Xâm hại học sinh: Tiếng chuông cảnh tỉnh về đạo đức nhà giáo trong trường nội trú
“Vụ việc xâm hại tình dục học sinh vừa qua gây sự phẫn nộ trong dư luận là hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức của các thầy, cô giáo trong trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT)”
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh như vậy ở Hội nghị: “Tổng kết 10 năm trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2008 – 2018″ tổ chức sáng nay 18/12 tại tỉnh Yên Bái.
Hội nghị: “Tổng kết 10 năm trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2008 – 2018″.
Giáo dục đặc thù
Được biết, trường Phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) là loại hình trường công lập, chuyên biệt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trường dành cho thanh, thiếu niên các dân tộc thiểu số với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cao vùng Dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi. Trường PTDTNT có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển KT – XH và củng cố an ninh, quốc phòng ở vùng DTTS, miền núi.
Hiện nay, toàn quốc có 315 trường PTDTNT ở 49 tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ với 109.245 học sinh nội trú. Trong đó, trường PTDTNT tỉnh có 59 trường; cấp huyện có 256 trường; có 3 trường PTDTNT trực thuộc Bộ GD&ĐT. Số lượng trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đã đạt khoảng 40%.
Trong hệ thống trường này, hiện cả nước có gần 900 cán bộ quản lý với 12.765 giáo viên giảng dạy. Chế độ làm việc của CBQL, GV trường PTDTNT có nhiều nội dung khác biệt so với các trường phổ thông bình thường là ngoài việc thực hiện kế hoạch dạy học theo quy định, các CBQL, GV phải thực hiện các nội dung giáo dục đặc thù như quản lý và hướng dẫn học sinh sinh hoạt nội trú, ăn, ở, hướng dẫn học sinh tự học, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp, học tiếng dân tộc…
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, mô hình trường PTDTNT đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: CSVC, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học còn hạn chế, thiếu đồng bộ; chất lượng và hiệu quả đào tạo của hệ thống trường PTDTNT chưa cao; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chưa được bồi dưỡng thường xuyên các chuyên đề về giáo dục đặc thù phù hợp với nhiệm vụ nuôi, dạy học sinh ở trường PTDTNT; thiếu một số chính sách đặc thù cần thiết…
Đòi hỏi cao về chuẩn mực đạo đức với giáo viên
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, đối với đặc thù của trường PTDTNT, đội ngũ giáo viên các trường này hết sức quan trọng. Do đặc thù khi vào học trong trường nội trú, học sinh còn nhỏ, coi các thầy cô như cha mẹ, coi trường như gia đình.
Ngoài việc dạy, các thầy cô cũng có nhiệm vụ quản sinh 24/24 giờ đối với học sinh. Do vậy, hành vi ứng xử của các thầy cô hết sức quan trọng, sự gương mẫu, chuẩn mực là đòi hỏi được đề cao ở đội ngũ giáo viên ở đây.
Hành vi ứng xử của các thầy cô hết sức quan trọng trong trường học nội trú
Theo Bộ trưởng Nhạ, nếu như đội ngũ giáo viên này không chuẩn, không rèn luyện đạo đức thường xuyên, sẽ dẫn đến một số giáo viên không đáp ứng yêu cầu về chuẩn mực đạo đức; từ nhận thức đến hành động dẫn đến sự vụ rất đau lòng như vừa qua ở trường nội trú Thanh Sơn – Phú Thọ. Mặc dù phòng, chống, giới thiệu giáo dục giới tính là cần thiết nhưng ở phía người bị hại thì nhà trường, sự gương mẫu của các thầy cô là quan trọng.
Thầy giáo, cô giáo trong các trường PTDTNT không chỉ dạy chữ mà còn dạy người, dạy đạo đức lối sống cho học sinh dân tộc thiểu số. Nếu các thầy cô không gương mẫu, mà còn có những hành vi phi đạo đức như trên thì không thể chấp nhận được, đành rằng đây là trường hợp cá biệt.
“Tôi kịch liệt lên án vụ xâm hại tình dục học sinh vừa qua ở trường nội trú Thanh Sơn – Phú Thọ. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức của các thầy, cô giáo trong trường PTDTNT” – Bộ trưởng Nhạ cho hay.
Nhấn mạnh với các đại biểu tại hội nghị, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng, với trách nhiệm của cơ quan quản lý chúng ta phải đặc biệt quan tâm để làm sao một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các thầy cô yên tâm công tác; nhưng mặt khác phải thường xuyên nhắc nhở, có biện pháp, chế tài để nâng cao trách nhiệm của thầy, cô giáo trong việc tu dưỡng đạo đức, lối sống hành vi ứng xử trong nhà trường.
Bộ trưởng cũng cảnh tỉnh, nếu các trường PTDTNT không chú trọng rèn luyện thường xuyên đạo đức, lối sống cho đội ngũ nhà giáo thì chắc sẽ khó tránh khỏi trường hợp như báo chí nêu. Do vậy Bộ trưởng yêu cầu nâng cao hơn nữa giáo dục đạo đức, lối sống, nâng cao trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo trong các trường PTDTNT bên cạnh nâng cao chất lượng giáo dục.
