Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo bậc đại học theo chuẩn đầu ra và hội nhập quốc tế
Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF) sẽ được triển khai theo Quyết định số 436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông tin từ Hội nghị triển khai thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học (GDĐH), giai đoạn 2020-2025, do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Chuẩn chương trình đào tạo tiếp cận theo chuẩn đầu ra
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF) sẽ được triển khai theo Quyết định số 436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Khung trình độ quốc gia Việt Nam cho GDĐH là những chuẩn mực tối thiểu, là bộ tiêu chí với khối lượng, chuẩn đầu ra, yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ,… tiếp cận theo chuẩn của các nước trong khu vực và thế giới; phù hợp yêu cầu từng lĩnh vực ngành nghề đó, nhằm quản lý chất lượng nguồn nhân lực.
Việc xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) cho các ngành, khối ngành sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam. Với vai trò là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì thực hiện, Bộ GD&ĐT mong muốn các Bộ ngành liên quan sẽ tham gia vào triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, Khung trình độ quốc gia Việt Nam sẽ được triển khai theo Quyết định số 436/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
“Sau khi ban hành chuẩn CTĐT, tất cả cơ sở GDĐH sẽ rà soát, cập nhật, điều chỉnh, thiết kế chương trình đào tạo, làm sao đáp ứng chuẩn tối thiểu, phù hợp yêu cầu của thị trường và đặc trưng riêng, từ đó đảm bảo chất lượng chung của trình độ ĐH trên cả nước”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh.
Trao đổi về những điểm mới của VQF so với Chương trình khung đã ban hành trước đây, Thứ trưởng cho biết, chương trình khung yêu cầu chặt chẽ về tên môn, số tín chỉ,… còn VQF sẽ ban hành chuẩn CTĐT tiếp cận theo chuẩn đầu ra, căn cứ vào yêu cầu của thị trường và sẽ do các trường, hiệp hội, người sử dụng lao động tham gia xây dựng. Tên môn học, số tín chỉ sẽ được điều chỉnh tùy thiết kế riêng của từng CTĐT chứ không quy định cứng.
Video đang HOT
Hai yếu tố mấu chốt là cơ sở để xây dựng chuẩn CTĐT, giúp giải quyết tình trạng sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc và thị trường lao động không tìm được nhân sự phù hợp.
Đó là, thực tiễn đất nước và thị trường lao động đối với vị trí việc làm. Các trường, hiệp hội, đơn vị sử dụng lao động, cộng đồng nói chung sẽ góp ý để thống nhất chuẩn đầu ra cho ngành, khối ngành. Căn cứ thứ hai là hội nhập thế giới, giúp chuẩn CTĐT phù hợp khi so với các nước ASEAN và mặt bằng chung thế giới.
Xây dựng chuẩn CTĐT cho các ngành, khối ngành
Triển khai kế hoạch trên, nhiệm vụ đặt ra trước mắt là thành lập các Hội đồng tư vấn ngành, khối ngành. Hội đồng chịu trách nhiệm xây dựng chuẩn CTĐT cho các ngành, khối ngành đối với các trình độ của GDĐH.
Xây dựng chuẩn chương trình đào tạo bậc đại học theo chuẩn đầu ra và hội nhập quốc tế.
Theo PGS TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, điều quan trọng nhất là cần xâu chuỗi, tạo hệ thống bài bản cho chuẩn CTĐT các trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. “Đây là cơ hội đặt lại vị trí các trình độ, thành công phụ thuộc rất nhiều vào chuyên gia đầu ngành và chủ sở hữu lao động”, PGS khẳng định.
Ông Phạm Văn Tác, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) đánh giá cao tinh thần triển khai kế hoạch của Bộ GD&ĐT và sự cần thiết ban hành khung CTĐT nhằm kiểm soát chất lượng và được quốc tế công nhận.
Ông Tác đề xuất, cần thành lập 12 Hội đồng tư vấn riêng cho 12 mã ngành trình độ đại học trong khối ngành Y Dược vì đặc thù mỗi ngành khác nhau. Đồng thời, cho biết thêm, sắp tới sẽ có kỳ thi tuyển cấp chứng chỉ nghề theo năng lực, để thêm “hàng rào” kiểm soát chất lượng. Theo đó, sau này, sẽ có hai “cửa” để kiểm soát chất lượng y bác sĩ, đó là chuẩn CTĐT và chứng chỉ hành nghề của Bộ Y tế.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đề nghị các Bộ chuẩn bị, đề xuất số lượng ngành, khối ngành, các vấn đề liên quan đến hội đồng tư vấn. Sau đó, Vụ Giáo dục đại học sẽ làm việc với từng Bộ để xây dựng hướng dẫn phù hợp, bao gồm hướng dẫn thành lập hội đồng tư vấn.
