Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục – đào tạo
Học viện Chính trị đặc biệt quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục-đào tạo.
Trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu, đòi hỏi mới từ thực tiễn, để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời gian tới, Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện Chính trị đã và đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng công nghệ vào giáo dục-đào tạo.
Thời gian qua, Đảng ủy, Ban giám đốc học viện, các cơ quan, đơn vị quan tâm với nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, kết hợp đào tạo và bồi dưỡng, tập trung giải quyết đủ về số lượng, khắc phục một bước sự bất cập về cơ cấu đội ngũ, kết hợp chuẩn hóa chức danh, nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, giảng viên.
Đồng thời, học viện đã mở các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, cử giảng viên ngoại ngữ tham gia lớp bồi dưỡng ở nước ngoài. Tổ chức cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ quản lý giáo dục, nghiệp vụ sư phạm, công nghệ thông tin do Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức.
Nhìn chung đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục ở học viện đều được đào tạo theo đúng chuyên ngành, đa số giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục biết sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng tin học trong quá trình giảng dạy, quản lý điều hành và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là ứng dụng các phần mềm dạy học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo Học viện Chính trị cùng các đại biểu về dự lễ tốt nghiệp đào tạo cao cấp lý luận chính trị, khóa 4. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Học viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, liên hệ với các đơn vị và báo cáo Bộ Quốc phòng đưa những đồng chí giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đi thực tế tại các đơn vị trong toàn quân.
Công tác tuyển dụng vào đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực vào học viện công tác. Về chất lượng đội ngũ giảng viên của học viện hiện nay: 100% có trình độ đại học trở lên, trình độ sau đại học chiếm hơn 80% (trong đó, PGS, TS chiếm tỷ lệ 8,7%; tiến sĩ chiếm tỷ lệ hơn 26%; thạc sĩ chiếm tỷ lệ 49,1%).
Đảng ủy, Ban giám đốc học viện tích cực đổi mới, ứng dụng công nghệ phục vụ nhiệm vụ giáo dục-đào tạo. Hiện tại, thư viện số của học viện có hơn 5 triệu trang tài liệu số hóa, gần 60 nghìn biểu ghi cơ sở dữ liệu thư mục; phòng đọc tổng hợp 150 chỗ ngồi được trang bị hệ thống máy tính tra cứu tài liệu bảo đảm tiện lợi, khoa học.
Video đang HOT
Học viện đẩy mạnh tiến độ xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hóa, hồi cố tài liệu để cung cấp lên mạng nội bộ và nhập vào hệ thống thư viện số dùng chung trong Bộ Quốc phòng; tiến hành có hiệu quả việc khai thác, thu thập, bổ sung sách, báo, tài liệu đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của học viện.
Học viện xây dựng Trung tâm Điều hành huấn luyện, quản lý, kiểm tra thông qua hệ thống camera quan sát tại các phòng học; có mạng máy tính nội bộ, internet, phục vụ hiệu quả cho giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên, học viên.
Đầu tư bổ sung, nâng cấp các phòng đa năng với đầy đủ hệ thống máy tính, máy chiếu và phần mềm chuyên dùng phục vụ những chuyên ngành đào tạo; có các phần mềm quản lý hỗ trợ các cơ quan chức năng; đẩy mạnh số hóa những thông tin, dữ liệu về giáo dục, đào tạo.
Học viện thường xuyên nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. Chú trọng sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của người học, nhất là năng lực lãnh đạo, chỉ huy, huấn luyện và thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ học vấn và chức danh đào tạo; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, thành tựu khoa học tiên tiến vào các hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học.
Trong thời gian tới, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục và đào tạo, học viện tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; xây dựng học viện chính quy, tiên tiến, mẫu mực, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của học viện, luôn xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn quân sự hàng đầu của quân đội và quốc gia.
