Vụ Vạn Thịnh Phát: Trước phiên xét xử, các bị cáo đã nộp lại bao nhiêu tiền?
Trước khi diễn ra phiên xét xử vụ Vạn Thịnh Phát, nhiều bị cáo đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả.
Trong đó, chồng bà Trương Mỹ Lan, đã khắc phục 1 tỷ đồng.
Ngày 5/3, TAND TP.HCM sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Vạn Thịnh Phát. Bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng chồng là Chu Lập Cơ và 84 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội “ Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Trước khi diễn ra phiên xử, nhiều bị cáo đã tự nguyện hoặc tác động gia đình nộp tiền, tài sản để khắc phục hậu quả. Trong đó, VKSND Tối cao xác định, ông Chu Lập Cơ (chồng bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư quảng trường thời đại Times Square) đã khắc phục 1 tỷ đồng.
Cháu gái bà Trương Mỹ Lan là bị cáo Trương Huệ Vân (TGĐ Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor) đã khắc phục: hơn 1,063 tỷ đồng và 3.000 USD.
Bà Trương Mỹ Lan bị đưa ra xét xử vào ngày 5/3.
Các bị cáo khắc phục hậu quả hàng trăm tỷ đồng, triệu USD
Liên quan đến vụ án, ông Dương Tấn Trước (TGĐ Công ty TNHH thương mại và sản xuất Tường Việt) bị truy tố tội Tham ô tài sản với vai trò đồng phạm cùng bà Trương Mỹ Lan. Tài liệu điều tra cho thấy, đủ căn cứ xác định ông Dương Tấn Trước đã giúp sức, đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi tham ô tài sản, chiếm đoạt hơn 4.752 tỷ đồng, gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh là hơn 605 tỷ đồng.
Sau khi vụ án được khởi tố vào ngày 17/10/2022, ông Trước và Công ty Tường Việt đã trả lại SCB hơn 813 tỷ đồng (gồm dư nợ gốc 801,8 tỷ đồng và dư nợ lãi hơn 11 tỷ đồng) đối với 2 khoản vay của Công ty Tường Việt và Công ty Việt Đức. Việc này được CQĐT đánh giá là khắc phục hậu quả.
CQĐT xác định, ông Trước còn nhận của bà Trương Mỹ Lan hơn 2.697 tỷ đồng. Trong số này ông Trước đã đưa lại cho bà Lan 249,5 tỷ đồng (thông qua cô cháu gái ruột Trương Huệ Vân của bà Lan). Đến nay, còn hơn 2.204 tỷ đồng, ông Trước xin tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền này cho bà Lan để khắc phục hậu quả của vụ án.
Video đang HOT
Thời điểm VKSND Tối cao hoàn tất cáo trạng, bị cáo đã nộp khắc phục hơn 52 tỷ đồng.
Một đại gia khác được nhắc đến là ông Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang và Công ty Capella). Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa bà và ông Nguyễn Cao Trí là vào năm 2017, thông qua một người quen có tên Hồ Quốc Minh giới thiệu. Những thương vụ hàng triệu USD giữa ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan cũng bắt đầu từ đây.
Cầm 1.000 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan, sau khi Chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị bắt, ông Trí đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt số tiền trên. Trước khi diễn ra phiên tòa, VKSND Tối cao xác định ông Trí đã nộp khắc phục hơn 657 tỷ đồng và hơn 3,3 triệu USD.
Theo VKSND Tối cao, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra – giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã nộp khắc phục 4,8 triệu USD và 10 sổ tiết kiệm ngân hàng có tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng.
Các bị cáo khác cũng nộp tiền khắc phục như sau: Ông Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước): 390.000 USD; bà Nguyễn Thị Phụng (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II): 20.000 USD và 210 triệu đồng.
Bị cáo Vương Đỗ Anh Tuấn (cựu Trưởng phòng Thanh tra thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II) nộp: 20.000 USD. Nguyễn Văn Thùy (cựu Phó Trưởng ban Giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) nộp: 21.000 USD và 60 triệu đồng. Lê Thanh Hà (cựu Phó chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, cựu Trưởng phòng Kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII) nộp: 14.000 USD và 100 triệu đồng.
Trần Văn Tuấn (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (thuộc Thanh tra Chính phủ) nộp: 6.000 USD và 40 triệu đồng; Nguyễn Tuấn Anh (cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) và Vũ Khánh Linh (cựu Phó trưởng phòng Thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần (thuộc Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước) nộp: 100 triệu đồng.
Nguyễn Duy Phương (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp) nộp: 1.000 USD và 20 triệu đồng. Nguyễn Văn Dũng (cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM) nộp: 15.000 USD và 400 triệu đồng.
Nguyễn Thị Phi Loan (cựu Phó chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM) nộp: 470 triệu đồng; Võ Văn Thuần (cựu Phó chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM: 1,85 tỷ đồng)…
TAND TP Hồ Chí Minh sẵn sàng cho phiên xử "đại án" Vạn Thịnh Phát
Theo ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị cho phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thinh Phát đã hoàn tất.
