Xăm chân mày giúp làm đẹp nhưng cẩn thận những nguy hại tiềm ẩn khôn lường
Xăm chân mày tuy là thủ thuật không quá phức tạp nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy hại khôn lường.
Phái đẹp nên chú ý gì?
Xăm chân mày tuy trông có vẻ đơn giản, cũng không để lại vết thương bên ngoài nhưng thực tế nó là một loại xăm lên da. Trong quá trình xăm sẽ gây ra rất nhiều vết thương nhỏ mà mắt thường khó nhìn thấy.
Nếu môi trường nơi tiến hành thủ thuật không đảm bảo vệ sinh, công tác khử trùng không hợp lý hoặc thợ xăm tay nghề yếu kém đều có thể dẫn đến vấn đề nhiễm trùng. Biểu hiện thông thường là sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mụn nước ở vị trí xăm chân mày, thậm chí có thể để lại sẹo lồi lõm.
Có thể gây dị ứng
Một trong những tác hại của xăm chân mày là gây dị ứng do cơ thể bị kích thích, mẫn cảm. Khi xăm lông mày, nguyên liệu dùng để xăm sẽ được kích thích lên da qua dụng cụ chuyên dụng. Những phẩm màu này vốn chứa tạp chất như kim loại nặng, còn có thành phần hóa học nên dễ gây dị ứng.
Ngay cả nguyên liệu hợp quy cách còn tiềm ẩn vấn đề này chứ đừng nói hàng nhái, hàng giả rẻ trên thị trường. Đây là chưa kể lâu ngày màu xăm bị phai, lại phải xăm lên nhiều lần khác khiến cho chị em khi làm đẹp càng đối mặt với nhiều nguy cơ có hại.
Xuất hiện tình trạng phù nề do dị vật
Một số trường hợp thợ xăm tay nghề chuẩn, nguyên liệu không gây kích ứng, môi trường xăm cũng tiệt trùng nhưng người xăm chân mày vẫn gặp phải vấn đề khác, điển hình là chứng phù nề do dị vật.
Đây là một loại phản ứng của da khi có dị vật kích thích vào. Triệu chứng có thể xảy ra sau đó bao gồm da bị tê cứng, sắc da tối bất thường, nổi nhiều mụn nước, da bong tróc, kết vảy hoặc các đốm nâu nổi cộm v.v…
Phải xóa xăm nếu không hài lòng
Video đang HOT
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của chị em phụ nữ, tuy nhiên bạn nên cân nhắc xem có thật sự quá cần thiết hay không. Một cơ thể khỏe khoắn, lành lặn vẫn là yếu tố quan trọng hơn một số đường nét trên mặt.
Nhiều người sau khi xăm chân mày xong lại ảnh hưởng tâm lý nặng nề bởi kết quả không hài lòng khiến họ tự ti, bực dọc, trầm cảm v.v… Đây cũng là lý do bạn phải đi xóa xăm ngay sau đó, nhưng ít nhiều vẫn sẽ để lại sẹo, chưa kể nếu phải xóa nhiều lần thì càng tăng thêm nguy hiểm cho sức khỏe.
Chị em muốn xăm chân mày cần lưu ý gì để hạn chế những nguy cơ?
Bạn cần lựa chọn nơi uy tín để tiến hành thủ thuật này, tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa chứ không phải là xăm dạo hay thẩm mỹ viện bình thường, không đảm bảo tiêu chuẩn. Trước khi xăm, bạn cần yêu cầu người phụ trách cho biết những kiêng cữ cần thiết và cả biến chứng có thể xảy ra để bạn cân nhắc.
Chú ý vấn đề vệ sinh vết thương sau khi xăm, nếu trong quá trình phục hồi mà xuất hiện triệu chứng bất thường, bạn nên trở lại nơi thực hiện thủ thuật để được kiểm tra, xử lý. Thậm chí nếu nơi đó không đủ điều kiện chữa trị biến chứng thì bạn cần sớm đến bệnh viện để điều trị ngay.
Tuyệt đối không tự ý mua bất cứ loại thuốc bôi hay thuốc uống nào khi có hiện tượng dị ứng, phù nề, ngứa ngáy, đau nhức ở vị trí xăm. Thông thường, xăm chân mày chất lượng sẽ dần hồi phục sau 3 tuần nghỉ dưỡng. Bạn nên để ý quan sát cơ thể mình trong suốt thời gian này.
Có thể thấy, xăm chân mày tuy là thủ thuật đơn giản trong làm đẹp nhưng không phải hoàn toàn an toàn. Chị em nên cân nhắc trước khi xăm và phải đảm bảo các yếu tố cần thiết sau khi xăm lông mày.
Dấu hiệu nhận biết hình xăm hỏng
Hình xăm giống như vết thương. Vì vậy, bạn cần chăm sóc nó cho đến khi lành hẳn.
