Vừa thắng UAE, dân phe đẩy giá trận gặp Thái Lan lên gấp 6 – 7 lần
Chiến thắng trước UAE đã giúp cho cơ hội đi tiếp của Việt Nam tại bảng đấu này rất lớn. Điều này khiến cho người hâm mộ rất quyết tâm ra tận sân cổ vũ cho đội nhà. Tuy nhiên, ngay trong đêm chiến thắng, giá vé của trận đấu với Thái Lan đang tăng gấp 6 lần và chưa có dấu hiệu dừng.
Thị trường vé chợ đen trên mạng xã hội mấy ngày nay rất sôi động. Liên tục các cặp vé của trận UAE và trận Thái Lan được rao bán trong các hội nhóm. Song đến sáng ngày 14/11, giá vé trận UAE đã bất ngờ mất giá thảm hại. Thậm chí trước giờ diễn ra trận đấu với UAE, phe vé đã phải bán giá gốc ngay tại cổng sân Mỹ Đình.
Thế nhưng, sau chiến thắng trước UAE của tuyển Việt Nam và trận thua đầy bất ngờ của Thái Lan thì dân phe càng có cớ ép giá.
Dân phe hô nhau kéo giá vé lên gấp 7 – 8 lần
Trong không ít hội nhóm, đội phe vé đang “hò” nhau kéo giá vé trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan lên gấp 7 – 8 lần so với giá gốc. Thậm chí là 10 lần nếu cơn sốt vé bị đẩy lên cao.
Video đang HOT
Thời điểm này, giá vé chưa lên tới 7 lần, nhưng giá vé đã bắt đầu gấp 6 lần giá gốc. Cụ thể, cặp vé loại 200 nghìn đồng trước đó chỉ có giá 1,6 triệu đồng, nhưng nay đã tăng lên 2,2 triệu đồng.
Công khai để giá gấp hơn 6 lần so với giá gốc
Cặp vé loại 300 và 400 nghìn đồng thậm chí còn ghi nhận mức tăng hơn 6 lần. Trong đó, cặp vé loại 300 nghìn đồng đang ghi nhận ở mức 4 triệu đồng/cặp. Vé loại 400 nghìn đồng đang bị rao bán với giá 5 triệu đồng/cặp. Còn với loại vé 500 nghìn đồng thì mức tăng đang là gấp 6 lần.
Trước đây, dân phe đã dự đoán sai về sự tăng giảm bất thường của giá vé nên phải chịu lỗ khá nặng nề. Nhưng có vẻ như, trận đấu với Thái Lan đang bị dân phe đẩy lên rất cao nhằm gỡ lại tiền.
Vé trận đấu gặp Thái Lan đang trở thành món hàng rất được săn đón
Người hâm mộ không nên tiếp tay cho phe vé bằng cách mua vé các chợ đen. Nếu thực sự có nhu cầu, nên chờ đợi tới lúc giá vé xuống thật thấp để mua. Thời điểm đó, dân phe vé nếu không bán sẽ mất trắng. Người hâm mộ sẽ có thể mua được với giá chênh rất thấp, thậm chí là giá gốc như trước trận đấu với UAE.
Theo Thế Hưng
Dân trí
Đào, mận, táo Trung Quốc lại ồ ạt nhập vào Việt Nam
Mỗi ngày người Việt bỏ ra hơn 127 tỉ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sáu tháng đầu năm 2019 kim ngạch nhập rau quả cả nước đạt hơn 990 triệu USD (tương đương gần 22.800 tỉ đồng), tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân, mỗi ngày người Việt bỏ ra hơn 127 tỉ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu.
Đáng chú ý, sau nhiều năm nhập khẩu giảm thì sáu tháng đầu năm 2019, rau quả từ Trung Quốc nhập vào Việt Nam lại tăng mạnh. Hiện, rau quả nhập khẩu nhiều nhất từ Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 628 triệu USD, chiếm 63% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước.
Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt 407 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập từ Trung Quốc 220 triệu USD, tăng 54%.
Từ Thái Lan, chủ yếu là hoa quả như xoài, chôm chôm, thanh long, mít, sầu riêng, nhãn. Từ Trung Quốc loại rau được nhập vào nhiều hơn như bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ, khoai tây; các loại hoa quả đầu mùa là mận, táo, lê, dưa vàng, lựu, nho và quýt siêu ngọt.
Nhiều loại trái cây Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.
Các sản phẩm nhập khẩu theo nhiều cách khác nhau, từ Thái Lan chủ yếu qua đường vận chuyển chính ngạch từ các doanh nghiệp phân phối Thái có mặt tại Việt Nam ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Ngoài ra, hiện có một lượng lớn rau quả Thái đã len lỏi ra các chợ truyền thống, chợ vỉa hè, với giá bán nhiều loại rẻ hơn rau quả cùng loại tại Việt Nam.
Đường đi của rau quả Trung Quốc phần lớn là tiểu ngạch, bán đổ sang các chợ đầu mối và được thương lái Việt Nam xé lẻ về các chợ nhỏ lẻ. Hoa quả Trung Quốc xuất hiện hầu khắp các chợ Việt, len lỏi đến các vùng nông thôn và có giá rất rẻ. Ngoài các loại táo, nho, lê, dưa có quanh năm, thì các loại đào như đào lông, đào trơn, đào tiên, đào mỏ quạ... cũng đang đổ về, phủ sóng khắp các chợ.
Theo báo pháp luật
Đặc sản khác lạ, độc đáo vào bánh Trung thu 2019 Hàng loạt trái cây đặc sản vùng miền như dâu tây Đà Lạt, vỏ bưởi Diễn, hồng Đà Lạt, cà chua bi, sầu riêng được các nhà sản xuất sử dụng để làm bánh Trung thu. Mặc dù còn gần hai tháng nữa mới vào mùa Trung thu nhưng thị trường đã bắt đầu rục rịch bởi hàng loạt gian hàng bán bánh...