Xã hội hóa giáo dục thể chất
Mới đây, Sở GD&ĐT TPHCM cùng Sở VH&TT TP ký kết chương trình phối hợp công tác giáo dục thể chất và thể thao cho học sinh giai đoạn 2020 – 2025.
Ảnh minh họa/INT
Theo đó, 2 sở cùng thực hiện các nội dung phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể dục thể thao học đường; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao trong trường học; tăng cường phối hợp các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao học đường. Đặc biệt, liên ngành GD-ĐT và VH&TT cùng đẩy mạnh tổ chức phổ cập dạy và học bơi trong các trường học, từng bước triển khai đến lứa tuổi mầm non.
Phối hợp liên ngành GD-ĐT và VH&TT trong việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục thể chất được TPHCM thực hiện nhiều năm nay và khá hiệu quả. Không chỉ TPHCM, trong 5 năm trở lại đây, nhờ chương trình phối hợp 917 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ VH-TT&DL về chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, việc hợp tác liên ngành đã được triển khai rộng khắp cả nước, từng bước đi vào chiều sâu. Nổi bật trong sự hợp tác này là ngành GD-ĐT tranh thủ được điều kiện sân bãi tập luyện, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như chuyên môn của ngành VH-TT&DL. Với sự nỗ lực của ngành GD-ĐT, cùng sự phối hợp, tiếp sức của ngành VH-TT&DL, chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường ngày càng khởi sắc.
Kết quả đánh giá chất lượng giáo dục thể chất năm học 2018 – 2019 cho thấy: Số trường học phổ thông thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục thể chất đạt 100%; tỷ lệ học sinh thực hiện chương trình chính khóa đạt 95%; tỷ lệ học sinh được đánh giá và phân loại thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đạt tỷ lệ cao (hơn 80%)… Tỷ lệ HS, SV tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa đạt hơn 83%…
Đặc biệt là hoạt động phòng, chống đuối nước ở trẻ em, cả nước đã tổ chức 36.298 lớp dạy bơi; số trẻ em tham gia học bơi là hơn 3,6 triệu; số trẻ biết bơi sau khi học bơi là hơn 2,1 triệu; số em được học kiến thức, kỹ năng an toàn trong môi trường nước là hơn 4,9 triệu… Tỷ lệ trẻ em học bơi và biết bơi tăng nhanh, từ dưới 30% (2016) lên khoảng 35% (2018).
Mặc dù đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng công tác giáo dục thể chất trong nhà trường vẫn gặp nhiều rào cản, nhất là cơ sở vật chất. Điều kiện sân bãi, dụng cụ thể dục thể thao còn thiếu, nhất là các trường học khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Số liệu thống kê cho thấy, số trường không có sân bãi tập luyện còn cao: Tiểu học 77%; THCS 55%; THPT 35%.
Video đang HOT
Tỷ lệ trường học có bể bơi chỉ chiếm 0,4%. Trên thực tế, dù liên ngành GD-ĐT và VH-TT&DL đã ký kết phối hợp nhưng việc các cơ sở giáo dục tranh thủ nguồn lực sân bãi, điều kiện cơ sở vật chất, chuyên môn của ngành VH-TT&DL không phải nơi nào cũng thuận lợi như nhau. Một trong những khó khăn trong công tác phối hợp là nội dung liên quan đến hành lang pháp lí, chính sách cho việc hợp tác, đóng góp mang tính xã hội hóa. Không ít cán bộ quản lý cơ sở cho biết, đôi lúc vì quyền lợi học sinh, đã linh động thực hiện các hình thức hợp tác trong giáo dục thể chất, phát triển thể thao học đường, nhưng vừa làm vừa… run.
Công tác giáo dục thể chất trong trường học có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho HSSV. Trong điều kiện nguồn lực của các cơ sở giáo dục còn hạn chế, tăng cường cơ chế phối hợp với các thiết chế thể dục thể thao, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục thể chất là hướng đi đúng, đặc biệt khi Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều đổi mới, rộng mở các hoạt động ngoại khóa, tự chọn. Để hoạt động này phát huy hiệu quả, việc rà soát, ban hành và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách huy động sự tham gia hợp tác, đóng góp với công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học là rất cần thiết.
Hoạt động thể thao học đường: Nên giảm lý thuyết, tăng thực hành
Trong thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình hay và cách làm hiệu quả, các địa phương cần chú trọng nhân rộng, đưa chương trình đến trường học các cấp.
Đồng thời quy trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong ký kết để làm tốt hơn, cùng tháo gỡ vướng mắc để chủ động hơn trong thực hiện.
Ngoài giờ học các em cần tham gia hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe
Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp chỉ đạo, quản lý, tổ chức công tác giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động thể thao trường học (chương trình 917) giai đoạn 2016-2020. Hội nghị do Bộ VHTTDL và Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức ngày 24.11 tại TP Cần Thơ.
100% địa phương triển khai giảng dạy môn GDTC
Báo cáo tổng kết chương trình, bà Nguyễn Thị Chiên, Phó Vụ trưởng Vụ Thể dục thể thao quần chúng (Tổng cục TDTT, Bộ VHTTDL) cho biết, sau 5 năm thực hiện, bên cạnh hoạt động đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, 100% địa phương trong cả nước đã triển khai giảng dạy môn GDTC (thể dục) trong nhà trường phổ thông các cấp. Trong đó, hầu hết các trường đảm bảo dạy 2 tiết/tuần (trừ chương trình lớp 1 tiểu học).
