WHO: Sẽ là sai lầm khi người trẻ không quan tâm tới đại dịch Covid-19
Khuyến cáo của WHO đưa ra trong bối cảnh những người mắc Covid-19 đang ngày càng trẻ hóa, với các triệu chứng nặng và khả năng lây nhiễm cao.
Tổ chức Y tế thế giới hôm qua khuyến cáo trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang trong những điều kiện tương tự người lớn nhằm kiềm chế tình trạng lây lan của virus SARS-CoV-2. Khuyến cáo này được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ số người mắc Covid-19 trong giới trẻ đang ngày càng gia tăng, có thể là nguồn lây nhiễm thầm lặng cho các đối tượng dễ bị tổn thương khác đồng thời là nhóm có nguy cơ ảnh hưởng nặng nề nhất xét về mặt kinh tế.
Chuyên gia dịch tễ học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – Tiến sĩ Maria Van Kerkhove cho biết, mặc dù có nhiều nghiên cứu về tình trạng lây lan virus SARS-CoV-2 trong trẻ em ở các nhóm tuổi khác nhau, song những hiểu biết về tình trạng này vẫn còn hạn chế.
Bà Kerkhove cũng thông báo các kết quả ban đầu của những nghiên cứu này: “Chúng ta biết rằng các lây nhiễm ở trẻ em là khá giới hạn. Có một số nghiên cứu về các độ tuổi như nhóm dưới 5 tuổi, dưới 10 tuổi hay nhóm thanh thiếu niên. Kết quả ban đầu cho thấy có mức độ lây truyền khác nhau, với những trẻ nhỏ tuổi hơn có nguy cơ lây nhiễm ít hơn so với thanh thiếu niên. Hiện chúng tôi còn đang tiếp tục nghiên cứu”.
Với mức độ lây truyền virus khác nhau ở các độ tuổi khác nhau, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) hôm qua đưa ra hướng dẫn mới nhấn mạnh: “Trẻ em từ 12 tuổi trở lên nên đeo khẩu trang trong những điều kiện tương tự người lớn, đặc biệt khi các em không thể đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1 mét với những người khác và xuất hiện tình trạng lây lan trên diện rộng trong khu vực”.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới đưa ra trong bối cảnh số người mắc Covid-19 đang ngày càng bị trẻ hóa, với các triệu chứng nặng và khả năng lây nhiễm cao sang những người khác. Nhiều người không biết mình bị mắc bệnh, làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan sang những nhóm người dễ bị ảnh hưởng.Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ mắc Covid-19 ở độ tuổi từ 15-24 tăng gấp 3 lần trong vòng 5 tháng qua.Giải thích lý do cho xu hướng tăng này, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cho rằng, những người trẻ thường ít cảnh giác hơn về việc đeo khẩu trang cũng như thực hiện giãn cách xã hội. Đi lại nhiều cũng khiến nhóm người này có nguy cơ mắc Covid-19 cao hơn. Nhóm thanh niên trẻ cũng thường xuyên đến các địa điểm có nguy cơ cao như bãi biển, câu lạc bộ hay đi mua thực phẩm…Nhiều chuyên gia lo ngại việc mở cửa lại trường học cũng có thể làm gia tăng các ca mắc mới.
Trẻ hóa độ tuổi hay virus đang biến đổi nhanh chóng cho thấy dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, với việc các quốc gia liên tiếp phải đối mặt với các làn sóng mới gia tăng sau khi đã kiểm soát được một thời gian. Hàn Quốc là quốc gia mới nhất thông báo thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn trên toàn quốc từ ngày 23/8, sau khi liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới hằng ngày ở mức trên 300 người.
Bộ trưởng Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Park Neung-hoo khẳng định: “Nếu chúng ta không kiểm soát virus ngay giai đoạn đầu bùng phát, nó sẽ biến thành ngọn lửa lớn. Đối với chúng tôi hiện không có gì quan trọng hơn là tập trung vào việc ứng phó với Covid-19″.
Trong bối cảnh các ca mắc mới vẫn không ngừng gia tăng buộc nhiều quốc gia phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa trở lại, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua bày tỏ hi vọng cuộc khủng hoảng đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 có thể chấm dứt trong vòng chưa đến 2 năm tới.
Video đang HOT
“Khi thế giới ngày một kết nối hơn, virus tất nhiên sẽ lây lan nhanh hơn. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng có công nghệ và kiến thức để ngăn chặn nó. Đặc biệt nếu chúng ta có thể cùng nhau nỗ lực và với sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn cầu, tận dụng tối đa các công cụ sẵn có và các công cụ bổ sung như vaccine, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể hoàn toàn chấm dứt được dịch bệnh trong thời gian ngắn hơn so với dịch cúm năm 1918″, ông Ghebreyesus nói.
