Xây dựng tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
Ảnh minh họa
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định về việc giám sát, đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục xin ý kiến góp ý rộng rãi.
Thông tư này khi được ban hành sẽ áp dụng đối với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập; tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm; chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo dự thảo, nội dung giám sát đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, gồm: Giám sát việc đáp ứng, duy trì quy định về điều kiện thành lập, cho phép hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; việc tuân thủ quy định về nguyên tắc hoạt động, trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Video đang HOT
Đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài: Giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam.
Dự thảo Thông tư cũng đưa ra 3 hình thức giám sát: Giám sát gián tiếp; giám sát trực tiếp và giám sát tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục qua việc thẩm định kết quả đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Theo dự thảo, có 5 tiêu chuẩn đánh giá tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. Trong đó, tiêu chuẩn về tổ chức và quản lý với 4 tiêu chí; tiêu chuẩn công khai, minh bạch với 5 tiêu chí; tiêu chuẩn đội ngũ với 4 tiêu chí; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị với 2 tiêu chí; tiêu chuẩn về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với 5 tiêu chí.
Đánh giá lần đầu với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước mới được thành lập hoặc cho phép thành lập sau 2 năm đầu, kể từ ngày có quyết định cấp phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Đánh giá định kỳ 5 năm một lần trước khi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước hết thời hạn giấy phép hoạt động.
Đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam: Đánh giá lần đầu sau 2 năm đầu, kể từ ngày có quyết định công nhận tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; đánh giá định kỳ 5 năm một lần. Kết quả đánh giá nhằm giúp tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện việc điều chỉnh hạn chế, thiếu sót (nếu có) để bảo đảm đáp ứng các quy định về tổ chức, hoạt động.
Với kết quả này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có căn cứ để đưa ra các biện pháp nhằm bảo đảm quy định về lĩnh vực kiểm định chất lượng giáo dục được tuân thủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định nếu phát hiện tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có sai phạm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ kết quả đánh giá để xem xét việc gia hạn hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước trong thời gian tiếp theo; có căn cứ để thu hồi quyết định công nhận hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài ở Việt Nam nếu phát hiện sai phạm.
Hiện nay, Việt Nam có 5 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập và cho phép hoạt động, gồm: Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà Nội; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐH Đà Nẵng; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Trường ĐH Vinh; Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trực thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.
Xét tuyển đại học, số nguyện vọng đăng ký gấp gần 7 lần chỉ tiêu
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến hết ngày 14/5, tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục mầm non trên hệ thống là hơn 3,7 triệu.
Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: TG
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học năm nay là trên 545 nghìn. Như vậy, tỷ lệ nguyện vọng/chỉ tiêu là 682,05%, nghĩa là số nguyện vọng đăng ký gấp 6,8 lần chỉ tiêu.
Trước đó, Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) đã thông tin về số liệu thống kê của 8 nhóm ngành nhiều và ít nguyện vọng đăng ký nhất. Cụ thể như sau:
Theo số liệu thống kê trên, nhóm ngành có số thí sinh đăng ký nguyện vọng nhiều nhất là Kinh doanh và quản lý. Kế đến lần lượt là các nhóm ngành: Khoa học xã hội và hành vi; Máy tính và công nghệ thông tin; Nhân văn; Công nghệ kỹ thuật; Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; cao đẳng sư phạm mầm non và Dịch vụ xã hội.
Theo quy định, đến trước 17 giờ ngày mai (16/5), thí sinh vẫn được quyền đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo hình thức trực tuyến.
Bộ GD&ĐT lưu ý, thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tuyến phải thực hiện đầy đủ các bước, không bỏ qua hoặc dừng lại khi chưa thực hiện xong bước cuối cùng.
Các chuyên gia khuyến cáo, thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng và cũng không nên xét tuyển cùng lúc nhiều nhóm ngành khác nhau: từ kinh tế, kỹ thuật đến khoa học xã hội và nhân văn..., mà nên xác định chính xác năng lực, sở thích của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất.
Các em nên sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới và nguyện vọng 1 sẽ là ưu tiên cao nhất. Theo đó, những ngành mà mình yêu thích và mong muốn trúng tuyển nhất, học sinh nên xếp lên trên theo thứ tự từ nguyện vọng 1 cho đến nguyện vọng.
Đấu thầu trong đào tạo giáo viên nghe hay nhưng khó khả thi? Bộ GD-ĐT đang có dự thảo văn bản về việc hướng dẫn thực hiện phương thức giao nhiệm vụ đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, UBND các tỉnh sẽ xác định nhu cầu sử dụng giáo viên mới, lập dự toán và bố...