Vụ vận chuyển hàng cấm ở Long An: Tòa phúc thẩm hoãn xử lần 3 do công an vắng mặt
HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Long An tiếp tục hoãn xét xử lần 3 vụ kêu oan vận chuyển hàng cấm trên xe buýt vì 3 công an là người làm chứng vắng mặt.
Ngày 11.7, TAND tỉnh Long An đưa vụ án “vận chuyển hàng cấm” ra xét xử phúc thẩm lần thứ 3 do 2 bị cáo của vụ án có đơn kêu oan.
Bị cáo Vũ (trái), Xuân (phải) cho biết 4 năm qua họ đã gặp rất nhiều khổ sở trong cuộc sống trong thời gian kêu oan.. Ảnh BẮC BÌNH
Lý do hoãn phiên xét xử phúc thẩm lần thứ 3 vì 3 công an viên được triệu tập với vai trò người làm chứng trong vụ án đã vắng mặt tại tòa.
3 công an viên được triệu tập với vai trò người làm chứng gồm: Đặng Thanh Hội, Nguyễn Bửu Lộc, Nguyễn Tấn Ninh, đều thuộc Công an TX.Kiến Tường (Long An).
Tại 2 lần đưa vụ án ra xét xử trước, đại diện Viện KSND tỉnh Long An và luật sư của bị cáo đều cho rằng cần phải triệu tập 3 công an viên – là những người thực hiện hồ sơ ban đầu của vụ án để đối chứng, làm rõ nhiều tình tiết quan trọng.
Do đó, HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Long An đã có giấy triệu tập 3 công an viên trên đến dự tòa với vai trò người làm chứng nhưng cả 3 đều vắng mặt.
Phiên tòa phúc thẩm vụ án này sẽ được mở lần thứ 4 vào ngày 26.7 tới.
3 lần yêu cầu người vận chuyển hàng cấm xuống xe và bị buộc tội
Theo nội dung vụ án, ngày 18.6.2018, tài xế Đặng Minh Xuân (40 tuổi, ngụ xã Long Thạnh, H.Thủ Thừa) điều khiển xe buýt BS 62B – 013.67, lơ xe là Nguyễn Phi Vũ (32 tuổi, ngụ TT.Tân Hưng, H.Tân Hưng, cùng tỉnh Long An) chạy tuyến xã Khánh Hưng, H.Tân Hưng đi TP.Tân An (Long An).
Khoảng 13 giờ, xe chạy trên QL62 đến đoạn xã ấp Ông Lễ, xã Bình Hiệp, TX.Kiến Tường thì có 2 hành khách nữ đón xe mang theo 12 bịch carton và 18 bịch ni lông lên xe. Nghi ngờ 2 khách nữ này mang thuốc lá lậu nên lơ xe Vũ mời xuống xe cùng với hàng hóa nhưng cả 2 không thực hiện.
Video đang HOT
HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Long An cho biết sẽ tiếp tục gửi giấy triệu tập đến những người công an được xác định giữ vai trò làm chứng trong vụ án này.. Ảnh BẮC BÌNH
Do trên xe có người đang cần đến bệnh viện gấp nên tài xế Xuân đành cho xe chạy tiếp. Khi xe qua cầu Mộc Hóa (địa phận P.3, TX.Kiến Tường), tài xế Xuân nhìn qua gương chiếu hậu thấy số hàng hóa nghi là thuốc lá lậu nên dừng xe yêu cầu 2 hành khách nữ mang theo hàng hóa xuống xe, nhưng 2 người tiếp tục không xuống xe.
Lúc này, do khách hối thúc nên tài xế Xuân đành lên xe điều khiển cho xe chạy đến Phòng khám Sài Gòn (TX.Kiến Tường) thì hành khách đi trị bệnh xuống xe. Sau khi hành khách trị bệnh xuống xe, tài xế Xuân đậu xe cố định tại trạm gần Sân vận động Kiến Tường để cương quyết yêu cầu 2 hành khách nữ phải rời khỏi xe cùng với hàng hóa nhưng 2 khách này tiếp tục không xuống xe.
