Vụ vi phạm quy định cho vay: Ngân hàng tính gốc, lãi hơn 1.200 tỉ, yêu cầu giải toả kê biên để thu hồi nợ
Trong vụ án 6 bị cáo bị truy tố tội vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại 291 tỉ ở Cần Thơ, ngân hàng tính gốc, lãi hơn 1.200 tỉ và yêu cầu được giải toả kê biên để thu hồi nợ.
Ngày 19-8, TAND TP Cần Thơ tiếp tục xét xử sáu bị cáo trong vụ vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng 291 tỉ.
Quang cảnh phiên tòa chiều 19-8. Ảnh: NHẪN NAM
Sáu bị cáo gồm Lê Thanh Hải (cựu giám đốc), Trần Huy Liệu (cựu trưởng phòng tín dụng), Bùi Tuấn Anh ( cán bộ tín dụng, cùng thuộc một chi nhánh ngân hàng ở Cần Thơ), Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, Phạm Tường Thi, Nguyễn Văn Đạt.
Đại diện VKS tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo về quy trình thủ tục cho vay đối với các khoản vay của ba công ty và hai cá nhân cũng như quy trình giải ngân các khoản vay này; định giá tài sản thế chấp…
Trong đó, đại diện VKS khi hỏi bị cáo Hải có nói: Bị cáo sai sót hay sai phạm, hành vi sai phạm của bị cáo đã gây ra thiệt hại cho ngân hàng, đến nay nợ gốc và lãi đã lên đến bao nhiêu thì bị cáo đã biết. Bị cáo Hải nói ngân hàng chưa xác định được thiệt hại. VKS nói “chúng tôi sẽ chứng minh cho bị cáo thấy”.
Bị cáo Nhân tại tòa chiều 19-8. Ảnh: NHẪN NAM
Bị cáo Nhân nói chỉ duy nhất góp vốn và sở hữu 100% công ty Tây Nam, hai công ty Đồng Bằng Xanh và Nam Bộ Cửu Long bị cáo Nhân nói không liên quan, không chỉ đạo vay. Ngoài ra, bị cáo Nhân tiếp tục khẳng định các kết luận định giá không có giá trị vì vi phạm tố tụng, điều tra không đúng thẩm quyền, đến nay bị hại xác định chưa có thiệt hại.
Tại tòa, nhiều luật sư hỏi đại diện ngân hàng về số tiền nợ gốc, lãi của các khoản vay, thiệt hại trong vụ án. Theo đó, đại diện bị hại cho biết, tính đến ngày 19-7-2024, nợ gốc của các khoản vay làm tròn là 534 tỉ, lãi làm tròn là 737 tỉ, tổng số tiền yêu cầu thanh toán là hơn 1.271 tỉ. Ngân hàng yêu cầu giải tỏa kê biên để thu hồi nợ.
Video đang HOT
Khi được luật sư hỏi, đại diện bị hại cho biết nếu thu hồi đủ gốc và lãi thì không có thiệt hại. Vị này tiếp tục cho biết đến nay ngân hàng chưa xác định được thiệt hại và từ chối trả lời câu hỏi về cách tính thiệt hại 291 tỉ của cơ quan tố tụng và câu hỏi “có công nhận thiệt hại này không”.
Luật sư tham gia xét hỏi chiều 19-8. Ảnh: NHẪN NAM
Luật sư hỏi, thời gian kéo dài để lãi phát sinh không phải do bị hại gây ra, có phải do các bị cáo gây ra không thì đại diện ngân hàng cũng xin không trả lời câu hỏi này.
16 giờ 30, phiên tòa tạm dừng, chủ tọa cho biết chiều mai (20-8), phiên tòa sẽ tiếp tục với phần xét hỏi.
PLO sẽ tiếp tục thông tin về diễn biến phiên tòa trong các bản tin tiếp theo.
Vi phạm quy định cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng 291 tỉ
Theo cáo trạng mới nhất, Nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng từ năm 2011 khi Nhân biết và muốn vay tiền theo Quyết định số 63/2010 của Thủ tướng (quy định về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản).
Từ hướng dẫn của Liệu, Nhân thành lập Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam và lập hồ sơ Dự án “Đầu tư xây dựng Cụm chế biến nông sản Tây Nam” tại xã Tân Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Hải chỉ đạo Liệu hướng dẫn Nhân hoàn thiện hồ sơ vay vốn, hồ sơ dự án; Liệu phân công Tuấn Anh phụ trách khoản vay…
Cáo trạng quy kết, Công ty Tây Nam không thuộc đối tượng vay vốn hỗ trợ lãi suất, hồ sơ vay vốn không đủ điều kiện (không có hợp đồng tiêu thụ nông sản và dịch vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân, chưa có tài sản đảm bảo thế chấp, dự án chưa được cấp phép xây dựng, chưa có quyết định phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường…), nhưng Hải vẫn ký hợp đồng tín dụng cho Công ty Tây Nam vay vốn và hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 63/2010.
