Xây dựng chuẩn chính tả tiếng Việt
“Sau gần 400 năm phát triển và đóng góp lớn vào công cuộc xây dựng đất nước, nay chính tả tiếng Việt cần được xem xét lại dưới cả 2 góc độ khoa học ngôn ngữ và xã hội nhằm thống nhất chính tả trong cả nước, tránh việc trong một nước thống nhất lại có đến 2-3 hình thức chính tả khác nhau…”.
PGS-TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, phát biểu đề dẫn như vậy về mục đích của hội thảo quốc gia “Xây dựng chuẩn mực chính tả thống nhất trong nhà trường và trên các phương tiện truyền thông đại chúng” do Trường ĐH KHXH-NV TPHCM, Trường ĐH Sài Gòn và Báo Thanh Niên phối hợp tổ chức ngày 21/12 tại TPHCM.
GS-TS Đinh Văn Đức, Chủ nhiệm Bộ môn Ngôn ngữ học ứng dụng – Khoa Ngôn ngữ học Trường ĐH KHXH-NV Hà Nội, kêu gọi giữ nguyên dạng tên riêng nước ngoài khi dùng trong văn bản tiếng Việt. Ảnh: TẤN THẠNH
Năm vấn đề nóng nhất đã được hội thảo tập trung mổ xẻ, gồm: Có cần thiết phải bổ sung các chữ f, j, w, z vào bảng chữ cái tiếng Việt; sử dụng i và y sao cho đúng; đặt dấu thanh ở đâu, trên/dưới nguyên âm làm âm chính của âm tiết hay trên/dưới âm đệm; quy định về viết hoa tên các cơ quan, tổ chức; phiên âm tiếng nước ngoài theo kiểu tiếng Việt hay giữ nguyên dạng…
Trên cơ sở phân tích hiện trạng và tổng hợp ý kiến các nhà ngôn ngữ học, hội thảo sẽ đề xuất một chuẩn chính tả thống nhất trong toàn xã hội, phục vụ việc xây dựng luật về ngôn ngữ tiếng Việt sắp tới.
Theo D.Quang (Người Lao Động)
Cô giáo Tày dạy tiếng Việt cho trẻ Cờ Lao bằng tiếng Mông
Vừa trở về sau chuyến thị sát ở Lai Châu, phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Dân tộc ngày 18/12, Uỷ viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Chu Lé Chừ đưa ra thông tin cảnh báo: Trong 10 năm qua, dân tộc Ngái đã giảm 2.000 dân.
Năm 1999, số người Ngái còn hơn 4.000 người và giờ chỉ còn hơn 1.000.
Nguy cơ tuyệt chủng
Nhưng người Ngái chỉ là một trong 3 dân tộc đang tụt giảm dân số trầm trọng. Là thành viên Chính phủ thực hiện nghĩa vụ giải trình việc thực hiện các chính sách đối với các dân tộc rất ít người, tuy nhiên, Bộ trưởng Giàng Seo Phử dẫn trường hợp dân tộc Ơ Đu (ở Tương Dương, Nghệ An) nêu câu chuyện thực tế "chỉ có 371 người". Mà "mấy năm vừa rồi, chỉ thêm được 2 người". "Nếu không có chính sách hợp lý, dân tộc này sẽ bị tuyệt chủng, sẽ không còn tên trên bản đồ"- ông đưa ra cảnh báo.
Báo cáo của Chính phủ cũng như thẩm tra của Hội đồng Dân tộc đưa ra những thực tế đau lòng. Đó là tuổi thọ bình quân chỉ 55-65, thấp rất xa so với cả nước (75 tuổi). Đó là tỉ lệ suy dinh dưỡng lên tới 35%, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tới 400% bình quân cả nước. Đó là tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết có dân tộc lên tới 80%.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì nói tới việc "báo động đỏ" trước 7 vấn đề bức xúc: Đời sống khó khăn với 3 thiếu: Thiếu đất, thiếu nước, thiếu đói. Tỉ lệ hộ nghèo, theo chuẩn mới, dự tính nhiều nhóm lên tới 90-100%. Dân trí thấp. Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông với các dân tộc lần lượt là: Người Lự: 0,6%; Lô Lô 0,9%; Chứt 0,5%; Phù Lá 1,8%... Riêng dân tộc Chứt, nhóm Rục, A Rem hiện không có học sinh THPT.
Sự yếu kém về trình độ của cả cán bộ lẫn người dân có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chủ quan thuộc về những người thực thi chính sách. Đó là câu chuyện mà một vị đại biểu Quốc hội đã nói tới: Cô giáo người Tày dạy tiếng Việt cho trẻ em Cờ Lao bằng tiếng Mông.
Tiền chi cho phát triển miền núi không ít nhưng đến nay, rất nhiều nơi việc học vẫn như thế này.
Đưa bác sĩ về vùng sâu, kéo trẻ em dân tộc đến trường
Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận tình trạng "suy thoái giống nòi, tảo hôn, sinh nhiều sống ít". Tuy nhiên, bà nói rõ là Chính phủ không hạn chế việc sinh đẻ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người và kể cả vùng đảo ưu tiên giữ dân như Cô Tô, Trường Sa, Côn Đảo...
Theo bộ trưởng, hiện cán bộ y tế cơ sở được phụ cấp 70%. Lương khoảng 5,5- 6 triệu. Bộ sẽ tiếp tục phát triển lực lượng cô đỡ thôn bản, liên tục luân chuyển cán bộ với thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm và tranh thủ mọi nguồn vốn ODA cho y tế vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận cũng cho biết từ 2007-2008, bộ đã đưa các cháu dân tộc đặc biệt ít người về nuôi dạy từ bé tại các cơ sở của Bộ. Đến 2011, đã có 115 cháu về học ở trường vùng cao Việt Bắc. Nếu tốt nghiệp phổ thông thì 90% các cháu vào ĐH, CĐ, trong đó 10% đỗ thẳng.
Buổi giải trình đã đi tới một đề xuất, đó là tăng cường các hoạt động chất vấn, giải trình trước Quốc hội liên quan đến việc thực hiện các chính sách này.
Theo Báo Lao Động
Chàng 'mọt sách' tự học mà ẵm trọn giải thưởng Lloyds List Xuất sắc vượt qua 2.000 người để nhận Giải thưởng Lloyds List Award - giải thưởng danh giá trong lĩnh vực hàng hải, Hoàng Đông Bách đã khiến cộng đồng những người làm nghề hàng hải quốc tế phải ngạc nhiên về khả năng tự học của mình. Bố mẹ sinh trưởng ở Việt Nam nhưng sang Nga làm việc nên Hoàng Đông...