Hai bên đang đôi co qua lại thì lực lượng tuần tra Công an TX.Kiến Tường đến kiểm tra hành chính trên xe. Lúc này, 2 hành khách nữ mới xuống xe tẩu thoát. Lơ xe Vũ thấy vậy ngăn cản 2 hành khách nữ này lại nhưng không được. Toàn bộ hành khách, tài xế, lơ xe đều được lực lượng chức năng yêu cầu ở lại hiện trường và chỉ có 2 hành khách nữ rời khỏi hiện trường.
Tài xế Xuân và lơ xe Vũ bị Cơ quan CSĐT Công an TX.Kiến Tường khởi tố về hành vi vận chuyển hàng cấm. Viện KSND TX.Kiến Tường phê chuẩn truy tố. Ngày 19.11.2018, TAND TX.Kiến Tường tuyên 2 bị cáo tội vận chuyển hàng cấm với mức án cho tài xế Xuân 3 năm tù cho hưởng án treo và lơ xe Vũ 3 năm 6 tháng tù giam.
Kháng cáo kêu oan
2 bị cáo kháng cáo, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An kháng nghị cho rằng Cơ quan tố tụng tại cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng quá trình điều tra, lập biên bản phạm tội quả tang không đúng nơi xảy ra sự việc và không tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ là những hành khách trên xe, có mặt tại trụ sở Công an TX.Kiến Tường.
Ngày 19.8.2019, xử phúc thẩm, TAND Long An trả hồ sơ vụ án để điều tra, truy tố, xét xử lại với nội dung Cơ quan CSĐT Công an TX.Kiến Tường có nhiều vi phạm tố tụng không thể bổ sung tại tòa và các căn cứ buộc tội không khách quan.
Ngày 30.9.2020, TAND TX.Kiến Tường xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên phạt 2 bị cáo phạm tội và khung hình phạt giống như lần đầu. Các bị cáo kháng cáo kêu oan vì cho rằng mình không vận chuyển hàng cấm.
Đồng phạm của ông Nguyễn Đức Chung bật khóc xin giảm nhẹ trách nhiệm dân sự
Ngoài xin giảm nhẹ án tù, bị cáo Nguyễn Thị Kim Tuyến, cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT Hà Nội, cũng mong HĐXX giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự, với lý do gia đình bị cáo khó khăn và đã cố gắng hết sức.
Chiều 11.7, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiếp tục phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung; Nguyễn Thị Kim Tuyến, cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở KH-ĐT Hà Nội; và Phạm Thị Thu Hường, cựu Chánh văn phòng Sở KH-ĐT Hà Nội, trong vụ án "vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Sở KH-ĐT Hà Nội năm 2016.
Cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại phiên tòa. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Ông Nguyễn Đức Chung nộp gần 100 bằng khen, bệnh án trước phiên phúc thẩm
Tại tòa, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội giữ nguyên quan điểm, đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm để có quyết định "thấu tình đạt lý", 2 bị cáo còn lại mong tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung cho hay sau khi nhận bản án sơ thẩm và nghiên cứu, bản thân đã có bản giải trình dài gần 60 trang gửi tòa cấp phúc thẩm. Ngoài ra, các luật sư cũng thu thập thêm nhiều tài liệu chứng minh, gỡ tội cho bị cáo Chung; nhiều tài liệu về nhân thân làm căn cứ giảm nhẹ hình phạt gửi HĐXX, mong xem xét khách quan vụ án.
HĐXX cho biết đã nhận được đơn, giấy khen, thành tích trong quá trình công tác và những tài liệu liên quan đến sức khỏe của bị cáo Nguyễn Đức Chung và sẽ xem xét trong quá trình xét xử.
Bị cáo Phạm Thị Thu Hường tại phiên tòa. Ảnh TRẦN CƯỜNG
Được hỏi, bị cáo Phạm Thị Thu Hường cũng giữ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và cho rằng mức án sơ thẩm của bị cáo quá nặng so với hành vi phạm tội. Ngoài ra, bị cáo đã tích cực khắc phục hậu quả, sức khỏe yếu,... nên mong HĐXX xem xét giảm án cho mình.