Nhân cùng với các cán bộ ngân hàng là Hải, Liệu và Tuấn Anh thống nhất nâng khống giá trị tài sản đảm bảo để thế chấp cho khoản vay của Công ty Tây Nam; giúp sức cho Nhân là hai bị cáo Thi, Đạt.
Các bị cáo Hải, Liệu và Tuấn Anh chấp nhận cho Nhân sử dụng tiền vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 63/2010 sai mục đích như mua bất động sản, trả nợ cho các khoản vay khác, bồi thường giải phóng mặt bằng tại dự án, gửi tiết kiệm để lấy tiền lãi…
Từ đó, cáo trạng quy kết các bị cáo đã vi phạm quy định cho vay, gây thiệt hại cho ngân hàng tổng số tiền hơn 291 tỉ đồng.
Ngân hàng SCB 'đòi' toàn bộ tài sản của bà Trương Mỹ Lan để khắc phục hậu quả
Khi phiên xét xử đang diễn ra, Ngân hàng SCB có kiến nghị tòa giao tòa nhà 127 Pasteur và toàn bộ tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan cho SCB toàn quyền sử dụng.
Chiều ngày 28/3, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.Sau khi các luật sư hoàn thành việc bào chữa cho các bị cáo, luật sư Nguyễn Minh Tâm tham gia bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng SCB.
Theo luật sư Tâm, đây là vụ án lớn nhất xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, gây tâm lý bất an cho những người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của Ngân hàng SCB, các ngân hàng nói chung.
Quá trình tái cơ cấu, SCB được Ngân hàng Nhà nước giải quyết cho vay các khoản vay đặc biệt, vì vậy SCB phải có trách nhiệm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Thanh Phương
Với tư cách bị hại, luật sư khẳng định, SCB không có ý kiến gì về tội danh của các bị cáo, SCB quan chỉ tâm là vấn đề thu hồi tài sản, khắc phục tối đa hậu quả của vụ án.
Luật sư Tâm cho hay, ngày 26/3, SCB đã có văn bản kiến nghị HĐXX xử lý đối với tài sản là bất động sản tại 127 Pasteur, giao cho SCB toàn quyền sử dụng.
Theo luật sư Tâm, SCB xác định số thiệt hại do bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm gây ra là hơn 760 nghìn tỷ đồng gồm nợ gốc và nợ lãi của 1.284 khoản vay, tính đến ngày 5/3/2024.
Luật sư cho rằng, việc VKS buộc bà Lan và các bị cáo liên đới bồi thường cho SCB số tiền hơn 677.000 tỷ đồng và 84.000 tỷ đồng là phù hợp.
Cho rằng, hậu quả mà bị cáo Lan và các đồng phạm gây ra cho SCB là rất lớn nên SCB đề nghị HĐXX toàn bộ 1.166 mã sản đảm bảo cho các khoản vay gồm bất động sản, cổ phần, cổ phiếu... là vật chứng của vụ án cho SCB toàn quyền sử dụng, khai thác.
Đối với số tiền 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí giao trả cho bị cáo Lan và 5,2 triệu USD mà bị cáo Lan cho nhân viên hối lộ bị cáo Đỗ Thị Nhàn, luật sư đề nghị không nên tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước. Bởi, theo luật sư Tâm, đây là số tiền có nguồn gốc từ SCB nên cần thiết trả lại cho SCB.
Phía SCB cũng đề nghị HĐXX giao toàn bộ tài sản đã kê, biên thu hồi của các bị cáo cho SCB. Bởi, theo luật sư Tâm, do thiệt hại của SCB rất lớn, toàn bộ số tiền này vẫn chưa đủ để khắc phục hậu quả.
Đối với những số tiền, tài sản mà gia đình bị cáo nộp khắc phục hậu quả, luật sư cho rằng giao cho SCB là hợp lý.
Ngoài ra, SCB đề nghị HĐXX tiếp tục phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng các tổ chức có liên quan, giao cho SCB để khắc phục hậu quả.
Luật sư cũng đề nghị HĐXX buộc bà Trương Mỹ Lan phải hoàn trả 300 tỷ đồng tiền cọc thuê nhà tại tòa nhà 19 Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM).
Tạm dừng xét xử vụ án liên quan Agribank Cần Thơ Sáng nay (12-8), TAND TP Cần Thơ tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm (lần thứ hai) đối với 6 bị cáo trong vụ án 'Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tín dụng' theo khoản 3 Điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999, xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông...