“Vườn ươm người” nơi thâm sơn cùng cốc
Từ quê lúa Thái Bình, thầy Phạm Xuân Trường đã đến và thầm lặng gắn bó với trò nghèo nơi biên giới xa xôi của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Thầy giáo Phạm Xuân Trường đã hơn 20 năm gắn bó với trò nghèo vùng cao.
Quên đi niềm hạnh phúc riêng tư khi chưa có người “nâng khăn, sửa áo”, thầy dành trọn yêu thương cho lũ trò nghèo nơi “thâm sơn cùng cốc”.
Bỏ “phố” lên rừng
22 năm trước chàng thanh niên khôi ngô ấy rời quê lúa Thái Bình. Anh nắn nót từng chữ viết vào lá đơn “xung phong” lên Tây Bắc lập nghiệp. Đó là thầy Phạm Xuân Trường (SN 1979), Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Cũng bởi “trót yêu” nên thầy đeo đuổi đuổi đam mê từ đó. Thời điểm đó, chưa có cơ hội làm giáo viên “chính quy” nên thầy đã tình nguyện xin dạy hợp đồng tại một trường học thuộc huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu (nay là Mường Chà, tỉnh Điện Biên).
“Cũng bởi muốn thực hiện ước mơ trở thành một thầy giáo từ khi còn nhỏ nên tôi đã quyết định đăng ký thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình. Chớ trêu thay, thời điểm đó điểm số của tôi không đủ để vào trường. Vì khát khao được đứng trên bục giảng quá lớn, nên tôi xin dạy hợp đồng. Về sau tìm kiếm cơ hội hoàn thiện chuyên môn để được đứng trên bục giảng thực sự”, thầy Trường tâm sự.
Đến tháng 7/2001, sau khi dạy hợp đồng được 3 năm, thầy Trường đã dành hết sức tập trung để ôn thi và theo học Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên. Sau khi tốt nghiệp, thầy được nhận vào Trường THPT bán trú Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ và công tác đến nay. Trong quá trình công tác, với sự nỗ lực và trách nhiệm, được sự tin tưởng của ngành nên thầy Trường được giao chức vụ hiệu trưởng.
“Tôi còn nhớ như in những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất Lai Châu này. Giáo dục của tỉnh ngày ấy vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Người dân nơi đây quá nghèo, còn đội ngũ giáo viên vốn đã ít ỏi cũng chẳng khấm khá gì hơn. Thế mà chúng tôi cũng vượt qua được và duy trì cho đến tận bây giờ”, thầy Trường chia sẻ.
Sì Lở Lầu theo tiếng của dân tộc Dao nghĩa là mười hai tầng dốc. Chỉ tên địa danh đã toát lên phần nào những gian nan, khốc liệt ở cái nơi sáng nắng chiều mưa này.
“Hồi đó, trường học còn là những nhà tranh, vách nứa, không điện, không đèn và dường như mọi nẻo đường đến các thôn bản của xã chỉ là những lối mòn quanh co, hiểm trở. Dù vậy, khó khăn là điều tôi vốn đã xác định trước. Và tất cả dường như lại được xóa nhòa khi tôi đứng trên bục giảng”.
Bởi “trót yêu” mà chưa “mảnh tình vắt vai”
Tâm sự về sự nghiệp trồng người nơi miền sơn cước, thầy Trường cho biết, ở vùng cao, mỗi giáo viên ngoài việc dạy chữ, dạy người phải nhận thêm một trọng trách quan trọng nữa, đó là nhiệm vụ của một “tuyên truyền viên, một cán bộ dân vận”.
“Vận động học sinh cũng phải có nghệ thuật và đòi hỏi lòng kiên trì chứ nóng vội, bỏ cuộc là sẽ thất bại ngay”, thầy Trường hài hước ví von.
Chính vì hiểu được công tác là vùng cao biên giới, chủ yếu là các em học sinh dân tộc thiểu số nên nên thầy Trường đã cố gắng tìm hiểu những phong tục tập quán và mong ước của người dân nơi đây. Trên cương vị một người thầy, thầy Trường đã cố gắng tuyên truyền để bà con nhân dân và các em học sinh hiểu được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giáo dục đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Khi được hỏi về gia đình của mình, thầy Trường cười lặng lẽ nhìn xa xăm kể về gia đình luôn là hậu phương vững chắc động viên, chia sẻ để thầy yên tâm công tác, bám trường, bám bản.