Tại tòa, bị cáo Phạm Thị Kim Tuyến cho rằng trong vụ án, bị cáo không cố ý phạm tội mà thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên nên mong muốn được giảm án. Theo bị cáo Tuyến, quá trình công tác, bị cáo đã cố gắng hết sức trong phạm vi công việc của mình. Bị cáo này thừa nhận những phần liên quan vi phạm của mình xuất phát từ vấn đề công nghệ số hóa, vì không phải chuyên môn của mình. Bị cáo Tuyến cho rằng sửa hồ sơ của hợp đồng là mong muốn chọn được đơn vị tốt nhất.
"Quá trình thực hiện, bị cáo không có ý nào mong muốn có thiệt hại, chỉ mong muốn làm tốt nhất công việc của mình", bị cáo Tuyến nói, và mong HĐXX nhìn nhận những thành quả đã đạt được để giảm nhẹ hình phạt cho mình.
Bị cáo Phạm Thị Kim Tuyến bật khóc, mong HĐXX giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường dân sự vì "gia đình đã rất cố gắng". Ảnh TRẦN CƯỜNG
Ngoài xin giảm nhẹ án tù, bị cáo Tuyến cũng mong HĐXX giảm nhẹ một phần trách nhiệm bồi thường dân sự của mình. Tại tòa, bị cáo Tuyến bật khóc khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình mình.
Theo bị cáo Tuyến, bị cáo đã cố gắng vận động gia đình, người thân khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, mong HĐXX xem xét cho bị cáo khắc phục những lỗi mà mình đã gây ra, không thể gánh thay hộ người khác.
"Hoàn cảnh của gia đình bị cáo hoàn toàn không thể khắc phục thêm, gia đình đã rất cố gắng", bị cáo Tuyến khai và mong được giảm nhẹ trách nhiệm dân sự.
Theo HĐXX, án sơ thẩm tuyên bị cáo Tuyến 4 năm 6 tháng tù về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và buộc khắc phục hậu quả hơn 3 tỉ đồng. Tại phiên tòa, HĐXX đã nhận 3 biên lai thể hiện người thân của bị cáo đã nộp 500 triệu đồng khắc phục hậu quả thay.
HĐXX cho rằng bị cáo Tuyến và gia đình đã "hết sức cố gắng rồi", nhưng án sơ thẩm đã tuyên, đã phân chia từng người, chỉ có nộp trước hay sau chứ tất cả các bị cáo trong vụ án đều phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Theo bản án sơ thẩm, năm 2016, bị cáo Nguyễn Văn Tứ, cựu Giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội, là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm gói thầu số hóa dữ liệu doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với tư cách Chủ tịch UBND thành phố, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã nhiều lần gọi điện chỉ đạo quyết liệt bị cáo Tứ dừng mở thầu. Việc làm này trái quy định của pháp luật.
Ngoài ra, bị cáo Chung còn yêu cầu Sở KH-ĐT chọn công nghệ mới của Nga và từ đó, tạo điều kiện cho Công ty Nhật Cường trúng thầu, thí điểm số hóa.
Các bị cáo trong vụ án. Ảnh ANH HÙNG
Án sơ thẩm quy kết bị cáo Nguyễn Đức Chung vì vụ lợi cá nhân, đã lợi dụng chức vụ Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, chỉ đạo Sở KH-ĐT cùng nhóm bị cáo Tứ "ưu ái" trái quy định cho doanh nghiệp được thí điểm số hóa dữ liệu doanh nghiệp của Hà Nội.
Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Chung 3 năm tù về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Các bị cáo Nguyễn Văn Tứ và Nguyễn Tiến Học, cựu Phó giám đốc Sở KH-ĐT Hà Nội, cùng lĩnh án 30 tháng tù; Phạm Thị Kim Tuyến lãnh án 4 năm 6, Phạm Thị Thu Hường lãnh án 42 tháng tù; Võ Việt Hùng, cựu Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển Đông Kinh nhận 4 năm tù; Lê Duy Tuấn, cựu Giám đốc kinh doanh Công ty Đông Kinh, lãnh án 42 tháng tù cùng về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Ông Nguyễn Đức Chung nộp bệnh án và 85 bằng khen, giấy khen đến phiên tòa phúc thẩm Ngày 11/7, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội) trong vụ án Vi phạm quy định đấu thầu, xảy ra tại Sở KH&ĐT Hà Nội. Phiên tòa được mở để xem xét kháng cáo của cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung...