Washington “giải trình” 5 lần nhắc tên Trung Quốc trong thông điệp liên bang
Tai cuôc hop bao cua Bô Ngoai giao My hôm qua, đã co phong viên đê nghi cho biêt y đô thực sự cua My trươc viêc Tông thông Obama tưng 5 lân đê câp tơi Trung Quôc vơi lơi le cưng răn trong bưc thông điêp ngay 24/1.
Tư lệnh quân lực Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương ngày 27/1 kêu gọi cải thiện quan hệ quân sự với Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc dẫn lời ngươi phat ngôn Bô Ngoai giao My Victoria Nuland tra lơi răng, chinh sach đôi vơi Trung Quôc cua My không hê co sư thay đôi.
Ba Nuland nhân manh, My mong cung vơi Trung Quôc tiên hanh hơp tac trong pham vi toan câu va dôc sưc cho xây dưng môi quan hê hơp tac hoa binh va manh me vơi Trung Quôc.
Báo chí Trung Quốc cũng dẫn lời chuyên gia vê thương mai quôc tê Đai hoc Giorge Washington Steven Suramovic cho răng, viêc ông Obama sư dung nhưng ngôn tư manh me trong vân đê thương mai vơi Trung Quôc la nhăm lây long môt sô cư tri va tranh đê cho đang Công hoa mươn cơ trong bôi canh cuôc bâu cư Tông thông My năm 2012.
Trong khi đó, liên quan đến quan hệ quân sự với Trung Quốc và châu Á, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh quân lực Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương ngày 27/1 kêu gọi cải thiện quan hệ quân sự với Trung Quốc.
Video đang HOT
Bắc Kinh đã ngưng các chương trình trao đổi quân sự với Washington vì Washington bán vũ khí cho Đài Loan. Luật Mỹ buộc chính phủ phải cung cấp những phương tiện tự vệ cho Đài Loan.
Mỹ nhiều lần kêu gọi Trung Quốc hợp tác thêm về mặt quốc phòng, xem đó là cách tránh những sự cớ hàng hải không mong muốn trong vùng Thái Bình Dương.
Nói chuyện với báo chí tại Washington, Đô đốc Robert Willard cũng cho biết Mỹ không có ý định xây dựng căn cứ quân sự mới ở khu vực. Mục tiêu của Mỹ là có một mạng lưới gồm những điểm mà lực lượng quân sự Mỹ có thể luân phiên đến thăm. Theo ông, quân đội Mỹ muốn tránh chi phí quá cao để duy trì các căn cứ.
Ông cũng nói Mỹ có nhiều chú ý đến châu Á Thái Bình Dương vì lợi ích của quốc gia và Mỹ có nhiều đối tác chiến lược tại đây.
Theo Dân Trí
Tổng thống Mỹ Obama đọc Thông điệp liên bang lần 3
Đúng 9 giờ sáng nay theo giờ Hà Nội, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội khóa 112. Đây là thông điệp liên bang thứ ba kể từ khi ông làm Tổng thống Mỹ và cũng được coi là cương lĩnh tranh cử nhiệm kỳ hai của ông.
Tổng thống Obama đọc Thông điệp liên bang trước Quốc hội.
Mặc dù dành nhiều thời gian cho các vấn đề đối nội, nhưng ông Obama đã rất khôn khéo khi mở đầu bài diễn văn bằng việc ca ngợi "chiến tích" kết thúc cuộc chiến kéo dài gần 9 năm tại Iraq và việc tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden.
Trong thông điệp liên bang 2012, ông Obama dành nhiều thời gian nhấn mạnh vào ba ưu tiên lớn, gồm: nâng cao năng lực sản xuất, tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng tái sinh và cải thiện hệ thống giáo dục. Ông cũng kêu gọi quay lại với "các giá trị Mỹ về sự công bằng và chia sẻ trách nhiệm", hướng tới việc xây dựng và phát triển một xã hội thịnh vượng, công bằng, trong đó trách nhiệm và cơ hội được chia đều cho tất cả mọi người.
