm tổ hợp môn phù hợp với đăng ký nguyện vọng của HS. Sau khi tổng hợp kết quả, sở GD&ĐT sẽ tổ chức hội nghị các hiệu trưởng để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thống nhất triển khai thực hiện cho năm học 2022 - 2023.

"Từ tháng 2/2022, Bắc Ninh tổ chức thăm dò ý kiến, nguyện vọng học các môn lựa chọn lớp 10 (với HS lớp 9 năm học 2021 - 2022) nên trường THPT đã có điều kiện rà soát đội ngũ. Điểm khó lớn nhất là đa số các trường chưa có môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Sở GD&ĐT đã tổ chức rà soát đội ngũ GV môn học này; trước mắt phương án là hợp đồng GV bộ môn Nghệ thuật với các trường có lớp học có lựa chọn môn Âm nhạc hoặc Mỹ thuật; sau đó, xin chủ trương bổ sung biên chế. Để hỗ trợ tốt cho môn học, sở GD&ĐT xây dựng đội ngũ cốt cán phần lớn là GV Âm nhạc, Mỹ thuật cấp THCS có chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm, tổ chức hỗ trợ hoạt động chuyên môn cho môn Âm nhạc, Mỹ thuật THPT" - ông Nguyễn Minh Nhiên chia sẻ.

https://giaoduc.net.vn/xay-dung-to-hop-mon-theo-khoi-thi-dh-la-trai-voi-tinh-than-cua-chuong-trinh-moi-post228829.gd
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gia đình Kim Sae Ron bất ngờ xác nhận video con gái thân mật với người lạ, tiết lộ 1 thông tin lật tình thế!Gia đình Kim Sae Ron bất ngờ xác nhận video con gái thân mật với người lạ, tiết lộ 1 thông tin lật tình thế!
4 giờ trước
Công an Ninh Thuận làm việc với người tố cáo mẹ bé Bắp sử dụng sai tiền từ thiệnCông an Ninh Thuận làm việc với người tố cáo mẹ bé Bắp sử dụng sai tiền từ thiện
4 giờ trước
Sốc với nhan sắc thật của Nhã PhươngSốc với nhan sắc thật của Nhã Phương
5 giờ trước
"Thanh xuân của khán giả Việt" tiều tụy, cô đơn, bị tình trẻ kém 30 tuổi bỏ rơi"Thanh xuân của khán giả Việt" tiều tụy, cô đơn, bị tình trẻ kém 30 tuổi bỏ rơi
6 giờ trước
Nữ ca sĩ bị chồng ép bỏ nghề: Cuộc sống như cầm tù, không biết xã hội bên ngoài sống saoNữ ca sĩ bị chồng ép bỏ nghề: Cuộc sống như cầm tù, không biết xã hội bên ngoài sống sao
4 giờ trước
Lâm Đồng thông tin vụ 7 chú tiểu bị xâm hại tình dụcLâm Đồng thông tin vụ 7 chú tiểu bị xâm hại tình dục
3 giờ trước
Cây xanh ngã đổ đè xe máy, thiếu nữ 16 tuổi tử vongCây xanh ngã đổ đè xe máy, thiếu nữ 16 tuổi tử vong
5 giờ trước
Nam ca sĩ phải bán nhà vì thua lỗ chứng khoán: Từng rơi vào trầm cảm, cát xê tăng vọt sau show Anh TraiNam ca sĩ phải bán nhà vì thua lỗ chứng khoán: Từng rơi vào trầm cảm, cát xê tăng vọt sau show Anh Trai
4 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

DJ đánh vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra

DJ đánh vợ ở Hà Nội viết cam kết không tái phạm: Công an vẫn điều tra

Tin nổi bật

1 phút trước
Liên quan đến vụ việc DJ Ximer bạo hành vợ tại Hà Nội gây xôn xao dư luận, chiều 11/4, ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Chủ tịch UBND xã Thiên Đức (huyện Gia Lâm) cho biết DJ này đã ký vào bản cam kết không tái phạm hành vi bạo hành vợ.
Rò rỉ clip Lisa trong tình thế nguy hiểm

