Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm
Tham mưu trưởng Lực lượng Không gian Mỹ Bradley Chance Saltzman, hôm 16/5 cho biết, hệ thống phòng thủ tên lửa “Vòm Vàng” do Tổng thống Donald Trump đề xuất sẽ cần nguồn tài trợ vượt 1.500 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra ý tưởng lập hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Vàng (Ảnh minh họa: Avia Pro).
Phát biểu tại một hội nghị an ninh do Politico tổ chức, Tham mưu trưởng Lực lượng Không gian Mỹ, tướng Bradley Chance Saltzman, nhấn mạnh ngân sách 542 tỷ USD do quốc hội Mỹ lập kế hoạch cho hệ thống Vòm Vàng là không đủ để thực hiện dự án đầy tham vọng này.
“Sẽ cần thêm kinh phí”, ông nói và cho rằng kinh phí có thể lên đến hơn 1.500 tỷ USD.
Video đang HOT
Ông cho biết thêm rằng hệ thống này nhằm mục đích phát hiện, theo dõi và đánh bại tên lửa siêu vượt âm cũng như các mối đe dọa tinh vi khác.
Vòm Vàng do Tổng thống Trump đề xuất hồi đầu năm nay là một hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều lớp bao gồm các thành phần trên bộ và trên không gian. Dự án vẫn đang ở giai đoạn ý tưởng, nhưng Nhà Trắng đã sẵn sàng phân bổ các khoản tiền đáng kể bất chấp việc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách.
Ông Salzman chỉ rõ rằng hệ thống sẽ dựa trên kiến trúc vệ tinh ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp và trung bình, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, siêu thanh và hạt nhân.
Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã nhận được hơn 360 đề xuất từ các công ty, bao gồm ý tưởng tạo ra một “bầy đàn” gồm hàng nghìn vệ tinh nhỏ có trí tuệ nhân tạo để theo dõi và vô hiệu hóa các mối đe dọa.
Dự án này được so sánh với Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI) của Mỹ vào những năm 1980, được gọi là “Star Wars”. Tuy nhiên, các chuyên gia nghi ngờ tính khả thi của dự án do tính phức tạp về mặt kỹ thuật và chi phí cao.
Cựu kiểm toán viên Lầu Năm Góc Dov Zakheim ước tính chi phí hàng năm của Vòm Vàng là 100 tỷ USD cho đến năm 2030.
Những người chỉ trích, bao gồm Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Vũ khí John Tierney, coi dự án này là không hợp lý về mặt kinh tế, chỉ ra rằng tên lửa tấn công rẻ hơn đáng kể so với tên lửa đánh chặn.
Lực lượng Không gian Mỹ vô tình chọc thủng thượng tầng khí quyển Trái Đất
Một tên lửa mang theo vệ tinh giám sát của Lực lượng Không gian Mỹ có thể đã tạo ra một lỗ hổng trên tầng điện ly khi nó được phóng vào không gian.
Tên lửa Alpha đưa vệ tinh Victus Nox vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Ảnh: Firefly Aeropspace
Được biết vụ phóng này đã được triển khai sau 27 tiếng thông báo trước đó, đạt kỷ lục mới về khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi thông báo phóng cho đến khi phóng.
Theo Liev Science, vào 10h28 tối 14/9 (giờ địa phương), công ty Firefly Aerospace ký hợp đồng với Lực lượng Không gian Mỹ đã phóng một tên lửa Alpha từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở bang California. Tên lửa mang theo vệ tinh Victus Nox (tiếng Latin có nghĩa là "chinh phục màn đêm") với mục tiêu thực hiện sứ mệnh nâng cao nhận thức về miền không gian, giúp Lực lượng Không gian theo dõi những gì đang xảy ra trong môi trường quỹ đạo.
Theo những gì mà mắt thường quan sát được, tên lửa đã tạo ra một luồng khí thải khổng lồ có thể nhìn thấy từ khoảng cách hơn 1.600 km khi được phóng lên quỹ đạo. Tuy nhiên, sau khi đám khói tan biến, trên bầu trời xuất hiện một quầng sáng đỏ mờ. Đây được cho là dấu hiệu nhận biệt tên lửa đã chọc thủng một lỗ hổng trên tầng điện ly - phần bị ion hóa của thượng tầng khí quyển Trái Đất, nằm ở khoảng cách cách mực nước biển từ 48 km đến 965 km.
Đây không phải là "lỗ thủng tầng điện ly" đầu tiên được quan sát thấy trong năm nay. Hồi tháng 7, vụ phóng tên lửa Falcon 9 của tập đoàn SpaceX đã tạo ra một vùng màu đỏ như máu khổng lồ trên bầu trời bang Arizona có thể nhìn thấy từ xa hàng trăm kilomet.
Tên lửa tạo ra các lỗ thủng trên tầng điện ly khi nhiên liệu trong giai đoạn hai bị đốt cháy. Ở độ cao này, carbon dioxide và hơi nước từ khí thải của tên lửa kết hợp với các nguyên tử oxy bị ion hóa hình thành trở lại các phân tử oxy bình thường. Quá trình này kích thích các phân tử và khiến chúng phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Điều này tương tự như khi xuất hiện hiện tượng cực quang.
Các lỗ thủng này không gây nguy hiểm cho con người trên Trái đất và tự nhiên được "vá lại" trong vòng vài giờ khi các nguyên tử kết hợp bị ion hóa.
Trong một tuyên bố vào tháng 10/2022 của Firefly Aerospace, công ty này cho biết họ sẽ phóng vệ tinh vào một thời điểm không xác định trong tương lai với việc thông báo sớm không quá 24 giờ. Để thực hiện được điều này, nhóm phóng phải cập nhật phần mềm quỹ đạo của tên lửa, đưa vệ tinh lên bệ phóng, đặt nó vào tên lửa và thực hiện các bước kiểm tra cuối cùng trong thời gian eo hẹp. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã khiến kế hoạch phóng muộn hơn dự định.
"Mục đích của sứ mệnh này là chứng minh khả năng của Mỹ trong việc nhanh chóng đưa các phương tiện, thiết bị vào quỹ đạo bất kỳ khi nào chúng tôi cần, đảm bảo chúng tôi có thể tăng cường khả năng không gian của mình mà không cần thông báo nhiều", Trung tá MacKenzie Birchenough, một sĩ quan với Bộ chỉ huy hệ thống Không gian thuộc Lực lượng Không gian, cho biết.
Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga Anh đưa ra nhận định về nguyên nhân xảy ra vụ kho vũ khí 105.000 tấn của Nga nổ dữ dội hồi tháng 4. Anh ước tính vụ nổ làm ảnh hưởng tới 1km2 kho đạn của Nga (Ảnh: Bộ Quốc phòng Anh). Một loạt các vụ nổ làm rung chuyển kho vũ khí số 51 của Cục Tên lửa và Pháo binh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Việt Nam lên tiếng việc Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran

Tâm trạng người Israel giữa vòng xoáy xung đột đa mặt trận

Nhà lãnh đạo tối cao Iran chuyển đến điểm tuyệt mật, chọn người kế nhiệm

Chính giới Mỹ phản ứng trái chiều về cuộc không kích Iran

Không quân Israel tấn công căn cứ hải quân Iran ở Bandar Abbas

Tehran loại trừ giải pháp ngoại giao sau vụ tấn công của Mỹ - Ngoại trưởng Iran tham vấn Tổng thống Nga

Căng thẳng Israel - Iran: Israel tạm mở lại không phận để đón công dân hồi hương

Căng thẳng Israel - Iran: Cộng đồng quốc tế kêu gọi các bên kiềm chế và quay lại bàn đàm phán

Các chiến thuật tấn công của Iran khiến hệ thống phòng thủ Israel lao đao

Các nước Arab cảnh báo hậu quả thảm khốc từ sự leo thang trong khu vực

Căng thẳng Israel - Iran: IAEA triệu tập họp khẩn

Người phụ nữ âm thầm viết lại luật chơi tiền tệ thế giới với BRICS
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt "xé tuổi thơ bước ra": Hình ảnh mướt mắt chưa từng thấy, thành trend hot nhưng chẳng mấy ai đu nổi
Hậu trường phim
23:55:50 22/06/2025
Cặp đôi ngôn tình lệch 13 tuổi vẫn đỉnh bá cháy: Nhà trai chuẩn tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp top đầu Trung Quốc
Phim châu á
23:53:19 22/06/2025
Bảo Thanh tự tin sắc vóc 'mẹ 2 con', Bằng Kiều trải qua nỗi đau lớn
Sao việt
23:48:07 22/06/2025
Tài xế dừng ô tô bên đường để dùng ma tuý rồi gây tai nạn liên hoàn ở Thái Nguyên
Tin nổi bật
23:05:28 22/06/2025
'Họng súng vô hình': 'Già gân' Liam Neeson 'quậy banh' mọi khuôn mẫu phim hình sự
Phim âu mỹ
22:43:11 22/06/2025
(Review) - 'Út Lan: Oán linh giữ của': 'Mã ngoài' đẹp không lấp nổi tình tiết vụng về
Phim việt
22:03:25 22/06/2025
G-Dragon vừa giàu vừa có gu, và fan của anh cũng vậy!
Nhạc quốc tế
21:51:00 22/06/2025
Công Phương tái xuất U23 Việt Nam: 'Ngọc sáng' chờ ông Kim khai thác
Sao thể thao
21:23:13 22/06/2025
5 món đồ "nâng cấp" nhà vệ sinh, khiến chị em "tâm phục khẩu phục" khi đầu tư: Trong đó 1 món được ví như gậy như ý giúp việc cọ rửa nhàn tênh
Sáng tạo
21:15:53 22/06/2025
Iran đáp trả dữ dội sau khi 3 cơ sở hạt nhân bị tấn công, khiến ít nhất 86 người Israel bị thương