"Nước Mỹ hiện nay không thể mãi đi theo hướng nước chảy chỗ trũng, ai được lợi cứ hưởng lợi, người thua thiệt tiếp tục chịu thua thiệt", ông Obama nhấn mạnh.
Biện pháp mà ông Obama đưa ra là hối thúc Quốc hội sớm thay đổi bộ luật thuế. Theo đó đánh thuế cao hơn vào các tập đoàn và thiểu số những người giàu có để chính phủ có thêm tiền cho đầu tư cũng như đảm bảo công bằng xã hội.
"Washington không thể tiếp tục trợ cấp cho giới triệu phú", ông quả quyết khi đề suất nâng mức thuế tối thiểu lên 30% đối với các khoản thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên.
Theo ông, thay vì tiếp tục làm đầy túi tiền cho giới nhà giàu, chính phủ cần ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sinh viên vay tiền học để tạo đà phát triển bền vững cho đất nước.
Bên cạnh đó, ông Obama tiếp tục đề nghị trợ cấp cho các bang gặp khó khăn, gia hạn đạo luật thuế thu nhập thấp cho 160 triệu lao động và các khoản trợ cấp cho người thất nghiệp tới cuối năm nay. Ông cũng đề xuất miễn thuế cho các công ty đưa hoạt động sản xuất từ nước ngoài trở về Mỹ để làm giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện đã lên tới 8,5% trong tháng 12/2011.
Về cuộc khủng hoảng nhà đất - căn nguyên gây ra cuộc suy thoái kinh tế Mỹ hiện nay, ông Obama cho rằng Quốc hội cần sớm thông qua kế hoạch 447 tỷ USD để thúc đẩy kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm. Đây là bản kế hoạch đã bị phe Cộng hòa ngăn chặn trong năm 2011 vì trong đó có việc tăng thuế đối với người giàu.
Về chính sách đối ngoại, Tổng thống Obama nhấn mạnh một số thành tựu nổi bật trong 3 năm ông cầm quyền, đặc biệt là chiến tích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden hồi tháng 5/2011 và việc Mỹ hỗ trợ làn sóng biểu tình "Mùa Xuân Ảrập" lật đổ một loạt chế độ ở Trung Đông-Bắc Phi.
Ông Obama cũng một lần nữa răn đe Iran, gây áp lực đối với Tổng thống Syria Basha Al-Assad và thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề chính sách tiền tệ để tạo sân chơi bình đẳng hơn cho hàng hóa Mỹ.
Thông điệp liên bang 2012 được đọc trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vẫn đang phục hồi mong manh sau khi vừa trải qua cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất trong 70 năm trở lại đây, trong khi chính trị nội bộ Mỹ bị chia rẽ sâu sắc giữa một bên là Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát và một bên là Hạ viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số.
Dự kiến, ông Obama sẽ sử dụng luôn bản thông điệp liên bang để làm cương lĩnh tranh cử trong cuộc vận động kéo dài 5 ngày (từ 25 - 29/1) tại 5 bang được xác định là "trận địa giành giật quyết liệt" trong cuộc bầu cử tháng 11 tới. Đó là các bang Iowa, Arizona, Nevada, Colorado và Michigan.
Trong cuộc bầu cử năm 2008, ông Obama giành chiến thắng tại 4 trên 5 bang nói trên (trừ bang Arizona).
Theo Dân Trí
Pakistan kêu gọi chuyển hướng viện trợ quân sự của Mỹ Đây có thể xem là một sự lạnh nhạt với Mỹ và là một nỗ lực làm tăng sự yêu mến quân đội Pakistan Chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã làm xấu đi quan hệ đồng minh Mỹ-Pakistan Hàng tỷ USD viện trợ của Mỹ cho quân đội Pakistan để chống lại các tay súng Hồi giáo nên được chuyển sang thúc...