WHO: Khủng hoảng Covid-19 Ấn Độ có thể xảy ra bất cứ đâu
WHO đưa ra cảnh báo nghiêm khắc với các nước châu Âu, nói rằng việc nới lỏng hạn chế ngăn Covid-19 có thể dẫn đến thảm cảnh như Ấn Độ.
“Khi các biện pháp bảo vệ cá nhân được nới lỏng, tụ tập đông người diễn ra, xuất hiện nhiều biến thể dễ lây lan hơn và tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp, tất cả có thể hợp thành cơn bão toàn diện ở bất kỳ quốc gia nào”, giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge hôm nay cho hay.
“Điều vô cùng quan trọng là phải nhận ra rằng tình hình ở Ấn Độ có thể xảy ra ở bất cứ đâu”, ông Kluge nói thêm.
Video đang HOT
Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ tháng 9/2020. Ảnh: AFP .
Biến thể B.1.617 đang càn quét Ấn Độ, nhưng WHO vẫn chưa xác nhận liệu nó có khả năng lây nhiễm cao hơn hoặc gây chết người nhiều hơn các chủng virus khác. Giới chuyên gia cho biết các cuộc tụ tập đông người, như các trận đấu thể thao hoặc đám cưới, là một phần nguyên nhân khiến ca nhiễm tăng nhanh.
Ấn Độ đang chống chọi đợt bùng phát nghiêm trọng nhất. Các chuyên gia cho rằng một phần nguyên nhân có thể do những cuộc tụ tập đông đúc ở quốc gia 1,3 tỷ dân.
Ông Kluge nói rằng các quốc gia không nên phạm sai lầm khi nới lỏng hạn chế quá sớm để tránh những làn sóng lây nhiễm mới tương tự. Theo ông, châu Âu phải nhớ rằng “các biện pháp xã hội cũng như sức khỏe cộng đồng của cá nhân và tập thể vẫn là những yếu tố chi phối việc định hình diễn biến đại dịch”.
Ông cũng lưu ý dù ca nhiễm mới tuần trước ở châu Âu giảm “đáng kể”, lần đầu tiên trong hai tháng, “tỷ lệ lây nhiễm toàn khu vực vẫn rất cao”. Tỷ lệ tiêm chủng ở châu Âu đang tăng, với 7% dân số đã được tiêm đủ mũi.
Biến chủng nCoV Ấn Độ xuất hiện ở ít nhất 17 nước
Biến chủng B.1.617 tại Ấn Độ đã được phát hiện trong hơn 1.200 trình tự gene thu thập từ ít nhất 17 nước, theo WHO.
"Biến chủng nCoV B.1.617 xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ đã được ghi nhận trong hơn 1.200 trình tự gene trên cơ sở dữ liệu mở GISAID. Phần lớn được gửi đến từ Ấn Độ, Anh, Mỹ và Singapore, tổng cộng có ít nhất 17 nước đã phát hiện biến chủng này", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hôm 27/4.
WHO đang xếp B.1.617 vào nhóm "biến chủng đáng chú ý" (VOI), nhưng chưa coi đây là "biến chủng đáng lo ngại" (VOC). Nhóm VOC gồm những biến chủng nCoV nguy hiểm hơn bản gốc nhờ khả năng lây nhiễm và gây chết người cao hơn hoặc kháng vaccine mạnh hơn.
Nhân viên y tế trong một trung tâm y tế dã chiến tại New Delhi hôm 27/4. Ảnh: AFP .
"Mô hình sơ bộ dựa trên những chuỗi được gửi lên GISAID cho thấy B.1.617 có tốc độ phát triển nhanh hơn những biến chủng khác tại Ấn Độ, cho thấy nguy cơ lây nhiễm cao hơn", WHO cho hay, thêm rằng các biến chủng đang xuất hiện ở nước này đều có khả năng lây lan nhanh hơn, khiến dịch bệnh bùng phát nhanh hơn nhiều so với làn sóng đầu tiên.
Ấn Độ hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, liên tục ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm nCoV mỗi ngày trong suốt nhiều ngày qua. Tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 tại nước này hiện nay là gần 18 triệu và hơn 201.000. Tình hình đại dịch tại Ấn Độ đang là tâm điểm chú ý của toàn thế giới.
Nhiều bệnh viện tại một số thành phố lớn như New Delhi, Mumbai hay Ahmedabad đã rơi vào tình trạng quá tải. Truyền thông địa phương lẫn quốc tế thời gian qua còn ghi nhận tình trạng bệnh nhân tử vong ngay trước cửa bệnh viện vì bị từ chối điều trị.
Cộng đồng quốc tế đang chạy đua với thời gian gửi oxy y tế, thuốc điều trị và vaccine hỗ trợ Ấn Độ. Trong khi đó, một số nước phải áp dụng lệnh cấm tiếp nhận những chuyến bay từ Ấn Độ, lo ngại nguy cơ từ nhiều biến chủng mới xuất hiện ở nước này.
Ấn Độ khủng hoảng COVID-19: Số ca bệnh gia tăng kỷ lục ngày thứ 3 liên tiếp Nhà chức trách Ấn Độ phải cố gắng để đưa bình dưỡng khí đến các bệnh viện điều trị COVID-19, trong bối cảnh số ca bệnh tăng cao nhất thế giới liên tiếp trong 3 ngày. Ngày thứ ba liên tiếp, Ấn Độ lập kỷ lục toàn cầu về số ca nhiễm virus corona mới với 346.786 ca, nâng tổng số người mắc...