Tính đến 3 giờ chiều nay giờ Việt Nam, số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới đã vượt 2 cột mốc đau thương mới là hơn 23 triệu người nhiễm và hơn 800.000 người tử vong. Mỹ vẫn đứng đầu thế giới với hơn 5,7 triệu ca nhiễm, trong khi Brazil đứng thứ 2 nhưng được nhận định dịch đang theo chiều hướng tăng chậm lại./.
Châu Âu lại hỗn loạn đối phó đợt bùng phát Covid-19 mới
Giữa lúc số ca nhiễm nCoV mới gia tăng nghiêm trọng tại nhiều nước châu Âu, mỗi chính phủ lại phản ứng theo một cách khác nhau.
Nhờ lệnh phong tỏa nghiêm ngặt trên diện rộng, châu Âu từng kiềm chế được Covid-19 và hầu hết quốc gia đã tái mở cửa từ hai tháng trước. Những cụm dịch mới sau đó phần lớn cũng được kiểm soát nhanh chóng do khả năng xét nghiệm và truy vết tiếp xúc được cải thiện. Cuộc sống của người dân dường như đã bình thường trở lại, với quy tắc cơ bản là đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, Pháp, Đức và Italy gần đây ghi nhận số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày cao nhất kể từ mùa xuân, trong khi Tây Ban Nha đối mặt đợt bùng phát lớn. Chính phủ và giới chức y tế các nước châu Âu cảnh báo châu lục này đang bước vào một giai đoạn mới của đại dịch.
Những ca nhiễm mới ở châu Âu, cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới, tập trung ở nhóm người trẻ tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người trong độ tuổi 15-24 nhiễm nCoV ở châu Âu đã tăng từ khoảng 4,5% lên 15% trong 5 tháng qua.
Tiến sĩ Hans Kluge, giám đốc WHO tại châu Âu, hôm 20/8 cho biết ông "vô cùng lo ngại" tình trạng những người dưới 24 tuổi phổ biến trong số những ca nhiễm mới. "Nguy cơ thấp không đồng nghĩa với không có rủi ro gì. Ngay cả khi không chết vì Covid-19, căn bệnh vẫn có khả năng đeo bám cơ thể", ông nói.
Những người không đeo khẩu trang chụp ảnh trước đài phun nước Trevi ở Rome, Italy, hôm 19/8. Ảnh: Reuters.
Các lãnh đạo châu Âu lần này phần lớn tránh áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng, thay vào đó dựa vào những biện pháp như hạn chế di chuyển tại các điểm nóng, thúc đẩy việc đeo khẩu trang mạnh mẽ hơn, tổ chức các chiến dịch giáo dục y tế cộng đồng. Tuy nhiên, chiến lược phản ứng của họ rất khác nhau, cùng với đó là những quy tắc thường thay đổi đột ngột.
Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron loại trừ khả năng phong tỏa toàn quốc một lần nữa và lựa chọn "những chiến lược rất địa phương". "Chúng tôi không thể ngừng các hoạt động của đất nước, bởi thiệt hại đi kèm rất nghiêm trọng", Macron trả lời báo chí gần đây, nói thêm rằng "xã hội không bao giờ tồn tại khả năng rủi ro bằng không".
Ngày càng nhiều thành phố Pháp bắt buộc đeo khẩu trang trên các khu phố đông đúc và trong chợ. Hôm 20/8, hai thành phố Nice và Toulouse phía nam trở thành những địa phương đầu tiên mở rộng quy định tới tất cả khu vực ngoài trời.
Tuy nhiên, do số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày đang gia tăng với gần 4.800 ca hôm 20/8, con số cao nhất kể từ tháng 4, một số người tự hỏi liệu chính phủ Pháp có đang lỏng lẻo quá hay không.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran hôm 21/8 thừa nhận sự lây lan của virus "đang tăng tốc", nhưng cho biết tình hình sẽ tiếp tục được kiểm soát, miễn là người dân tuân thủ các biện pháp giữ vệ sinh và giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, tình hình tại Tây Ban Nha lại phản ánh mức độ khó khăn của cách tiếp cận manh mún trong việc ngăn chặn virus. Sau khi gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp hồi tháng 6, 17 chính quyền khu vực tại nước này tự chỉ đạo công tác phòng dịch theo hướng riêng.
Do đó, Tây Ban Nha bị chia rẽ bởi những quy tắc khác nhau giữa các địa phương, trong đó nhiều hướng dẫn đã thay đổi ngay lập tức khi hàng trăm cụm dịch được xác định. Các hộp đêm một lần nữa phải đóng cửa chỉ sau vài tuần hoạt động trở lại. Một số khu vực của Tây Ban Nha thậm chí cấm hút thuốc ngoài trời ở nơi công cộng. Nhiều nước giờ đây áp dụng quy định tự cách ly đối với những hành khách tới từ Tây Ban Nha.