Các luật sư, nhà báo, phóng viên tham gia phiên xử sẽ được tòa án bố trí máy tính để sử dụng...
Ngày mai, 5/3, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ cùng 84 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội danh: "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Cá nhân bà Trương Mỹ Lan bị xét xử 3 tội: "Đưa hối lộ", "Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng" và "Tham ô tài sản". Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Ông Phạm Ngọc Duy chia sẻ với phóng viên các báo đài về công tác chuẩn bị cho phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát.
Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hồ Chí Minh). Giữ quyền công tố tại phiên tòa là các kiểm sát viên thuộc VKSND tối cao và VKSND TP Hồ Chí Minh là các ông: Cao Anh Đức, Đặng Như Vĩnh, Vũ Mạnh Long, Vũ Tất Ba, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đặng Thị Hồng Thủy, Lưu Hoàng Tuấn, Nguyễn Đức Long, Ngô Phạm Việt, Nguyễn Hồng Hiệp.
Bảo vệ quyền lợi cho bà Trương Mỹ Lan là các Luật sư Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh và Trương Thanh Đức.
Hơn 2.400 người liên quan gồm: các cá nhân thuộc nhóm cán bộ Ngân hàng SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB thực hiện việc nộp, rút tiền, nhóm người liên quan là các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước và nhóm người liên quan khác.
Ngoài ra tòa cũng triệu tập một số người phiên dịch cho bị cáo Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ - chồng bà Trương Mỹ Lan) quốc tịch nước ngoài.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Để phiên tòa kéo dài từ ngày 5/3 đến ngày 29/4 diễn ra thuận lợi, an toàn, theo ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất đã hoàn tất.
Về việc tác nghiệp đưa tin phiên xử, ông Duy cho biết các phóng viên sẽ được tòa bố trí phòng tác nghiệp riêng. Phóng viên một số báo đài được phép vào tác nghiệp đầu giờ. "Sau đó tòa đề nghị phóng viên, nhà báo tập trung về phòng báo chí để tác nghiệp tiếp tục. Các luật sư, nhà báo, phóng viên tham gia phiên xử sẽ được tòa án bố trí máy tính để sử dụng", ông Duy thông tin.
Ông Duy cho biết phiên tòa này là giai đoạn 1 của vụ án. Giai đoạn này tập trung điều tra, truy tố, xét xử các bị cáo liên quan đến các hành vi tội tham ô tài sản; vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ... để tập trung thu hồi tài sản...
Đại diện TAND TP Hồ Chí Minh bổ sung, do trụ sở tòa án đang trùng tu nên cơ sở vật chất hiện tại chỉ đủ bố trí cho các bị cáo, luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các cơ quan báo chí và lực lượng bảo vệ phiên tòa. Do đó, không thể bố trí chỗ ngồi cho người thân của các bị cáo tham dự phiên tòa.
Chánh Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý do vụ án có số lượng bị cáo lớn nên người tham dự phiên tòa hạn chế thấp nhất việc sử dụng ôtô. Người dân tránh tập trung trước trụ sở tòa án để tránh ảnh hưởng đến giao thông.
Ngoài ra ông Duy còn cho biết, người dân liên hệ công tác ở tòa án vẫn hoạt động bình thường vì phiên xử có khu riêng. Tuy nhiên khi đến liên hệ công tác phải đúng nơi, đúng chỗ, theo sự hướng dẫn của cán bộ Tòa án, không gây khó khăn cho công tác an ninh phiên tòa.
Trụ sở TAND TP Hồ Chí Minh, nơi diễn ra phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ tại SCB, là cổ đông chính đã sử dụng SCB như một kênh huy động vốn cá nhân, lợi dụng tình hình để rút tiền từ tài khoản gửi của người dân và khách hàng.
Hậu quả từ các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục II, NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và Tổ Giám sát đã để cho nhóm Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm. Hành động này nhằm mục đích để bà Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân, trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của Ngân hàng SCB. Thiệt hại tính đến ngày 17/10/2022 với số tiền đặc biệt lớn, dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm Trương Mỹ Lan là 677.286 tỷ đồng.
Cáo trạng cũng cho biết, bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng, SCB mất không chỉ số tiền gốc mà phải trả thêm hơn 129.372 tỷ đồng tiền lãi.
Theo cơ quan tố tụng, bà Trương Mỹ Lan là người điều hành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn duy trì họat động "hệ sinh thái" doanh nghiệp khổng lồ này, bà Lan tìm cách thâu tóm SCB, nhằm biến ngân hàng này thành "công cụ" tài chính của mình.
Lãnh đạo thanh tra ngân hàng "nhúng chàm" trong vụ án Vạn Thịnh Phát như thế nào? Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hành vi chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng bằng các thủ đoạn lập công ty "ma", sử dụng hồ sơ vay vốn khống tại ngân hàng, nâng giá trị tài sản và hoán đổi tài sản có giá trị. Đáng lưu ý, tài sản tòa...