Xác nhận nguồn gốc đất khống, chủ tịch xã nói do quá tin tưởng cán bộ
Một chủ tịch xã và nhiều cán bộ tại Đắk Lắk vừa bị tuyên phạt với nhiều mức án khác nhau vì xác nhận không đúng nguồn gốc, chủ sử dụng đất.
Ngày 14/4, TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự đối với 6 bị cáo về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại nhà máy thủy điện Buôn Tua Srah, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Theo nội dung cáo trạng, công trình thủy điện Buôn Tua Srah do Ban quản lý dự án thủy điện 5 (thuộc tổng công ty Phát điện 3) làm chủ đầu tư.
Video đang HOT
Năm 2010, công trình này đi vào vận hành đã gây sạt lở, ngập úng tại vùng hạ lưu. Lợi dụng tình trạng này, từ năm 2013-2015, Bùi Văn Hoàng (SN 1958, trú tại xã Ea Rbin, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) và Bùi Văn Hiệu (SN 1987, trú tại TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã có hành vi gian dối cung cấp các tài liệu liên quan đến nguồn gốc đất đai đã bị tẩy xóa, in điền cắt dán để làm các thủ tục bồi thường, hỗ trợ trái quy định.
Sau đó, Trần Thanh Dâng (SN 1977, cán bộ Ban quản lý dự án thủy điện 5), Y Quyên Bkrông (SN 1976, cán bộ địa chính xã Ea Rbin), Đỗ Văn Soạn (SN 1985, cán bộ Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lắk), Y Du Trei (SN 1965, Chủ tịch UBND xã Ea Rbin) đã lập 9 hồ sơ cho người thân của Bùi Văn Hoàng không đúng với nguồn gốc đất, chủ sử dụng đất để Hoàng và Hiệu chiếm đoạt hơn 769 triệu đồng của Nhà nước.
Trả lời các câu hỏi của HĐXX tại phiên tòa, bị cáo Y Quyên Bkrông cho rằng, trong thời gian xảy ra vụ việc, bị cáo bận đi học và nghĩ nếu không ký xác nhận sẽ thiệt thòi cho bà con. Đồng thời, bị cáo thừa nhận có thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, nghiệp vụ còn hạn chế nhưng không có chủ đích chiếm đoạt bất chính tiền của Nhà nước.
Trong khi đó, bị cáo Y Du Trei cho biết, bị cáo ký xác nhận nguồn gốc sử dụng đất vì tin tưởng bộ phận chuyên môn. Trong thời gian xảy ra sự việc, bị cáo bận công việc Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng ủy xã nên khó theo sát được.
Bị cáo Y Du Trei giải bày: “Bị cáo phạm sai lầm vì quá tin tưởng người dân, cán bộ địa chính, trung tâm phát triển quỹ đất chứ không có chủ đích chiếm đoạt tiền”.
Trên cơ sở đánh giá toàn bộ hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, HĐXX tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Hoàng 12 năm tù, bị cáo Bùi Văn Hiệu 7 năm tù cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuyên phạt bị cáo Trần Thanh Dâng 5 năm tù, Đỗ Văn Soạn 4 năm 6 tháng tù, Y Quyên Bkrông 4 năm tù cùng về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ. Bị cáo Y Du Trei lĩnh 2 năm 6 tháng tù về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
May Nam Tiến sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 5.000 lao động
Dự kiến khi cả 3 giai đoạn đi vào hoạt động, May Nam Tiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động.
Ảnh minh họa: Trần Việt - TTXVN
Ông Phạm Minh Đức, Tổng giám đốc Công ty CP May Nam Tiến (Nam Định) cho biết, công ty đang dần hoàn thiện giai đoạn 2 của nhà máy may, đồng thời tiến hành xin thêm quỹ đất để làm giai đoạn 3 tiếp tục mở rộng, dự kiến sẽ hoàn thành vào 2023.
Giai đoạn 3 của nhà máy sẽ bao gồm cả xưởng giặt và thêu để phục vụ các nhà máy hiện thời của đơn vị tại Xuân Trường - Nam Định.
Dự kiến khi cả 3 giai đoạn đi vào hoạt động, May Nam Tiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động.
Theo ông Phạm Minh Đức, hiện nay mặt hàng chủ lực của May Nam Tiến là sơ mi và kaki, tuy nhiên trong tương lai sẽ tập trung vào mặt hàng kaki.
Cùng với đó, đơn vị đang triển khai các đơn hàng với phía đối tác Hoa Kỳ như quần kaki, quần bơi... Định hướng của công ty là ngày càng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm bằng cách bán sản phẩm đi kèm dịch vụ, như: thiết kế, logistics...
Hiện Công ty CP May Nam Tiến đã có các đơn hàng đến hết tháng 7/2021 cùng nhiều đơn hàng chờ đến cuối năm. Công ty này cũng đang đẩy mạnh nâng cao năng suất sản xuất và năng lực cạnh tranh sản phẩm.../.
Phó chủ tịch xã nghỉ việc trồng ba kích Giữ chức phó chủ tịch xã vùng cao với thu nhập hơn 11 triệu đồng mỗi tháng, anh Nguyễn Bá Hiển vẫn xin nghỉ việc để tập trung trồng ba kích tím. Những ngày này, anh Nguyễn Bá Hiển ở xã Lăng, huyện Tây Giang, thuê hơn 30 nhân công vận chuyển 30.000 cây giống ba kích tám tháng tuổi đến trồng dưới...