Tại khu vực thủ đô Madrid, các công đoàn lao động đại diện cho giáo viên hôm 19/8 bỏ phiếu đình công thay vì tái mở cửa các lớp học vào tháng 9, bởi họ đánh giá chính quyền địa phương không đảm bảo đủ an toàn. "Không ai nghi ngờ gì về chuyện mọi thứ đang không hề tốt đẹp", Fernando Simon, giám đốc trung tâm y tế khẩn cấp của Tây Ban Nha, cho hay.
Cách tiếp cận của Anh, vùng dịch chết chóc nhất châu Âu, cũng mang lại cảm giác rời rạc tương tự, với những quy định thay đổi đột ngột thường khiến công chúng bối rối. Tại Birmingham, một quan chức địa phương cho biết cư dân đang đối mặt với sự trở lại của "những ngày phong tỏa đen tối" sau khi số ca nhiễm mới tăng vọt. Người dân ở phía bắc, bao gồm khu vực xung quanh Manchester, cũng không được gặp người từ hộ gia đình khác.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tuần này lại nói rằng người lao động nên trở lại văn phòng. Chính phủ Anh cũng đang thúc đẩy một sáng kiến nhằm đưa người dân quay lại các nhà hàng. Ngoài ra, giới chức yêu cầu những người nhập cảnh từ một số quốc gia như Áo, Croatia, Pháp, Hà Lan phải tự cách ly 14 ngày.
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố sẽ xử lý đại dịch mà không cần đóng cửa biên giới quốc gia, bất chấp số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày tăng chưa từng thấy kể từ cuối tháng 4. Bà cho rằng Liên minh châu Âu phải đoàn kết để ngăn chặn virus.
"Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ đóng cửa biên giới một lần nữa. Về mặt chính trị, chúng tôi thực sự muốn tránh viễn cảnh đó bằng mọi giá", Thủ tướng Đức phát biểu, bất chấp thực tế rằng gần 40% ca nhiễm mới gần đây ở Đức là từ những người đi nghỉ mát trở về, khiến Bộ Ngoại giao nước này phải cảnh báo người dân không du lịch ở vài điểm đến nổi tiếng tại Tây Ban Nha và Croatia.
Nhiều người tới bãi biển ở Brighton, Anh, hôm 7/8. Ảnh: Reuters.
Ngay cả khi các lãnh đạo chính trị muốn tái áp đặt lệnh phong tỏa, công chúng được cho là khó có thể tuân thủ thêm một lần nữa. Tháng này, hàng chục nghìn người tại thủ đô Berlin của Đức đã tham gia những cuộc biểu tình chống các biện pháp kiềm chế nCoV.
Tại thành phố The Hague, Hà Lan, hàng chục người biểu tình từ một nhóm tin rằng virus là "trò bịp" của chính phủ hôm 20/8 đụng độ với cảnh sát, phản ánh bất bình ngày càng tăng với cách chính phủ xử lý đại dịch.
Khẩu trang, vật đã trở nên phổ biến tại phần lớn châu Âu, lại trở thành chủ đề gây tranh cãi ở Hà Lan khi Jaap van Dissel, người đứng đầu Viện Y tế Cộng đồng Quốc gia của nước này, nói rằng khẩu trang mang lại "sự bảo vệ giả mạo".
Mặc dù vẫn yêu cầu đeo khẩu trang trên phương tiện công cộng, chính phủ Hà Lan cho biết điều quan trọng hơn là người dân cần duy trì khoảng cách an toàn trong mọi trường hợp. Họ cũng khuyến cáo người dân không mời quá 6 khách đến nhà.
Việc công chúng không hoàn toàn tin tưởng các biện pháp của chính phủ được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca nhiễm nCoV ở Bỉ. Nhiều người đã ngừng đeo khẩu trang trong các cửa hàng, trong khi cảnh sát phải giải tán những bữa tiệc của sinh viên tại các quảng trường lớn ở Brussels. Tình hình thúc đẩy Thủ tướng Sophie Wilmes ban hành yêu cầu đeo khẩu trang rộng rãi.
"Tương lai sẽ phụ thuộc vào hành vi của mọi người. Đây không phải lời gợi ý, mà là mệnh lệnh", bà nói.
WHO hy vọng Covid-19 chấm dứt trong hai năm WHO hy vọng thế giới sẽ vượt qua được đại dịch Covid-19 trong vòng chưa đến hai năm, nhờ tiến bộ về công nghệ. "Chúng tôi hy vọng kết thúc đại dịch trước hai năm", giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên tại Geneva, Thuỵ Sĩ, khẳng định rằng nên khống chế Covid-19...