Vụ trẻ sơ sinh tử vong với vết đứt bất thường quanh cổ được bệnh viện khâu lại: Bộ Y tế yêu cầu làm rõ
Ngày 2/7, Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn yêu cầu Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ làm rõ vụ trẻ sơ sinh tử vong.
Tại công văn nêu rõ, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Tĩnh báo cáo lãnh đạo Bộ về thông tin báo chí đã đưa: “ Bất thường bé sơ sinh tử vong với vết thương dài trên cổ”. Trong đó phản ánh trẻ sơ sinh con của sản phụ Nguyễn Thị T. (sinh năm 1982, trú tại xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) tử vong ngay sau sinh.
Trưởng khoa sản bệnh viện Đức Thọ cho hay, đã dùng tay thử kéo khiến cổ sản nhi nhưng bị đứt. (Ảnh Nguoiduatin)
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Hà Tĩnh kiểm tra ngay sự việc báo chí đã nêu và xử lý kỷ luật các cán bộ liên quan theo đúng quy định hiện hành nếu có sai phạm. Đồng thời yêu cầu Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan gặp gỡ, chia sẻ động viên và cung cấp thông tin trung thực, chính xác tới gia đình và các cơ quan truyền thông.
Khẩn trương họp hội đồng chuyên môn đánh giá về quá trình tiếp đón, theo dõi, chăm sóc và xử trí của Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh đối với sản phụ Nguyễn Thị T..
Trong khi chờ kết luận của Hội đồng chuyên môn, đề nghị Sở Y tế gửi báo cáo nhanh về quá trình theo dõi, diễn biến cũng như quy trình chăm sóc, xử trí của Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ đối với sản phụ Nguyễn Thị T. về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ – Trẻ em).
Video đang HOT
Nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Nguoiduatin)
Theo phản ánh của gia đình sản phụ N.T.T. (37 tuổi, ở huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), ngày 30/6/2019, chị T. vào Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ sinh con. Khoảng 18h30, sản phụ được đưa lên bàn đẻ nhưng tới 19h20, bệnh viện thông báo bé sơ sinh đã tử vong.
Người thân của sản phụ khẳng định, khi tiếp nhận, thi hài bé được quấn khăn trắng kín cổ. Đau đớn thay, khi gia đình bất ngờ phát hiện xung quanh cổ bé có vết đứt đã được khâu lại. Gia đình bức xúc cho rằng các y, bác sĩ trong ê-kíp đỡ đẻ đã có sự tác động của vật cứng khiến bé tử vong.
Liên quan đến sự việc, trao đổi với báo chí, ông Phạm Hồng Cường – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ – khẳng định con của sản phụ T. tử vong do thai lưu trước đó. Tuy nhiên ông Cường lại không giải thích lý do trên cổ bé có vết đứt khoảng 8cm với 8 mũi khâu.
Theo Helino
Vì sao cá ngừ dễ gây ngộ độc khi ăn?
Ngộ độc thực phẩm do ăn cá ngừ không phải là do bản thân loại cá này có độc mà do người tiêu dùng ăn phải cá ngừ đã bị ươn, cá bắt đầu hư hỏng.
Trong nhiều năm nay, cá ngừ được cho là "thủ phạm" gây ra hàng loạt vụ ngộ độc tập thể. Đơn cử vào đầu năm 2019, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Định đã đưa ra kết luận món cá ngừ kho khóm (dứa) là nguyên nhân vụ ngộ độc thực phẩm của hơn 200 công nhân của Công ty CP Đầu tư An Phát (Bình Định) vào ngày 16.11.2018. Theo đó trong món cá ngừ kho khóm có chứa nhiều histamine và gây ra ngộ độc.
Tuy nhiên Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá ngừ không phải là do bản thân loại cá này có độc mà do người tiêu dùng ăn phải cá ngừ đã bị ươn, cá bắt đầu hư hỏng. Trong khi đó trong cá ngừ đã có chứa chất Histidine tự do với hàm lượng cao.