Lãnh đạo Học viện Chính trị trao bằng tốt nghiệp cho các học viên khóa học 2018-2020. Ảnh: HOÀNG TUẤN
Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục 4.0 và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào giáo dục-đào tạo, Đảng ủy, Ban giám đốc hướng tập trung vào một số giải pháp cụ thể:
Một là, chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bảo đảm giáo trình, tài liệu phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Tích cực đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học bảo đảm đồng bộ, hiện đại theo hướng xây dựng nhà trường thông minh, từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, đào tạo; đầu tư, mua sắm, bổ sung các trang thiết bị ở các phòng học, nhất là các phòng học chuyên dùng cho học ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trung tâm điều hành huấn luyện và diễn tập.
Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại cho giáo dục và đào tạo của học viện. Hoàn thiện, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả công năng của các dự án đầu tư. Sử dụng ngân sách cho thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của học viện đúng mục đích.
Bảo đảm tốt giáo trình, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên và học viên. Chuyển hoạt động từ thư viện truyền thống sang thư viện điện tử đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nâng cao chất lượng khai thác, bổ sung sách, tài liệu chuyên sâu theo các chuyên ngành đào tạo.
Hai là, nâng cao chất lượng, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-ĐU của Đảng ủy học viện về “Xây dựng đội ngũ cán bộ ở Học viện Chính trị giai đoạn 2019-2030″, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên và các nhà khoa học theo hướng chuẩn hóa cả về số lượng và chất lượng, lấy chuẩn hóa về chất lượng làm trọng tâm. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn theo quy định.
Thường xuyên kiện toàn, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng ngày càng cao, có tỷ lệ lực lượng dự bị thích hợp từ 5 đến 10%, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của học viện. Chủ động mời các nhà khoa học đầu ngành, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham gia truyền thụ kinh nghiệm cho cán bộ, giảng viên…
Ba là, đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường trong và ngoài quân đội. Theo đó, học viện xây dựng kế hoạch, tổ chức các đoàn cán bộ nghiên cứu thực tế, học tập, trao đổi kinh nghiệm về công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường trong và ngoài quân đội và với nước ngoài, đúng đối tượng, bảo đảm chất lượng, theo yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của học viện…
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Các trường sư phạm đào tạo theo mô hình đa ngành
Các trường sư phạm đã, đang và sẽ thay đổi về mô hình, theo đó đa ngành là xu thế lớn, xu thế tất yếu, nhất là khi thực hiện tự chủ đại học.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các trường đại học sư phạm, các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhắc lại chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đang được toàn ngành Giáo dục triển khai và khẳng định: Đổi mới phải bắt đầu từ đội ngũ nhà giáo. Đổi mới thành công hay không, một phần rất quan trọng do lực lượng nhà giáo quyết định.
Lực lượng này lại được quyết định bởi hệ thống các trường sư phạm. Các trường sư phạm đảm nhiệm được hay không lại phụ thuộc vào sự đổi mới chính mình.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.
Ghi nhận nỗ lực và sự đóng góp trên nhiều phương diện của hệ thống trường đào tạo giáo viên, Bộ trưởng đồng thời nhận định, đang có sự thay đổi rất lớn trong hệ thống, bao gồm thay đổi trong mô hình cơ cấu tổ chức, trong tuyển sinh, đào tạo; thay đổi trong cơ chế tài chính và các quyền tự chủ khác... "Vấn đề là chúng ta nhận diện về sự thay đổi ấy thế nào, làm sao để thay đổi đạt được giá trị tích cực, hạn chế tác động tiêu cực. Lãnh đạo Bộ cũng phải nhận thức đầy đủ sự thay đổi để có chỉ đạo, ban hành chính sách phù hợp", Bộ trưởng nói.
Chia sẻ về những vấn đề cụ thể của hệ thống sư phạm đang được quan tâm, Bộ trưởng nhấn mạnh đến quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm. Theo Bộ trưởng, đây là việc lớn, khó và cần được thực hiện một cách bài bản; cả về cách bố trí không gian, dự báo nhu cầu, sự tương tác trong hệ thống, quy hoạch cả trên phương diện đầu tư, cơ sở vật chất, hoạt động chuyên môn... Việc quy hoạch chỉ thực hiện tốt được khi đã rõ ràng về mô hình hoạt động của các trường và xu thế các trường thuộc nhóm ngành này.
