WHO cảnh báo làn sóng Covid-19 mới ở châu Phi
WHO cảnh báo châu Phi có thể bùng lên làn sóng Covid-19 mới vì thiếu vaccine, chậm triển khai tiêm chủng và biến chủng mới xuất hiện.
“ Chậm cung cấp vaccine từ Viện Huyết thanh Ấn Độ tới châu Phi, chậm triển khai vaccine và nhiều biến chủng mới xuất hiện, đồng nghĩa với việc nguy cơ bùng phát một làn sóng lây nhiễm mới ở châu Phi là rất cao”, văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại châu Phi cảnh báo hôm 6/5.
Nhân viên y tế nói chuyện với đồng nghiệp trước khi tiêm vaccine trong bệnh viện quốc gia Kenyatta ở Nairobi, Kenya, hôm 3/5. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc nói thêm các biến chủng mới như biến chủng xuất hiện ở Ấn Độ và Nam Phi có thể tạo ra “làn sóng thứ ba” trên lục địa này.
“Thảm kịch ở Ấn Độ không nhất thiết xảy ra ở châu Phi, nhưng chúng ta phải đặt cảnh báo ở mức cao nhất có thể”, Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực châu Phi của WHO, nói. “Trong khi chúng ta kêu gọi công bằng vaccine, châu Phi cũng nên tích cực làm điều tốt nhất với những gì đang có. Chúng ta phải tiêm mọi liều vaccine đang có cho người dân”.
WHO cho hay một số quốc gia châu Phi đã đi đầu trong triển khai vaccine, nhưng không nêu tên cụ thể. Tuy nhiên, tổ chức này cho hay dù đã triển khai, chỉ “một nửa trong số 37 triệu liều vaccine mà châu Phi nhận được mới được sử dụng tới nay”.
Số vaccine tới châu Phi chỉ chiếm 1% tổng số liều vaccine trên toàn cầu, theo WHO, giảm so với 2% cách đây vài tuần, trong khi những khu vực khác đang triển khai vaccine với tiến độ nhanh hơn nhiều.
Đợt chuyển giao vaccine đầu tiên cho 41 quốc gia châu Phi theo chương trình Covax bắt đầu từ tháng 3 nhưng 9 quốc gia cho tới nay mới triển khai được 1/4 số liều nhận được, trong khi 15 quốc gia triển khai chưa tới 50% số liều được phân bổ.
Tỷ lệ tiêm chủng ở châu Phi thấp nhất thế giới. Tỷ lệ trung bình toàn cầu là 150 liều trên 1.000 người, nhưng tại khu vực châu Phi hạ Sahara, tỷ lệ này chưa đầy 8 liều trên 1.000 người, theo WHO.
Thư và điện thăm hỏi của Lãnh đạo Việt Nam về tình hình COVID-19 tại Ấn Độ
Các nhà lãnh đạo Việt Nam hôm 28/4 đã gửi lời thăm hỏi đến Ấn Độ về tình hình đại dịch COVID-19.
Ngày 28/4/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi đến Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi đến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi về tình hình đại dịch COVID-19 tại Ấn Độ.
Người Ấn Độ tiêm vaccine Covishield do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất ở bang phía tây Maharashtra. (Ảnh: Reuters)
Trong thư, Lãnh đạo Việt Nam chia sẻ những khó khăn mà người dân Ấn Độ đang phải đối mặt trong cuộc chiến cam go chống đại dịch COVID-19, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp trên toàn thế giới.
Các nhà lãnh đạo khẳng định Việt Nam luôn sát cánh cùng Nhà nước và nhân dân Ấn Độ, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng Ấn Độ sẽ phát huy sức mạnh nội lực to lớn để đưa đất nước sớm vượt qua khó khăn, vì cuộc sống bình an, hạnh phúc, thịnh vượng của người dân.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng gửi lời thăm hỏi đến Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.
Theo dữ liệu của Đại học John Hopkins, hiện Ấn Độ có tổng cộng 17.997.113 ca COVID-19, 201.187 người chết. Ấn Độ nhiều ngày gần đây liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới hơn 300.000/ngày.
Ấn Độ cạn kiệt vaccine Covid-19, điều gì đang xảy ra với "cường quốc" vaccine? Tại Ấn Độ, nơi có nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hàng triệu người đang chờ đợi vaccine Covid-19 trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ hai đang càn quét quốc gia Nam Á. Nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới sắp hết vaccine Ấn Độ sản xuất hơn 60% lượng vaccine trên toàn cầu và là nơi đặt...