Coi dạy học trực tuyến là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục
Chiều 3/6, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về đánh giá chất lượng dạy học trực tuyến, dạy học từ xa.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị
Dự điểm cầu tại Hà Nội có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cùng lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ GD&ĐT, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Trong giai đoạn dịch Covid-19, ngành GD-ĐT đã phối hợp với các bộ ngành, địa phương, tập đoàn công nghệ viễn thông, nhà mạng chung tay thực hiện phương châm "tạm dừng đến trường không dừng học".
Học sinh không đến trường nhưng vẫn tiếp cận với kiến thức, với thầy cô, được kết nối qua môi trường mạng. Mặc dù thời gian vừa rồi là giai đoạn khó khăn nhưng cũng là cơ hội tốt để ứng dụng công nghệ trong dạy và học. Dạy học từ xa đã được triển khai từ lâu nhưng làm bài bản, rộng khắp thì đây lần đầu tiên làm được.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Với quyết tâm rất cao của toàn ngành, sự quan tâm, đồng hành của các công ty công nghệ, các nhà mạng, sự vào cuộc tích cực của các địa phương, cơ sở giáo dục - phương thức dạy và học từ xa, học trực tuyến, qua truyền hình đã được tổ chức tốt và bước đầu có kết quả tích cực, được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và đánh giá đạt kết quả bước đầu.
Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành Giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ. Đồng thời, khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học; qua đó giải phóng năng lượng lớn cho thầy cô, rất nhiều thủ tục hành chính được giảm, nhiều kiến thức, kinh nghiệm được chia sẻ, nâng lên.
Bên cạnh mặt tốt, việc triển khai dạy học trực tuyến cũng còn hạn chế cần khắc phục, trong đó làm sao để đảm bảo môi trường học an toàn cho học sinh.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến
Thay mặt ngành Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cảm ơn Bộ Thông tin truyền thông đã chia sẻ, hỗ trợ, coi đây là nỗ lực chung không chỉ ngành giáo dục mà của các tổ chức, bộ ngành. Thủ tướng Chính phủ cũng đánh giá dạy học trực tuyến của ngành GD đã có kết quả bước đầu, góp phần vào chuyển đổi số.
"Ngành GD-ĐT coi đây là cơ hội cùng nhau quyết tâm đẩy nhanh chuyển đổi số. Tới đây triển khai chương trình mới, Tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc. Cùng tiếng Anh, chúng ta có thế hệ công dân toàn cầu, năng lực cạnh tranh tốt"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Hội nghị được tổ chức để nhìn lại những gì tốt tiếp tục phát huy, những gì chưa hoàn chỉnh tiếp tục hoàn chỉnh. Bộ đã tổ chức thí điểm tại 5 tỉnh với khoảng 20 trường học mô hình dạy học trực tuyến, để qua đó rút kinh nghiệm nhân rộng, với sự đồng hành, hỗ trợ của nhiều công ty công nghệ lớn, các nhà mạng.
Qua hội nghị này, Bộ GD&ĐT cũng sẽ hoàn thiện dự thảo quy chế dạy học trực tuyến, từ xa, trên truyền hình - để làm cơ sở cho các nhà trường thực hiện. Ngành giáo dục sẽ quyết tâm thực hiện tốt, làm bài bản, có căn cứ pháp lý, coi đây là phương thức chính thức. - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Ngày hội nghiệp vụ "Giáo dục 4.0" của Trường Đại học Sư phạm Huế lần thứ 11 Ngày hội nghiệp vụ là một trong những hoạt động truyền thống của Trường Đại học Sư phạm, ĐH Huế (viết tắt là ĐHSP Huế), được tổ chức 2 năm một lần, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV. Chủ đề Ngày hội nghiệp vụ của Trường ĐHSP Huế lần thứ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23 phút trước
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
32 phút trước
Phan Đinh Tùng phẫu thuật 3 tiếng, Minh Tuyết nóng bỏng tuổi 49
Sao việt
37 phút trước
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
39 phút trước
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
41 phút trước
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
55 phút trước
Hy hữu ở TP.HCM: Đi chợ mất xe máy nhiều tháng bỗng nhiên tìm lại được
Netizen
1 giờ trước
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
1 giờ trước
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
1 giờ trước
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
1 giờ trước