Bộ trưởng cũng cho rằng, các trường sư phạm đã, đang và sẽ thay đổi về mô hình, theo đó đa ngành là xu thế lớn, xu thế tất yếu, nhất là khi thực hiện tự chủ đại học. Dù đa ngành, hay thuần túy đào tạo sư phạm, điều quan trọng là đào tạo giáo viên phải đạt được các chuẩn đặt ra.
"Chúng ta chấp nhận mô hình có thể đa dạng, chấp nhận sự chuyển đổi, nhưng điều không đổi là chuẩn về chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp, chuẩn về nghiệp vụ mà sinh viên sư phạm cần đạt được. Do đó, các trường đào tạo giáo viên theo mô hình đa ngành cần đặt biệt lưu ý đến các nghiệp vụ sư phạm để không vì xu hướng đa ngành khiến đào tạo giáo viên giảm chất lượng", Bộ trưởng lưu ý.
Riêng với chương trình đào tạo, Bộ trưởng cho rằng, cần phát huy yếu tố năng động, thế mạnh của từng trường. Thống nhất một chương trình là không thể, nhưng cần thống nhất chuẩn chương trình, căn cứ vào chuẩn chương trình để thống nhất các mô hình tổ chức, các phương thức đào tạo còn đa dạng.
Đánh giá về việc triển khai Nghị định 116, theo Bộ trưởng, dù còn có khó khăn, vướng mắc, nhưng Nghị định này bước đầu đã có tác động tích cực và thấy ngay hiệu quả. Minh chứng là điểm đầu vào các trường sư phạm năm nay tăng rõ rệt. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu cần cố gắng thực thi, triển khai chất lượng Nghị định này trong thời gian tới.
Với vai trò quan trọng của hoạt động đào tạo giáo viên trong triển khai Chương trình GDPT 2018, Bộ trưởng yêu cầu các trường sư phạm tiếp tục triển khai, phát huy hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình mới. Đồng thời, sớm tính toán triển khai đào tạo giáo viên giảng dạy các tiếng dân tộc ít người.
Để phát huy vị trí tiên phong trong đổi mới phương pháp, trong cách tiếp cận, trong quan điểm và trong việc dạy học, dẫn dắt toàn bộ hệ thống thay đổi, Bộ trưởng lưu ý đến việc phải kết nối mạnh mẽ hơn nữa giữa hệ thống sư phạm và phổ thông, các Sở GDĐT. Với các trường sư phạm có xu hướng phát triển theo định hướng nghiên cứu, cần quan tâm phát triển khoa học giáo dục.
Toàn quốc hiện có 56 trường đại học đào tạo sư phạm, bao gồm: 14 trường đại học sư phạm; 42 trường đại học đa ngành có đào tạo giáo viên; 2 học viện; 3 phân hiệu và 1 khoa trực thuộc. Với 31 ngành đào tạo trình độ đại học; 1 ngành ở trình độ cao đẳng, tính tới tháng 12/2020, quy mô đào tạo đại học sư phạm chính quy là 52.362 sinh viên; tổng số giảng viên là 5.866 người.
Bộ GDĐT đã trình Chính phủ Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống trường sư phạm và tiến tới tích hợp trong quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên; tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Nghị định số 71/2020NĐ-CP quy định thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Đồng thời, tăng cường công tác dự báo nhu cầu giáo viên, thực hiện giao chỉ tiêu đào tạo sư phạm; xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng tuyển sinh đầu vào; triển khai các Dự án ETEP, Đề án 69, Đề án 89... nhằm nâng cao năng lực đội ngũ và chất lượng đào tạo nói chung.
Nâng cao năng lực công nghệ thông tin từ chuyên gia Hàn Quốc Ngày 9/10, Bộ GD&ĐT phối hợp với Sở Giáo dục Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc tổ chức khai mạc chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin cho các cán bộ quản lý, giáo viên. Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về công nghệ thông tin diễn ra trực tuyến. Phát biểu khai mạc chương trình tập huấn,...