WTO cảnh báo rủi ro đe dọa triển vọng thương mại toàn cầu
Chỉ số thương mại hàng hóa đạt mức cao kỷ lục cho thấy sự phục hồi mạnh của hoạt động thương mại toàn cầu sau cú sốc lớn vào năm 2020 do đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, triển vọng thương mại toàn cầu tiếp tục tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Container hàng hóa được xếp tại cảng Hanjin Incheon, Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông báo ngày 18/8, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho biết chỉ số thương mại hàng hóa tăng lên mức 110,4 điểm, mức cao nhất kể từ khi chỉ số này được công bố lần đầu tiên vào tháng 7/2016 và tăng hơn 20 điểm so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thể chế này, việc chỉ số thương mại hàng hóa tăng lên mức kỷ lục cho thấy thương mại hiện đang phục hồi mạnh và cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của cú sốc do đại dịch COVID-19. Mặc dù vậy, tổ chức này lưu ý rằng triển vọng thương mại toàn cầu tiếp tục đứng trước những rủi ro.
Trước đó, trong báo cáo sáu tháng một lần về tình hình thương mại thế giới vào ngày 29/7, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo sự chênh lệch trong tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của kinh tế thế giới. Bà cho biết hình hình thương mại đang rất chênh lệch giữa các khu vực, mà nguyên nhân chính là do khả năng tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 bất bình đẳng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng theo quan chức này, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và hoạt động thương mại của toàn thế giới đã phục hồi nhanh hơn dự kiến kể từ nửa cuối năm 2020, sau khi sụt giảm mạnh trong làn sóng bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên. Theo dự báo mới nhất của WTO, khối lượng thương mại hàng hóa sẽ tăng 8% trong năm 2021 và 4% trong năm 2022.
Nước nào đang dẫn đầu đường đua tiêm chủng vaccine Covid-19 ở châu Á?
Từng đi đầu thế giới trong việc kiểm soát dịch bệnh, các quốc gia châu Á đang tụt lùi so với phương Tây trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19...
Du khách tại Thái Lan - Ảnh: Bangkok Post
So với các nước phương Tây, chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại châu Á đang diễn ra tương đối chậm chạp. Hiện tại, những nơi có tốc độ tiêm chủng nhanh nhất là các quốc đảo nhỏ như Seychelles, Maldives hay Singapore.
Theo dữ liệu từ dự án nghiên cứu Our World in Data, tính tới ngày 6/4, Singapore đã tiêm 26 liều vaccine Covid-19 trên mỗi 100 dân. Con số này của Seychelles và Maldives lần lượt là 49 và 104.
Trong khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia có dân số đông nhất thế giới, đã tiêm được lần lượt 6,3 và 10,1 liều trên mỗi 100 dân. Cả hai nước này đều đã phát triển được vaccine Covid-19 riêng và phê duyệt sử dụng cho trường hợp khẩn cấp trong nước.
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng khi giúp Seychelles khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine. Nước này cũng cung cấp vaccine Covid-19 cho Indonesia.
Trong khi đó, Singapore cũng như Malaysia sử dụng hoàn toàn vaccine Covid-19 do hãng dược phẩm Mỹ Pfizer và hãng công nghệ sinh học BioNTech phát triển.
Còn Ấn Độ, dù chưa xuất khẩu vaccine nội địa Covaxin, cũng đã giúp các nước láng giềng và đồng minh với việc cung cấp vaccine của hãng dược Anh AstraZeneca được sản xuất tại nước này. Nhờ vậy, chiến dịch tiêm chủng tại Bangladesh và Sri Lanka diễn ra nhanh chóng và hiệu quả phủ sóng cao.
Tuy nhiên, một số quốc gia châu Á khởi động chiến dịch chậm và đến nay tỷ lệ tiêm chủng khá thấp. Điển hình là Thái Lan, Philippines và Nhật Bản. Cả ba nước đều mới chỉ bắt đầu triển khai tiêm chủng cho người dân từ cuối tháng 2 và đến nay tiến độ diễn ra khá chậm chạp với chưa đầy 1 liều trên mỗi 100 dân.
Cũng bắt đầu muộn, Mongolia và Hàn Quốc có tình hình khả quan hơn. Theo dữ liệu của Our World in Data, Mongolia đã tiêm được hơn 9 liều trên mỗi 100 dân kể từ khởi động chiến dịch từ ngày 22/2 với vaccine AstraZeneca sản xuất tại Ấn Độ. Còn tỷ lệ này của Hàn Quốc là 2/100 kể từ khi bắt đầu tiêm chủng vào ngày 25/2. Hàn Quốc hiện sử dụng vaccine của AstraZeneca và Pfizer. Dữ liệu cho thấy tới ngày 8/4, tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam là 0,06 liều trên 100 dân với vaccine của hãng AstraZeneca.
Trái ngược với sự chậm chạp các nước châu Á, Mỹ và Anh là hai trong số những quốc gia có tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19 nhanh nhất thế giới. Cả hai nước này đều đã phê duyệt nhiều loại vaccine khác nhau, trong đó có Pfizer, AstraZeneca, Johnson & Johnson.
Trên thế giới, hiện chỉ có Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Bahrain, Serbia, Hungary và Mexico đã cấp phép toàn diện cho hơn 3 loại vaccine. Đây cũng là quốc gia đã cấp phép cả vaccine của Nga và Trung Quốc.
Đến nay, UAE là một trong những quốc gia có chiến dịch tiêm chủng thành công nhất thế giới với hơn 86 liều trên mỗi 100 dân tính tới ngày 4/4. Tỷ lệ này của Bahrain, Serbia và Hungary lần lượt là 48, 38 và 34, vượt xa các quốc gia châu Âu khác.
Tính theo tỷ lệ tiêm chủng trên dân số, Israel hiện dẫn đầu thế giới với tỷ lệ 61,18% dân số đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, theo sau là Anh với 46,85%. Chile đã vượt qua Mỹ trở thành quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine Covid-19 cao thứ ba thế giới (37,37%). Tỷ lệ này của Việt Nam là 0,06%, Thái Lan 0,58%, Indonesia 3,43%, Singapore 19,34%. Our World in Data không có dữ liệu này của Trung Quốc.
Nở rộ 'chợ đen' làm chứng nhận y tế giả ở Pháp Nhiều người từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Pháp đang tiêu tốn hàng trăm euro cho những giấy tờ chứng nhận y tế giả mạo trên các "chợ đen" trực tuyến, sau khi Chính phủ Pháp yêu cầu người dân cần có chứng nhận y tế để được vào quán cafe, sử dụng phương tiện công cộng nội đô và tới nhiều...