Vụ sập giàn giáo: Nỗi đau của người vợ trẻ
Hiện có bốn công nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện FV và một nữ công nhân đang được điều trị tại bệnh viện quận 7.
Tại bệnh viện FV cấp, anh Lê Văn Nhật bị thương trầy xước ở vùng mặt, đầu và bụng. Anh Nhật sau khi được đưa đi làm các xét nghiệm đã tương đối tỉnh táo. Anh Nhật kể lúc xảy ra sự cố anh đang làm ở trên sàn cao 8 mét. “Tưởng đâu mình chết, bê tông tự nhiên sụp xuống đổ dài từ đầu này qua đầu kia. Tôi đang đứng giữa sàn, khi bê tông sụp tôi không kịp chạy nên bị rơi xuống đất. Lúc đó tôi không còn biết gì nữa. Một lúc sau có người kéo lên bình tĩnh mới nhớ”.
Hiện trường vụ sập giào giáo. Ảnh: MINH QUÝ
Tang thương nhất là hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Thúy có chồng là anh Dương Văn Nghĩa tử vong vì bị bê tông giàn dáo đè trúng. Chị Thúy do may mắn vừa ra khỏi sàn bê tông nên khi nó sập xuống đã bị mộtcây sắt rơi gây thương tích nhẹ ở đầu gần bên tai phải. Sau khi được sơ cứu chị Thuý được cho xuất viện, nhưng chị liên tục hoảng loạn khóc nức nở, vì chồng đã mất.
Chị Thuý đau đớn kể do hoàn cảnh ở quê quá nghèo khó, nên vợ chồng chị bỏ hai người con nhỏ ở quê cho ông bà nội để lên TPHCM làm phụ hồ. Hai vợ chồng cố gắng làm lụng dành dụm tiền để gởi về quê nuôi cha già bị tật, mẹ hay đau ốm và hai con.
Sáng nay, chị Thuý cùng chồng cùng nhau phụ việc bên dưới sàn để cho thợ đổ bê tông, khi chị vừa ra ngoài lấy thêm đồ, còn anh vào bên trong để làm điện thì sàn bê tông bỗng đổ sập từ trên xuống. Chị quẹt nước mắt khóc nức nở, không thiết tha ăn uống và như không còn sức sống khi nghĩ đến giây phút chồng chị bị chôn vùi dưới đống bê tông, sắt thép.
Video đang HOT
Chị Thúy đau đớn trước cái chết của chồng. Ảnh: HOÀNG TUYẾT.
Ngoài ra tại bệnh viện FV còn có hai trường hợp nam công nhân khác một người bị thương ở đầu, một người bị cây sắt đâm xuyên vào bụng đã được cấp cứu qua cơn nguy kịch. Được biết phía đơn vị chủ công trình bị sập đã đứng ra bồi thường toàn bộ chi phí điều trị cho các công nhân bị nạn. Đồng thời tiến hành lo thủ tục để đưa công nhân thiệt mạng về quê lo hậu sự.
H.TUYẾT
Theo_PLO
Từ vụ Hào Anh bị bắt vì trộm cắp: Lỗi của tiền hay lỗi của người?
Nhiều người từng rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh Hào Anh với thương tích đầy mình khi bị vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức hành hạ hơn 4 năm trước. Nhưng giờ đây họ đã thật sự thất vọng khi biết tin sau khi "nướng" hết số tiền được giúp đỡ, cậu còn vướng vòng lao lý.
Thông tin Nguyễn Hào Anh (tên thật là Hoàng Anh, 19 tuổi, tạm trú tại khóm 4, đường Trương Phùng Xuân, phường 8, TP.Cà Mau) bị Công an huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng khởi tố, bắt tạm giam 2 tháng (bị bắt ngày 16.5) để điều tra về hành vi "trộm cắp tài sản" đã gây sốc lớn cho dư luận cả nước, đặc biệt là những người từng giang tay cứu vớt em, gom góp chút tiền hảo tâm những mong em có ngày trở thành một người có ích cho xã hội.
Lỗi của tiền hay lỗi của người?