Theo đánh giá của các địa phương, chương trình GDTC các cấp học cơ bản đã phù hợp cho mọi đối tượng học sinh. Tuy nhiên, nội dung, phương pháp, chương trình còn chậm đổi mới... dẫn đến các giờ dạy môn thể dục hiện còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt, nặng về trang bị kiến thức, nhẹ phần thực hành, chưa phát huy hiệu quả tính tự giác, tích cực rèn luyện các kỹ năng vận động, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Hai Bộ cũng phối hợp tổ chức và tham gia các hoạt động thể thao quy mô toàn quốc và quốc tế dành cho học sinh. Các trường có hoạt động thể thao ngoại khóa thường xuyên ở cấp tiểu học đạt khoảng 30%, THCS khoảng 25%, THPT chiếm khoảng 23%, các trường cao đẳng và đại học chiếm từ 25-28%.
Học sinh tham gia các giải thi đấu thể thao các cấp đạt 20% tổng số học sinh, có 30% số trường tiểu học, 40% trường THCS, 60% trường THPT và 90% số trường đại học, cao đẳng, trung cấp có ít nhất một Câu lạc bộ các môn thể thao.
Đối với công tác phòng, chống tai nạn thương tích - đuối nước, Bộ VHTTDL đã phê duyệt Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2016-2020; tỷ lệ trẻ em học bơi và biết bơi tăng nhanh từ dưới 30% trong năm 2016 lên khoảng 35% trong năm 2018, góp phần kéo giảm đáng kể nạn tử vong do đuối nước ở thanh thiếu nhi.
Phong trào tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ và tập luyện môn võ cổ truyền trong các trường phổ thông được triển khai đồng loạt tại 100% trường học các cấp và được hưởng ứng tích cực. Tuy vậy, cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ TDTT trường học hiện còn quá thiếu, nhất là các trường khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Quỹ đất dành cho hoạt động TDTT trong các trường học còn thiếu trầm trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động GDTC và TDTT trường học trong giai đoạn mới. Đây cũng là khó khăn được nhiều địa phương cho biết tại hội nghị.
Tổ chức nhiều hơn các giải thể thao
Chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị, đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM nhấn mạnh, để triển khai chương trình đạt hiệu quả, hai ngành VHTTDL và GD&ĐT cần phối hợp chặt chẽ trong khai thác các nguồn lực từ cơ sở vật chất cho đến con người, nhất là trong chương trình phổ cập bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh.
Theo đại diện Sở GD&ĐT TP.HCM, tỉ lệ trẻ đi học bơi nhiều hay ít phụ thuộc vào vai trò của phụ huynh, vấn đề chính là động viên phụ huynh đưa con em đến hồ bơi, bởi tâm lý phụ huynh hiện còn e ngại đưa con em đi học bơi bởi nhiều lý do, còn tâm lý học sinh thì rất thích đến hồ bơi. Do đó, công tác tuyên truyền cần chú trọng đúng vào đối tượng, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền phổ cập bơi, kể cả tuyên truyền trên mạng xã hội.
Nhiều địa phương cũng đề xuất sớm hoàn thiện pháp lý để đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa cơ sở vật chất TDTT trong trường học, tổ chức thêm một số giải thể thao thường niên để khích lệ phong trào TDTT trong trường học, chuẩn hóa đội ngũ nhân lực... để tránh "bị động" trong triển khai chương trình.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh, trong thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình hay và cách làm hiệu quả, các địa phương cần chú trọng nhân rộng, đưa chương trình đến trường học các cấp. Đồng thời quy trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong ký kết để làm tốt hơn, cùng tháo gỡ vướng mắc để chủ động hơn trong thực hiện.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp đề xuất Chính phủ đầu tư thêm nguồn lực cho công tác GDTC và TDTT trong trường học. Tiếp tục ký kết thực hiện chương trình 917 giai đoạn 2020-2025. Giải pháp trọng tâm năm học 2020-2021 là phối hợp xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học GDTC cho bậc mầm non, phổ thông phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền, các môn thể thao dân tộc, kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh lưu ý các địa phương cần tận dụng và phát huy những thiết chế thể thao hiện có, thu hút xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất và dụng cụ TDTT trong trường học, tăng cường các giải thi đấu những môn thể thao cổ truyền của dân tộc gắn với các phong trào thể thao quần chúng... tạo thuận lợi cho học sinh các cấp rèn luyện thể chất, nâng cao tầm vóc, phát triển trí lực.
Giải pháp trọng tâm năm học 2020-2021 là phối hợp xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học GDTC cho bậc mầm non, phổ thông phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay; ưu tiên phát triển môn bơi, võ cổ truyền, các môn thể thao dân tộc, kỹ năng phòng chống đuối nước cho học sinh... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
(Thứ trưởng Bộ GD&ĐT NGÔ THỊ MINH)
Chăm học nhưng "ghét" thể thao học đường Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu giáo dục phát triển tiềm năng con người Việt Nam (IPD), trẻ em Việt Nam dành hơn 3 giờ mỗi ngày để xem tivi, chơi điện tử. Trong khi đó, môn giáo dục thể chất tại trường học trung bình chỉ chiếm 90 phút trên tổng số 1.125 phút học tập mỗi tuần. Với sự đổi...