Để trường PTDTNT mang lại hiệu quả giáo dục như mục tiêu trong giai đoạn 2018 – 2028 phải có những định hướng giải pháp phù hợp với tinh thần đổi mới giáo dục và thực tiễn phát triển KT – XH ở vùng DTTS, miền núi hiện nay. Tại hội nghị, Bộ trưởng Nhạ đề nghị các địa phương tập trung thảo luận về cơ chế chính sách, mô hình phát triển, các kiến nghị về chính sách hỗ trợ phát triển, hỗ trợ đời sống giáo viên để Bộ GD&ĐT nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tham mưu với Chính phủ trong kế sách phát triển hệ thống trường PTDTNT cả nước trong thời gian tới.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Vị thế nhà giáo phải gắn liền với năng lực và trách nhiệm
Khẳng định vị thế nhà giáo đã và đang được cả xã hội tôn vinh, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cũng cho rằng, song song với sự tôn vinh đó, xã hội cũng đòi hỏi nhà giáo phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức, phong cách, có đủ năng lực thực sự đáp ứng yêu cầu và sự kỳ vọng của xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ
Nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ngày 15.12, tại TP Quy Nhơn, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục phối hợp với Văn phòng Chương trình khoa học giáo dục và các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Văn Phòng Bộ, Vụ Giáo dục Trung học) tổ chức Hội thảo "Một số giải pháp nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay". Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã đến dự và chủ trì hội thảo.
Hội thảo đã nghe báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục về tổng quan đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo hiện nay.
Theo đó, tính đến ngày 15.8.2018, cả nước có 1.161.143 giáo viên mầm non, phổ thông; trong đó có 309.770 giáo viên mầm non, 395.848 giáo viên tiểu học, 305.815 giáo viên THCS và 149.710 giáo viên THPT.
Năm học 2017-2018, có tổng cộng 69.539 giảng viên đại học và 3.162 giảng viên cao đẳng sư phạm. Cục Nhà giáo đánh giá việc thực hiện trí vị trí việc làm; tổ chức bồi dưỡng, thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, phổ thông; thực hiện các chính sách về lương và phụ cấp trong thời gian qua đã được các địa phương thực hiện khá tốt, góp phần đảm bảo đủ số lượng giáo viên đứng lớp và tạo động lực để giáo viên yên tâm làm tốt nhiệm vụ.
Tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã khẳng định: Giáo viên có vai trò rất quan trọng và vị thế nhà giáo luôn được đặc biệt quan tâm. Đây là chuyện đã có từ lâu và không phải ngẫu nhiên. Nhận thức điều này sẽ giúp các thầy cô thấy rằng, xã hội tôn vinh nghề giáo nhưng cũng đòi hỏi giáo viên phải làm thế nào để xứng đáng với sự tôn vinh đó.
Thứ trưởng mong muốn, các thầy cô phải giữ gìn, chắt chiu những thành tích của ngành và trân trọng những ai đã nỗ lực, cố gắng vì sự nghiệp trồng người.
Các đại biểu tại hội thảo
Trên thực tế, để thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, trước yêu cầu đòi hỏi của xã hội về nhà giáo, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Thứ trưởng Độ giải thích: "Chuẩn ở đây hiểu theo nghĩa chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. Chuẩn về bằng cấp chỉ ở trong mắt mọi người còn chuẩn về nghề nghiệp là chuẩn trong lòng mọi người... Vì vậy, chuẩn nghề nghiệp đưa ra các nội dung liên quan đến phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, phong cách... Đòi hỏi cả cán bộ quản lý phải có tư duy đổi mới, quản trị nhà trường hiệu quả, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, xây dựng và thúc đẩy quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội... Bộ đã ban hành chuẩn này và sắp tới sẽ xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn".
Thứ trưởng cũng lưu ý các địa phương, nhà trường không coi chuẩn này là danh hiệu thi đua, phấn đấu đạt được để được bổ nhiệm. Cán bộ, giáo viên hãy coi chuẩn này là mục tiêu để soi lại mình, tự mình bồi dưỡng, xem mình thiếu cái gì cần học thêm để đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc và có đầy đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu mới.
"Đặc biệt, cán bộ, giáo viên nào đã vi phạm đạo đức nhà giáo thì sẽ không đạt chuẩn", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Liên quan đến chất lượng đào tạo giáo viên tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm, Thứ trưởng yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng phải chú trọng chương trình bồi dưỡng và chương trình đào tạo, phải quan tâm đến chất lượng đầu ra của giáo viên.
"Đã có nhiều ý kiến phát biểu là chương trình đào tạo chú trọng với thực hành, phải gắn trường đại học với trường phổ thông", Thứ trưởng Độ yêu cầu.
Nâng cao đội ngũ nhà giáo thì phải nói tới vai trò quản lý, quan tâm đến chính sách của đội ngũ nhà giáo, phải quan tâm tạo động lực cho cán bộ, giáo viên. "Sắp tới Bộ sẽ xây dựng quy chế tự chủ khi thực hiện dân chủ trong nhà trường. Nếu một môi trường làm việc dân chủ, giáo viên sẽ cảm thấy được khích lệ, khơi dậy sự đam mê trong giáo viên. Tôi đưa ra công thức hiệu quả công việc bằng 3 chữ này: Biết làm, được làm và có động lực để làm. Nếu đủ 3 yếu tố này thì hiệu quả đạt được sẽ tốt", Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định.
P.V
Theo giaoducthoidai
Chia sẻ của một nhà giáo: Đứng giữa "tâm bão" Mấy tuần nay, nhiều vụ việc bạo hành, đánh phạt học sinh sai quy cách xảy ra liên tiếp. Mới gần hết học kỳ một thôi, mà sao áp lực nặng nề, khó khăn. Là một nhà giáo, tôi cảm thấy buồn lắm khi cảm nhận cái đẹp của công việc trồng người như dần vơi đi theo từng vụ việc xảy ra......