Người dân ở khóm 4, phường 8, TP.Cà Mau bất ngờ khi hay tin Hào Anh bị bắt. Tất cả mọi người đều vừa thương nhưng cũng vừa giận. Thương cậu bao nhiêu sau khi biết cậu bị hai vợ chồng chủ trại tôm hành hạ, thì lại giận cậu bấy nhiêu. Từ ngày có tiền, rất nhiều tiền, từ một cậu bé luôn e dè, sợ sệt, cậu đã trở thành một con người khác hẳn (đầu năm 2014, Hào Anh nhận được hơn 700 triệu đồng từ các nhà hảo tâm khi đủ 18 tuổi - PV). "Tôi thật sự không nghĩ rằng Hào Anh đi đến đường cùng như ngày hôm nay. Cuối năm 2014, Hào Anh mua đất ở đây xây nhà và đưa cha mẹ về chung sống, lúc đầu cậu ta tỏ ra rất ngoan. Nhưng chỉ vài tháng sau, Hào Anh bắt đầu nhuộm tóc vàng đỏ, đeo khoen tai, tập tành ăn chơi, quậy phá hàng xóm, chửi mắng cha mẹ" - một người dân buồn bã kể.
Bà Võ Ánh Nguyệt - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau, người từng chăm sóc cho Hào Anh từng miếng ăn, giấc ngủ khi cậu về sống tại trung tâm vào năm 2010 lại càng buồn hơn nữa. "Khi Hào Anh về ở trung tâm, chúng tôi rất thương yêu cháu vì biết cháu đã phải chịu quá nhiều đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Khoảng thời gian ở đây, cháu rất ngoan, biết nghe lời người lớn. Đầu năm 2012, Hào Anh xin về ở chung với cha mẹ, sau đó cháu có đến thăm tôi và các mẹ nuôi khác một lần cùng với bạn gái. Thấy Hào Anh lớn khôn, khoe rằng đang học nghề hớt tóc, lại có người yêu nên ai cũng mừng. Vậy mà giờ cháu lại hành động dại dột như thế"- bà Nguyệt vừa nói, vừa khẽ chấm nước mắt.
Đầu năm 2014 là khoảng thời gian Hào Anh trở nên quậy phá. Sau khi nhận hơn 700 triệu đồng từ những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, Hào Anh mua đất xây nhà ở khóm 4, phường 8 hết gần 300 triệu, số tiền còn lại cậu đã tiêu xài hoang phí chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Cậu thay đổi về hình dáng, ăn mặc, đua đòi, sắm điện thoại, xe máy và đổi đồ như thay áo.
Tiền quyên góp của những người tốt nhanh chóng tiêu tan trong các cuộc ăn chơi của Hào Anh và đám bạn ở vũ trường, quán bar... Cậu còn cho bạn gái tên H mượn 50 triệu đồng để xây nhà. Đến khi hết tiền, Hào Anh về quậy phá gia đình, đuổi mẹ ruột bà Phạm Thị Thoa và ông Nguyễn Xuân Hùng (cha dượng) ra khỏi nhà vào tối ngày 30.8.2014.
Hào Anh (bên trái) và người em song sinh Hào Em cùng em gái từng chung sống hạnh phúc. Ảnh: T.L
Nhiều người thất vọng
Trao đổi với PV, ông Trần Xuân Trí - cảnh sát khu vực khóm 4, phường 8 cho biết: Sau sự việc Hào Anh đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, chính quyền địa phương đã nhiều lần giáo dục, xử phạt hành chính đối với cậu ta. Sau đó, Hào Anh đã xin lỗi cha mẹ trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương. "Hào Anh xin lỗi và đón cha mẹ về ở chung nhà. Nhưng cậu ta lại chứng nào tật nấy. Cậu thường xuyên đưa bạn bè về ăn nhậu tại nhà. Mỗi lần được tôi mời lên nhắc nhở, Hào Anh đều hứa sửa đổi, nhưng đâu lại vào đấy"- ông Trí thất vọng.
Không chỉ có người thân và những người từng thương yêu Hào Anh thất vọng, chắc hẳn những Mạnh Thường Quân từng hỗ trợ Hào Anh cũng sẽ cảm thấy thất vọng khi đồng tiền do mình giúp đỡ đã không giúp Hào Anh thành người tốt. Một đại gia từng hỗ trợ Hào Anh 100 triệu đồng tâm sự, ông rất buồn khi hay tin Hào Anh bị bắt.
Ông Võ Hoàng Hiệp- Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Cà Mau cho biết: Đầu năm 2014 đơn vị đã bàn giao toàn bộ số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ hơn 700 triệu đồng. Sau khi bàn giao tiền, Sở đã làm việc với chính quyền địa phương tìm cách hỗ trợ Hào Anh sử dụng số tiền này. Theo đó khi cần rút tiền từ ngân hàng, Hào Anh phải được UBND phường 8 xác nhận. Còn tiền Hào Anh xài vào mục đích gì thì sở không thể quản được, vì lúc đó em đã đủ 18 tuổi.