Có được hình xăm trên cơ thể là quyết định quan trọng bởi nó sẽ xuất hiện trên da bạn cả đời. Không chỉ việc chọn đúng thợ xăm, khu vực trên da hoặc thiết kế ưng ý, bạn còn phải quan tâm đến việc vùng da đó đang lành lại hay không?
Sau khi xăm, một số người sẽ không bị kích ứng nhưng trường hợp xấu cũng có khả năng xảy ra với vài người. Nếu bạn phát hiện được những bất thường trên da, hãy hỏi ý kiến thợ xăm để chữa lành nó.
Theo GQ, hiện tượng vùng da vừa xăm có mủ, sưng tấy hoặc ngứa nhiều là dấu hiệu cho thấy hình xăm của bạn đã bị nhiễm trùng.
Bạn nên tuân thủ những lưu ý của thợ xăm để không bị xảy ra kích ứng. Ảnh: Brainstudy.
Dấu hiệu hình xăm bị hỏng
Trước khi xăm, bạn cần tham khảo các vị trí xăm, những thực phẩm cần tránh và cách hoạt động hợp lý để hình xăm lành lại an toàn.
- Bong bóng trên da: Dấu hiệu này cho thấy da bạn bị thừa độ ẩm. Để tránh điều này, bạn cần tháo băng hình xăm đúng cách và chú ý giữ cho vùng da khô trong không khí sạch.
- Mụn trên hoặc gần hình xăm: Đây không phải là dấu hiệu tốt nhưng cũng không quá nghiêm trọng. Nó là kết quả của sự tích tụ vi khuẩn xung quanh khu vực hình xăm. Quan trọng là bạn không được chạm hoặc nặn mụn trong vùng da này, nếu không nó có thể bị nhiễm trùng nặng hơn.
Đây cũng là lý do bạn phải rửa tay sạch trước khi chạm vào hình xăm và giữ nó luôn khô thoáng.
Hình xăm cần được che chắn kỹ dưới ánh nắng mặt trời và dưỡng ẩm mỗi tối để tránh bị bay màu. Ảnh: Allure.
- Da bong tróc và đóng vảy dày: Dấu hiệu này cảnh báo bạn có thể bị dị ứng với mực xăm. Hiện tượng này sẽ xuất hiện dưới dạng mẩn đỏ, ngứa quá mức và có nhiều vảy nhỏ.
Bạn không được tự ý loại bỏ những mảng vảy vì điều đó sẽ khiến hình xăm của bạn trông xấu hơn. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Ngoài ra, nếu lớp vảy rất dày, đó là dấu hiệu cho thấy hình xăm của bạn không được chăm sóc tốt và cần nhiều thời gian để tự lành.
- Mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng và có thể kèm theo sốt hoặc viêm nhiễm. Trong trường hợp này, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết.
Trong một tuần đầu sau khi xăm, bạn cần chăm sóc kỹ lưỡng theo các hướng dẫn của chuyên gia. Ảnh: Allure.
Dấu hiệu hình xăm lành
Bạn luôn phải chấp hành những lưu ý từ thợ xăm để có được hình ảnh trên cơ thể nổi bật hơn.
- Vảy nhỏ: Hình xăm của bạn giống như vết thương. Vì vậy, việc đóng vảy nhỏ trên khắp vùng bị kim tác động là điều bình thường.
Đây là dấu hiệu tốt cho thấy hình xăm đang lành. Nếu không muốn hình xăm bị thương tổn, bạn tuyệt đối không được gãi vào vết thương đang lành.
- Một chút máu: Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nhưng máu ra ít trong và sau khi xăm là điều bình thường. Đây là lý do bạn nên tránh uống rượu và một số chất kích thích trong ít nhất 24 giờ.
Để rửa khu vực này, bạn cần sử dụng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn, sau đó thấm khô (không chà xát) bằng khăn mềm.
Bạn không được sử dụng nước nóng trực tiếp lên hình xăm. Ảnh: Beattattoo.
- Chất lỏng trong suốt: Đây là cách mà vết thương bình thường lành lại. Mực cũng có thể bị chảy ra và bạn chỉ cần đợi cho nó tự ngừng.
- Kích ứng và viêm: Da bị kích ứng do kim đi qua nên vùng da đó sẽ bị đỏ, viêm và hơi đau. Mặc dù điều này không kéo dài quá vài ngày nhưng nếu nó tiếp tục sau một tuần, bạn nên đi khám bác sĩ.
Một số dấu hiệu bình thường của hình xăm như đóng vảy nhỏ bạn có thể tự khắc phục. Ảnh: Theofy.
Vết phồng rộp do cháy nắng: 5 biện pháp khắc phục tại nhà Các vết phồng rộp trên da không chỉ do ma sát, như trường hợp bị phồng rộp ở chân do đi giày chật, những mụn nước này cũng có thể xuất hiện do cháy nóng hay do bức xạ tia cực tím mặt trời. Cháy nắng là gì? Nếu tình trạng cháy nắng rất nghiêm trọng, da của bạn sẽ xuất hiện những...