Washington mua LNG của Nga, bán rộng rãi cho châu Âu?
Mỹ kêu gọi châu Âu gia tăng mua LNG của Mỹ trong khi Washington lại mua LNG từ Nga.
Tiết lộ của Bộ trưởng Ngoại giao Nga cho thấy ở thời điểm hiện tại có ít nhất 3 tàu chở khí hóa lỏng (LNG) của Nga đang trên tàu và chuẩn bị cập bến Mỹ.
Thúc châu Âu nhập khẩu LNG của Mỹ, Washington vẫn đi mua LNG của Nga.
Tuy nhiên, khác với các mẩu tin tức hợp tác năng lượng giữa Mỹ và châu Âu dày đặc, các trang báo Mỹ không một lời đề cập đến thông tin đặc biệt và “kỳ lạ” mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố một cách công khai trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 16/11.
Không rõ số LNG mà Mỹ nhập khẩu từ Nga là do công ty nào thực hiện và nhằm mục đích cung cấp cho người Mỹ hay để dùng cho hoạt động nào khác.
Hồi tháng 1/2018, một tháng sau khi cơ sở sản xuất LNG Yamal của Nga bắt đầu hoạt động, đơn hàng đầu tiên được bơm vào tàu chở dầu của Pháp Gaselys vận chuyển LNG từ dự án này tới Thành phố Boston của Mỹ. Lô hàng này được Công ty dầu khí Malaysia Petronas mua, được vận chuyển tới Anh, sau đó bán lại.
Vào tháng 3/2018, thành phố Boston, Mỹ lại chào đón lô hàng LNG thứ hai của dự án Yamal thông qua người mua khác – Công ty Provalys thuộc sở hữu của tập đoàn đa quốc gia Pháp Engie.
Video đang HOT
Không loại trừ các tàu chở LNG mà bà Zakharova tiết lộ cũng được phía Mỹ mua bán theo hình thức “ẩn thân” như vậy.
Đáng chú ý là tuyên bố của bà Maria Zakharova phát đi không lâu sau sự kiện Mỹ và Ba Lan bắt tay cho hợp đồng cung cấp LNG mới. Với hợp đồng này, Washington sẽ “thế chân” Nga cung cấp LNG cho Vacsava trong nhiều năm tới, đặc biệt là sau khi hợp đồng của Ba Lan và Nga hết hiệu lực vào năm 2022.
Washington cũng đã không từ bỏ và giấu giếm tham vọng biến châu Âu trở thành khách hàng lớn mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của họ.
Vào tháng 7/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi các nhà lãnh đạo EU tăng cường số lượng các cơ sở đầu cuối tiếp nhận LNG ở châu Âu để đón nhiên liệu của Mỹ.
Nhưng vấn đề là ngay cả các thiết bị đầu cuối hiện tại cũng chỉ đang được sử dụng với công suất chưa đầy 1/4.
Người châu Âu coi LNG của Hoa Kỳ là một nguồn nhiên liệu không cạnh tranh: “LNG từ Mỹ có giá cao hơn vì phần lớn khí thu được thông qua các nguồn sản xuất phi truyền thống (Mỹ thường sản xuất dầu từ đá phiến và phải có thêm công đoạn sử dụng thủy lực để cắt phá – fracking). Loại nhiên liệu này hiện không có tính cạnh tranh ở Đức” – Sputnik dẫn một báo cáo của Bộ Ngoại giao Đức hồi đầu tháng 10/2018.
Tàu chở dầu của Pháp Gaselys vận chuyển LNG Nga tới Boston, Mỹ.
Trong trường hợp thiếu cạnh tranh như vậy, Washington sẽ tìm một nhà cung cấp khác có thể giảm chi phí vận chuyển LNG từ Mỹ tới châu Âu không? Nếu câu trả lời là có, thì chắc chắn đó là Nga.
Nếu vậy, trong trường hợp này, Châu Âu sẽ không trực tiếp mua LNG từ Nga để đảm bảo an ninh năng lượng của mình. Thay vào đó, họ mua năng lượng từ Mỹ, còn Mỹ sử dụng nguồn cung nào để cấp cho EU, đó lại là việc của… các nhà đầu tư, không bị can thiệp bởi chính trị?
Tình huống khi đó trở nên trớ trêu là, trong khi Nga lập kế hoạch xây đường ống bán khí đốt cho châu Âu thì đó là “chiếc roi năng lượng”. Còn Mỹ có thể vẫn dùng nguồn cung từ Nga nhưng được Mỹ bảo đảm, đó lại là “an ninh năng lượng của châu Âu” (?!)
Đông Phong
Theo baodatviet
Châu Âu mất 100 tỷ Euro, Mỹ không hề hấn gì vì trừng phạt Nga
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các nước châu Âu đã mất trắng hơn 100 tỷ Euro vì các lệnh trừng phạt qua lại với Nga, trong khi Mỹ không phải gánh chịu bất cứ thiệt hại nào.
"Có nhiều con số khác nhau về thiệt hại của các nước Liên minh châu Âu (EU) vì các lệnh trừng phạt qua lại với Nga. Một vài trong đó nói rằng số tiền đã vượt quá 100 tỷ Euro. Dường như một số chính trị gia châu Âu đã ý thức được điều này", Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm 5-11 nói với tờ El Pais của Tây Ban Nha.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: ITN
Theo ông Lavrov, trong khi châu Âu thiệt hại nặng nề thì Washington, bên "chỉ thị" đồng minh khơi mào cuộc chiến trừng phạt với Nga, không hề hấn gì. "Điều này không thể coi là bình thường", ông Lavrov nói về quan hệ giữa Moscow và Brussels.
Nhà ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh Moscow sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp trả đũa, tuy nhiên EU phải có hành động tương tự trước. Đề cập đến quan hệ với phương Tây nói chung, ông Lavrov khẳng định Nga luôn sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với phương Tây, xây dựng mối quan hệ dựa trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhau.
Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng nguyên nhân chính khiến Nga và phương Tây bất đồng do một số quốc gia "bằng mọi giá duy trì vị thế lãnh đạo" của mình trên trường quốc tế, tiếp tục áp đặt "ý chí chính trị" của mình, gây phương hại cho các nước
Các nước EU đã bắt đầu áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt một số cá nhân và công ty Nga với cáo buộc Moscow xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine bằng việc đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea từ tháng 3-2014.
Các lệnh trừng phạt liên miên hơn 4 năm qua đã làm thiệt hại khoảng khoảng 50 tỷ USD đối với Nga. Gần đây, nhiều nước châu Âu và giới chính trị gia đã kêu gọi hàn gắn quan hệ với Nga và dỡ bỏ bớt các lệnh trừng phạt.
Thiện Minh
Theo cand.com.vn
Iran phản đối Mỹ tái áp đặt trừng phạt và gây sức ép Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei cho rằng Tổng thống Donald Trump đã "phá hỏng" uy tín của Mỹ và cuối cùng sẽ bị thua cuộc khi tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nước cộng hòa Hồi giáo. Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei phát biểu tại một cuộc...