WHO bổ sung liệu pháp ‘hỗn hợp kháng thể’ trong điều trị COVID-19
Ngày 24/9, trang web chính thức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cập nhật thêm khuyến nghị về hướng dẫn điều trị bệnh COVID-19 với việc bổ sung sử dụng liệu pháp “hỗn hợp kháng thể” mang tên Ronapreve của công ty công nghệ sinh học Regeneron.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mulhouse, Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Thông báo của WHO chỉ ra rằng các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy so với liệu pháp thông thường, việc sử dụng thuốc Ronapreve gồm hai loại kháng thể trung hòa là “casilibimab” và “imdevimab” đã giúp giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng và giảm thời gian hồi phục đối với người mắc COVID-19. Do đó, WHO khuyến cáo các nước có thể lựa chọn liệu pháp này đối với bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ, không có nguy cơ phải nhập viện.
Ronapreve được công ty công nghệ sinh học Regeneron phát triển và do tập đoàn dược phẩm Thụy Sĩ Roche tiếp thị. Đây là liệu pháp điều trị COVID-19 thứ ba được WHO bật đèn xanh, và được bổ sung vào danh sách hướng dẫn điều trị của tổ chức liên quan đến căn bệnh này. Năm ngoái, các bác sĩ Mỹ đã dùng liệu pháp trên và chữa khỏi bệnh COVID-19 cho Tổng thống khi đó là ông Donald Trump.
Mặc dù hoan nghênh việc bổ sung một liệu pháp điều trị mới vào “kho vũ khí” chống COVID-19 của thế giới, song WHO bày tỏ lo ngại liệu pháp này cũng có hạn chế nhất định là chi phí đắt đỏ và nguồn cung không dồi dào. Vì vậy, sẽ không dễ để các nước đang phát triển, nơi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, có thể tiếp cận với liệu pháp điều trị này nếu không có sự hỗ trợ tích cực của WHO và cộng đồng quốc tế. WHO cho biết Tổ chức Sức khỏe toàn cầu (UNITAID) đang đàm phán với hãng dược Roche để có được mức giá thấp hơn và đảm bảo việc phân phối đồng đều loại thuốc này ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. WHO cũng đang thảo luận với Roche để tài trợ và phân phối thuốc Ronapreve thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). WHO cũng kêu gọi các nhà sản xuất khác nộp các sản phẩm y tế sinh học có công dụng điều trị tương tự để được phê duyệt.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tại Nhật Bản, liệu pháp “hỗn hợp kháng thể” đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản phê duyệt điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế từ cuối tháng 7, sau đó mở rộng thêm đối tượng điều trị tại nhà từ giữa tháng 9. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà bằng liệu pháp này phải có hệ thống giám sát tình trạng của bệnh nhân trong vòng 24 giờ sau khi được truyền tĩnh mạch.
Số ca mắc COVID-19 tại châu Âu vượt mốc 60 triệu người
Theo số liệu do Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu công bố ngày 2/8, châu lục này đã ghi nhận 60.093.393 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.220.486 trường hợp tử vong.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Mulhouse, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông cáo, Giám đốc phụ trách tình trạng khẩn cấp của WHO tại châu Âu - bà Dorit Nitzan nhấn mạnh: "Hồi kết của đại dịch vẫn còn ở phía trước và đáng buồn là cho đến nay ở khu vực châu Âu đã có hơn 1,2 triệu ca tử vong do COVID-19. Điều quan trọng là các quốc gia phải tiếp tục nỗ lực phối hợp để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và những người có nguy cơ bị ảnh hưởng trong đại dịch".
Ngoài ra, bà Nitzan cũng bày tỏ lo ngại về tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp tại châu Âu, đặc biệt là trong các nhóm dân số ưu tiên như "những người trên 60 tuổi, nhân viên chăm sóc sức khỏe, những người sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn và những người có bệnh lý nền". Bà cho rằng tình trạng này có nguy cơ dẫn đến" nhiều trường hợp nhập viện và tử vong hơn".
Bà Nitzan nêu rõ để chấm dứt đại dịch, các nước phải nhanh chóng mở rộng quy mô tiêm chủng một cách công bằng ở tất cả các quốc gia, bao gồm hỗ trợ sản xuất vaccine và chia sẻ liều lượng để bảo vệ những người dễ bị tổn thương ở mọi quốc gia.
Thông cáo của WHO khu vực châu Âu cũng cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn khi người dân đi du lịch. Cơ quan này nêu rõ: "Việc đi du lịch và tụ tập đông người có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch COVID-19. Nếu bạn muốn đi du lịch, hãy suy nghĩ về nhu cầu và đánh giá rủi ro của mình. Quyết định của bạn sẽ góp phần chấm dứt đại dịch này".
WHO khẳng định đã báo động cao nhất về dịch COVID-19 từ đầu năm ngoái Gần một năm kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chính thức được tuyên bố là một "đại dịch toàn cầu", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/3 xác nhận tổ chức này đã "báo động ở mức cao nhất" để kêu gọi hành động từ tất các nước trên thế giới ngay từ đầu năm 2020. Nhân...