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Trung tâm tư vấn An Việt Sơn: Học tiêu tiền cũng quan trọng như học văn hóa
Trước đây, tôi thấy nhiều người vội vàng "lên án, kết tội" tiền từ thiện và những người có lòng hảo tâm với Hào Anh. Họ cho rằng chính vì để Hào Anh cầm số tiền lớn như vậy nên cậu bé này mới sinh ra hư hỏng, chơi bời.
Theo tôi, tiền từ thiện không có tội. Đó chỉ là kết cục tất yếu của câu chuyện "có tiền nhưng không biết cách tiêu" mà thôi. Những nhà hảo tâm mong muốn số tiền của mình sẽ giúp em Hào Anh thoát khỏi thân "ở đợ". Họ cũng hy vọng số tiền này sẽ được Hào Anh sử dụng một cách có ý nghĩa.
Nhưng đáng tiếc thay, Hào Anh lại thiếu một người giúp em quản lý số tiền từ thiện đó. Một số tổ chức chỉ đóng vai trò "giữ tiền" mà không giúp em hiểu giá trị của tiền bạc. Đôi khi học cách tiêu tiền cũng ý nghĩa như học văn hóa, học nghề, tìm việc... Khi không có kỹ năng, thiếu nhận thức, lại cầm một số tiền lớn, Hào Anh cũng sẽ như nhiều bạn trẻ khác, tiêu tiền vào những thứ như xe máy, điện thoại, chơi bời... Ngoài Hào Anh, sẽ còn có vô số những câu chuyện tương tự. Người làm từ thiện sẽ bị sốc, chán nản khi mồ hôi nước mắt, tấm lòng của mình lại không được sử dụng như mong muốn. Do đó, rất cần một tổ chức, 1 quỹ đứng ra để quản lý giúp những hoàn cảnh tương tự, nhất là đối với những trẻ em có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Người có trách nhiệm cần giúp các em biết cách sử dụng tiền từ thiện có ý nghĩa và sẽ chỉ trao lại khi các em "đủ lông đủ cánh", có đủ nhận thức, kỹ năng sống để các em sống tốt, xứng đáng với tấm lòng của mọi người dành cho mình.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy - Trung tâm tư vấn tuổi trẻ hạnh phúc: Tiền "rơi vào đầu" cũng là bi kịch
Bị tra tấn về thể xác, tổn thương về tinh thần sâu sắc, nếu không được giáo dục, tư vấn để hàn gắn các vết thương, Hào Anh sẽ vẫn giữ một cái nhìn méo mó về cuộc sống. Sớm bị một cục tiền "rơi vào đầu" là một bi kịch với em. Việc quen tiêu tiền nhưng lại không làm gì để kiếm ra tiền. Tiền từ thiện không làm hư Hào Anh, nhưng nếu muốn giúp Hào Anh thì tiền thôi chưa đủ. Những đứa trẻ đã bị tổn thương như Hào Anh cần được yêu thương, được giáo dục chân thành và nghiêm khắc mới có thể thành người hữu ích. Tiền không mua được hạnh phúc và sự tử tế cho các em. Đáng nhé, những người cho tiền hoặc người đã nhận trách nhiệm giúp Hào Anh quản lý tiền cần phải biết tiền của mình giao cho ai, chi vào việc gì, có hữu ích với các em hay không. Đằng này, ngoài tiền ra, Hào Anh không có hành trang gì để bước vào đời. Người mẹ của Hào Anh lại đóng vai trò quá mờ nhạt trong chuyện dạy dỗ em. Câu chuyện của Hào Anh là bi kịch của những thanh niên sớm bị tổn thương tâm lý, dù được cả xã hội quan tâm nhưng vẫn thiếu giáo dục để có thể hòa nhập cộng đồng, trưởng thành như một thanh niên bình thường.
Theo Dân Việt
Lòng nhân từ của người vợ 4 lần bị chồng ép uống thuốc độc 4 năm làm vợ là 4 năm chị Nguyễn Thị Thúy Phương (25 tuổi, xã Tây Giang, Tây Sơn, Bình Định) chịu đựng cuộc sống địa ngục. Nhiều người ứa nước mắt khi nghe người phụ nữ trẻ tuổi này kể lại 4 lần sinh tử khi chị bị chồng ép uống thuốc sâu. Người vợ nhân từ Người dân chứng kiến phiên...