Video đang HOT
“Tôi thật may mắn khi sinh ra trong một gia đình có đầy đủ tình thương, hết lòng ủng hộ con cái của bố tôi từng là thương binh 2/4 tại chiến trường Quảng Trị. Dù trái gió trở trời là sức khỏe đi xuống nhưng bố tôi vẫn chấp nhận một người con trai xa nhà quanh năm suốt tháng, ủng hộ tôi đem kiến thức đến với các em học sinh vùng cao”.
Vì đắm đuối với những bài giảng, những trang giáo án mà đến nay thầy Trường vẫn chưa tìm được một người “nâng khăn sửa túi”, thầy vẫn lặng lẽ dồn tình yêu, lòng đam mê cho chặng đường đưa chữ đến với thật nhiều học sinh nơi đây.
Thầy Trường tâm sự: “Có lên công tác vùng cao mới thấu hiểu được những khó khăn và tình cảm của bà con và các em học sinh vùng cao. Thứ tình cảm ấy chân thành, mộc mạc, bình dị nhưng tràn ngập sự kính yêu. Ngày hiến chương, với các con vùng cao có thể chỉ là những bông hoa dại mà các con hái được trên rừng, hay củ sắn, củ mài mà phụ huynh gửi tặng, thì đó là món quà vô giá”.
“Tôi tin rằng, chỉ cần nơi nào có học sinh, có những người cần đến con chữ, cần đến người giáo viên thì sẽ luôn có người tình nguyện gắn bó như chúng tôi”, thầy Trường kể tiếp.
Vất vả có, khó khăn thì đầy rẫy, song thầy Trường luôn tin rằng sự nỗ lực “gieo mầm” hôm nay sẽ phần nào giúp trò nghèo nơi biên viễn xa xôi này được tươi sáng hơn.
“Tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, các em là những mầm xanh. Khi được vun xới, chăm sóc mỗi ngày, rồi mai kia các em trở thành lộc biếc, rồi thành cành, ra hoa, đậu quả. Chính những học sinh hiếu học, có đam mê, sau này các em là thầy giáo, cô giáo… đem kiến thức, tình yêu nghề về dạy chữ cho con em đồng bào mình là hành động thiết thực để vun đắp quê hương”, thầy Trường chia sẻ.
Mỗi khi đứng trên bục giảng, thầy Trường cảm nhận được rõ, ẩn sau vẻ nhút nhát, e dè, lam lũ của đám trò nghèo là đôi mắt ngời sáng, trong veo. Những ánh mắt ấy luôn ẩn chứa tinh thần hiếu học, khát khao học chữ và nghị lực sống phi thường. Chính điều này đã tạo động lực để những thầy cô vùng cao như thầy Trường có thêm động lực bám bản, bám trường.
Thầy Hiệu trưởng 41 tuổi vẫn độc thân, hơn 20 năm bám bản gieo chữ cho học trò vùng cao
Quyết định xa nhà, xa người thân đến với vùng núi Lai Châu gieo cái chữ cho học trò đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, người thầy ấy đã có đến hơn 20 năm bám bản, bám trường gắn bó với học sinh nơi "thâm sơn cùng cốc".
Thầy Phạm Xuân Trường, sinh năm 1979, quê quán tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, hiện là Hiệu trưởng trường phổ thông Dân tộc bán trú Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Trong suy nghĩ bao thế hệ học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú Sì Lở Lầu người thầy ấy hiền từ, hết mực yêu thương học trò và cũng có những lúc vô cùng nghiêm khắc.
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, PV Đời sống và Pháp luật có cuộc phỏng vấn với thầy Hiệu trưởng Phạm Xuân Trường.
PV: Là một người con quê lúa nhưng lại gắn bó với mảnh đất vùng cao của tỉnh Lai Châu. Hơn 20 năm trước, điều gì đã khiến thầy đưa ra quyết định này?
Thầy Phạm Xuân Trường: Tôi sinh ra và lớn lên Thái Bình, cụ thể là ở xóm 6, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư. Còn nhớ, vào năm 1998, sau khi tốt nghiệp THPT, vì muốn thực hiện ước mơ trở thành một thầy giáo từ khi còn nhỏ nên tôi đã quyết định đăng ký thi vào trường cao đẳng Sư phạm Thái Bình, chớ trêu thay, thời điểm đó điểm số của tôi không đủ để vào trường.
Vì khát khao được đứng trên bục giảng quá lớn, ngày 3/8/1998, tôi quyết định lên Lai Châu để xin làm giáo viên dạy hợp đồng tại một trường học thuộc huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu.