Rò rỉ clip Lisa trong tình thế nguy hiểm

Nhạc quốc tế

4 phút trước
Chỉ còn chưa đầy 12h nữa, Lisa (BLACKPINK) sẽ lần đầu tiên có sân khấu solo tại Lễ hội âm nhạc lớn nhất hành tinh Coachella 2025.
Trung Quốc công bố mức thuế cuối cùng lên hàng hoá Mỹ

Trung Quốc công bố mức thuế cuối cùng lên hàng hoá Mỹ

Thế giới

4 phút trước
Trước đó vào ngày 9/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã quyết định tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và và đưa về mức đồng đều 10%, trừ Trung Quốc.
Vụ ngọc nữ showbiz bị bắt nghi dính líu ma túy: Cảnh sát lục soát nhà 1,5 tiếng, nhiều hộp vật phẩm bị tịch thu

Vụ ngọc nữ showbiz bị bắt nghi dính líu ma túy: Cảnh sát lục soát nhà 1,5 tiếng, nhiều hộp vật phẩm bị tịch thu

Sao châu á

7 phút trước
Theo cơ quan chức năng, đã có 10 nhân viên đội điều tra tham gia công tác lục soát, thu giữ các vật phẩm bị nghi ngờ trong nhà riêng của Hirosue Ryoko.
Nhan sắc khác lạ của Lý Nhã Kỳ sau 2 tháng gây xôn xao ở đám cưới Vũ Cát Tường

Nhan sắc khác lạ của Lý Nhã Kỳ sau 2 tháng gây xôn xao ở đám cưới Vũ Cát Tường

Sao việt

11 phút trước
Trong sự kiện mới đây, gương mặt của Lý Nhã Kỳ lại nhận đánh giá có sự thon gọn đáng kể. Do đó, cô đã vướng nghi vấn can thiệp chỉnh sửa ngoại hình.
Nữ hiệp phái Nga Mi nhan sắc vạn người mê, tung hoành ngoài đời thực

Nữ hiệp phái Nga Mi nhan sắc vạn người mê, tung hoành ngoài đời thực

Netizen

21 phút trước
Nhóm kungfu nữ phái Nga Mi đang tạo cơn sốt ở Trung Quốc với các màn biểu diễn võ thuật đặc sắc lớn tại các sự kiện.
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng khoe bóng lưng gợi cảm gây thương nhớ, netizen tấm tắc: Mỹ nhân đẹp nhất làng bóng đá!

Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng khoe bóng lưng gợi cảm gây thương nhớ, netizen tấm tắc: Mỹ nhân đẹp nhất làng bóng đá!

Sao thể thao

1 giờ trước
Sau màn trở lại trên sàn runway, Dianka tiếp tục khiến dân mạng trầm trồ với những khoảnh khắc khoe nhan sắc cực phẩm. Trong một video hậu trường được lan truyền trên mạng xã hội mới đây, bà xã Bùi Tiến Dũng gây thương nhớ
Hoà Minzy bị mạo danh nhận show chỉ với giá bằng 1/4 cát-xê, quản lý ra thông báo khẩn

Hoà Minzy bị mạo danh nhận show chỉ với giá bằng 1/4 cát-xê, quản lý ra thông báo khẩn

Nhạc việt

1 giờ trước
Công ty Hoà Minzy nhận được tin có cá nhân mạo danh là đại diện của nghệ sĩ để ký hợp đồng nhận show biểu diễn tại Hạ Long vào ngày 22/4/2025 tới đây.
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí

Trắc nghiệm

2 giờ trước
Tử vi ngày 11/4 đưa 12 chòm sao vào guồng quay mới, kẻ may mắn bắt trúng cơ hội, người lao đao vì thiếu kiên nhẫn hay áp lực bủa vây...
Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình

Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình

Hậu trường phim

2 giờ trước
Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối chạm tới cảm xúc khán giả bằng cách kể một câu chuyện chiến tranh đầy chân thực và lắng đọng.
Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty

Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty

Pháp luật

2 giờ trước
Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 12 đối tượng vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.