Cá ngừ gây ngộ độc là do người tiêu dùng mua phải cá bị ươn, bắt đầu hư hỏng. Ảnh: Internet
Một số vi khuẩn sản sinh ra men Decarboxylase chuyển hóa Histidine Histamine trong thịt cá thường tồn tại ở mang, ruột cá nước mặn và không gây hại cho cá. Song khi cá chết, hàng rao bảo vệ của cá không thể ức chế vi sinh vật được nữa và các vi sinh vật sinh trưởng, lây lan vào thịt cá sản xuất ra men chuyển hóa tạo thành histamine trong cá. Đây là nguyên nhân khiến người dùng bị ngộ độc thực phẩm.
Cũng theo đơn vị này quá trình hình thành histamine trong cá ngừ diễn ra nhanh (đặc biệt khi ở nhiệt độ 20-30 độ C). Và Histamine có đặc tính bền không bị phá hủy qua quá trình đông lạnh, nấu chín, hun khói, tiệt trùng hoặc đóng hộp.Ngoài cá ngừ một số loại cá khác cũng có thể gây ngộ độc do histamine cao trong cá như: cá thu, cá xanh, cá cơm, cá mòi, cá trích.
Nhưng trên thực tế, ăn cá ngừ lại dễ bị ngộ độc hơn các loại cá khác. Điều này được các chuyên gia y tế lý giải là do khác với một số loại cá biển khác, cá ngừ dù không còn tươi thịt vẫn cứng và không bị mềm nhão. Chính vì thế về mặt cảm quan, người mua cá rất dễ bị đánh lừa là cá còn tươi, ngon. Đó là chưa kể người bán cá đã ướp tẩm hóa chất không được phép sử dụng trong bảo quản thực phẩm như urê, hàn the để làm cho cá cứng. Người mua không biết cá đã ươn nên mua về nấu ăn và bị ngộ độc thực phẩm.
Cách phòng tránh ngộ độc cá ngừ
Cá ngừ tuy dễ gây ngộ độc thực phẩm nhưng không thể phủ nhận những dinh dưỡng mà chúng mang lại như giàu nạc, ít chất béo, giàu vitamin D, phốt pho và các muối khoáng.
Để phòng tránh ngộ độc cá ngừ, nhất là mùa hè, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã chỉ ra các lưu ý sau:
- Đối với đánh bắt cá: phải có điều kiện bảo quản lạnh cho cá ở nhiệt độ dưới 4,4 độ C (cá chết bảo quản được trong vòng 12 giờ) hoặc cấp đông cho cá. Đảm bảo điều kiện bảo quản lạnh cho cá cho đến khi tiêu thụ.
- Khi mua cá: chọn con còn tươi để hạn chế tối đa lượng histamin. Không ăn cá ngừ ươn.
Mua cá ngừ ở các nơi bán hàng có điều kiện bảo quản cá lạnh như siêu thị, cửa hàng tươi sống đủ điều kiện bảo quản... Hoặc chọn cá đã được ướp muối, khoanh cá khi cắt ra còn máu tươi. Tuy nhiên, cần lưu ý có khi người bán có thể dùng nước màu bôi vào cá để người mua nhầm là máu cá và chọn mua ngay vì tưởng cá còn tươi.
- Chế biến cá: Phải chế biến luôn, đặc biệt khi cá đã rã đông. Phải bảo quản cá lạnh ít nhất là dưới 4,4 độ C (ướp đá) hoặc đông lạnh. Đối với người có cơ địa dị ứng với loại thực phẩm này thì tuyệt đối không nên ăn cá ngừ để bảo đảm an toàn cho sức khỏe.
NGUYÊN HÀ
Theo PLO
Lý do Serum Curmine Clear đặc trị mụn bị thu hồi toàn quốc? Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm mỹ phẩm trị mụn Serum Curmine Clear của Công ty Dược phẩm Usapha. Cục quản lý Dược vừa có công văn số 10053/QLD-MP ngày 24/6/2019 về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc đối với sản phẩm Serum...