Đến tháng 7/2001, sau khi dạy hợp đồng được 3 năm, tôi tiếp tục ôn thi và theo học trường cao đẳng Sư phạm Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp, tôi được nhận vào trường trung học phổ thông bán trú Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ và công tác đến nay. Trong quá trình công tác, được sự tin tưởng của ban giám hiệu và học sinh, tôi được giao chức vụ hiệu trưởng của trường.
Để đến được với nghề giáo vừa là cái duyên nhưng cũng bởi ước mơ, khát khao đứng trên bục giảng luôn bùng cháy mà ngày ấy tôi đã có quyết định "táo bạo" như vậy.
PV: Sống xa nhà, xa người thân, thầy đã từng phải đối mặt với những khó khăn gì? Thầy đã vượt qua điều đó như thế nào?
Thầy Phạm Xuân Trường: Còn nhớ, những ngày đầu đặt chân lên mảnh đất Lai Châu này, giáo dục của tỉnh ngày ấy vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách. Người dân nơi đây quá nghèo, còn đội ngũ giáo viên vốn đã ít ỏi cũng chẳng khấm khá gì hơn.
Đời sống vật chất thiếu thốn mọi bề, còn đời sống tinh thần gần như chẳng có gì . Chỉ có số ít thầy cô giáo dành dụm mua được chiếc radio nhỏ để nghe tin tức. Phim màn ảnh rộng thì họa hoằn một năm mới xem được một lần và các loại hình nghệ thuật khác là thứ xa xỉ không bao giờ biết đến.
Thời điểm ấy, trường học còn là những nhà tranh, vách nứa, không điện, không đèn và dường như mọi nẻo đường đến các thôn bản của xã chỉ là những lối mòn quanh co, hiểm trở.
Dù vậy, khó khăn là điều tôi vốn đã xác định trước. Và tất cả dường như lại được xóa nhòa khi tôi đứng trên bục giảng.
Mỗi khi đứng trên bục giảng, tôi lại cảm nhận được phía sau vẻ nhút nhát, lam lũ của những đứa trẻ với mái tóc vàng hoa vì nắng gió kia là đôi mắt ngời sáng, trong veo và ẩn chứa trong đó một tinh thần hiếu học, khát khao được biết con chữ. Chính những điều đó đã tạo động lực để tôi vượt qua bao khó khăn, vất vả đến tận bây giờ.
PV: Xa gia đình suốt hơn 20 năm và đến nay vẫn chưa lập gia đình, người thân của thầy có bao giờ khuyên thầy từ bỏ công việc này?
Thầy Phạm Xuân Trường: Tôi thật may mắn khi sinh ra trong một gia đình có đầy đủ tình thương, hết lòng ủng hộ con cái của. Bố tôi từng là thương binh 2/4 tại chiến trường Quảng Trị, trái gió trở trời là sức khỏe đi xuống. Dù vậy, ông vẫn chấp nhận một người con trai xa nhà quanh năm suốt tháng, ủng hộ tôi đem kiến thức đến với các em học sinh vùng cao.
Bố mẹ và gia đình luôn động viên để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
PV: Để gắn bó với nơi này suốt hơn 20 năm, chắc chắc mảnh đất và con người nơi đây phải có gì đó đặc biệt để níu chân thầy. Theo thầy, điều đặc biệt đó là gì?
Thầy Phạm Xuân Trường: Có lên công tác vùng cao mới thấu hiểu được những khó khăn và tình cảm của bà con và các em học sinh vùng cao. Thứ tình cảm ấy nó chân thành khó có thể dùng đơn vị nào để đo lường cũng như không có vật chất nào để mua bán được.
Ngay chính những ngày này, các em học sinh bản cũng tự tay chuẩn bị những món quà, những tiết mục văn nghệ hay nhất để tặng các thầy, các cô tri ân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Có thể chỉ là những bông hoa mà học sinh hái được trên rừng hay những mớ rau, củ sắn mà các bậc phụ huynh gửi tặng, chúng không lộng lẫy, lung linh nhưng với tôi đó là những món quà vô giá, không gì có thể mua được.
Nơi vùng sâu vùng xa bà con nhân dân và các em học sinh thật chân thành, những ai đã một lần đặt chân lên xã Sì Lở Lầu luôn nhớ mãi.
PV: Giáo viên ở vùng núi, vùng sâu vùng xa luôn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên vẫn xuất hiện những ý kiến cho rằng giáo viên chỉ dạy ở vùng cao vì phụ cấp cao hơn, hoặc ban đầu muốn mượn vị trí này để có sự thăng tiến cao hơn về sau. Thầy trả lời sao trước những ý kiến như vậy?
Thầy Phạm Xuân Trường: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng... gian khổ sẽ giành phần ai? Ai cũng chọn về thành phố, về nơi điều kiện đủ đầy thì ai sẽ lên vùng cao dạy chữ cho trẻ em nghèo. Tôi tin rằng, chỉ cần nơi nào có học sinh, có những người cần đến con chữ, cần đến người giáo viên thì sẽ luôn có người tình nguyện đến.
Vất vả, khó khăn, nhưng cố gieo mầm chữ nơi đây, mai mốt các em sẽ chồi lên thành lá, đi học như mình. Trong số các em sẽ có người quay trở lại dạy học cho đồng bào.
Tôi luôn quan niệm rằng, làm cái nghề "gõ đầu trẻ" này thì trước hết phải đặt cái "tâm" lên trên mọi thứ. Có vì phụ cấp cao hơn, hoặc ban đầu muốn mượn vị trí này để có sự thăng tiến cao hay không chỉ cần nhìn vào tình cảm của học trò đối với thầy cô là có thể thấy được. Một người vì lợi ích cá nhân thì sao có được thứ tình cảm chân thành kia.
PV: Nhiều người dân ở miền núi vẫn quan niệm việc học là không cần thiết nên muốn con em ở nhà đỡ đần công việc. Thầy đã làm thế nào để thay đổi quan niệm này, thuyết phục được các em đến trường?
Thầy Phạm Xuân Trường: Dạy chữ ở vùng cao, mỗi giáo viên ngoài việc dạy chữ, dạy người phải nhận thêm một trọng trách quan trọng nữa, đó là nhiệm vụ của một "tuyên truyền viên, một cán bộ dân vận". Vận động học sinh cũng phải có nghệ thuật và đòi hỏi lòng kiên trì chứ nóng vội, bỏ cuộc là sẽ thất bại ngay.
Vì hiểu được nơi mình công tác là vùng cao biên giới, chủ yếu là các em học sinh dân tộc thiểu số nên tôi đã cố gắng tìm hiểu những phong tục tập quán và mong ước của người dân nơi đây. Trên cương vị một người thầy, tôi cố gắng tuyên truyền để bà con nhân dân và các em học sinh hiểu được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác giáo dục đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
PV: Trong nhiều năm công tác, giảng dạy liệu có học sinh nào để lại cho thầy ấn tượng sâu đậm nhất?
Thầy Phạm Xuân Trường: Trong cuộc đời của mỗi người thầy, người cô, bao nhiêu thế hệ học sinh qua đi là bấy nhiêu kỷ niệm.
Hơn 20 năm gắn bó với vai trò "người gieo cái chữ" có rất nhiều học sinh đã để lại ấn tượng sâu đậm trong tôi, có thể kể đến em Tẩn Lao Tả, hiện đang làm bác sĩ tại bệnh viện tỉnh Lai Châu.
Thế hệ học sinh đang theo học tại nhà trường thì có em chẻo Lao U là học sinh giỏi cấp huyện môn Lịch sử hay các em Chẻo Sử Mẩy, Tẩn Tả Mẩy.
Tẩn Lao Tả và nhiều em học sinh tiêu biểu của nhà trường. Không chỉ học tập tốt mà các em còn thực hiện công tác tuyên truyền trong bản cũng như gia đình để bà con nhân dân luôn tin tưởng và cho con em đi học đảm bảo.
PV: Đến giờ phút này, thầy có điều gì nuối tiếc trong sự nghiệp hơn 20 năm "trồng người"?
Thầy Phạm Xuân Trường: Một điều thật nuối tiếc là bản thân đã cố gắng thật nhiều nhưng dường như những nỗ lực ấy vẫn là chưa đủ với bà con và các em học sinh nơi đây.
Tôi cũng mong rằng công tác giáo dục vùng sâu vùng xa luôn được các cấp quan tâm và quan tâm nhiều hơn nữa để các em học sinh vùng cao được giao lưu học hỏi và các thầy cô lên công tác nơi vùng cao biên giới được quan tâm và động viên kịp thời.
Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của thầy!
Cô giáo trẻ dạy ở điểm trường xa nhất tại vùng cao biên giới Hơn 3 năm trong nghề, tuổi trẻ của cô giáo Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) gắn bó với các em học sinh mầm non người H'Mông thuộc xã vùng cao biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Năm 2017, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) thi đỗ viên chức và nhận...