Vụ nữ sinh nghi tự tử: Khi ‘đòn tâm lý’ đáng sợ hơn roi vọt

Theo dõi VGT trên

Khi đọc thông tin cô bé N.T.N.Y, học sinh lớp 10 ở An Giang nghi tự tử vì uất ức với nhà trường, chị Ánh Hồng (Hà Nội) bỗng cảm thấy lạnh người.

Chị Hồng bảo câu chuyện này làm ký ức thời học cấp 3 của chị sống dậy. Năm học lớp 11, chị từng bị cô giáo chủ nhiệm “đì”.

“Cô dạy môn Hóa. Buổi học đầu tiên, cô gọi tên từng học sinh trong lớp yêu cầu đứng dậy để nhận diện.

Đến tên tôi, thay vì cô hỏi vài câu như các bạn thì cô nhìn tôi rồi chế giễu: “Tên đẹp như vậy mà người thì ngược lại, trông cứ như Thị Nở”.

Các bạn trong lớp cười rộ lên, còn tôi thì sững người. Tôi “chết tên” Thị Nở luôn từ đấy.

Vụ nữ sinh nghi tự tử: Khi đòn tâm lý đáng sợ hơn roi vọt - Hình 1

Thông tư 32/2020 của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 1/11 đã bỏ quy định xử lý kỷ luật học sinh bằng hình thức phê bình trước lớp, trước trường.

Càng bị cô chú ý, tôi càng dúm lại, càng sợ môn Hóa, càng học kém… Học kém nhưng vì sợ giáp mặt cô nên không dám đi học thêm – rồi có vẻ càng bị cô chú ý. Tới năm lớp 12, cô không làm chủ nhiệm lớp tôi nữa, tôi mới bớt áp lực”.

Với những gì đã từng trải qua, chị Hồng nói chị hiểu cảm giác của một nữ sinh lớp 10 khi bị “nhắc khéo” chuyện mặc áo mỏng trước lớp hay bị bêu tên trước toàn trường.

Khi ‘đòn tâm lý’ mạnh hơn roi vọt

Nhà báo Trần Thu Hà cho biết, khi mới đọc tít “Nữ sinh lớp 10 ở An Giang tự tử vì uất ức với nhà trường”, chị thấy có vẻ giáo viên kém nghiệp vụ sư phạm, thiếu tinh tế khi phạt học sinh, còn vụ việc chỉ là rủi ro nghề nghiệp.

Nhưng, đọc thêm những dòng trạng thái và những bình luận có khả năng là của cô giáo chủ nhiệm sau khi học sinh của mình tự tử, ngất trong nhà vệ sinh, chị Hà nói “cảm thấy thấy ớn lạnh luôn”.

Như câu chuyện của em Y., theo chị Hà, cách em bị giáo viên và nhà trường kỷ luật chính là sử dụng đòn tâm lý.

“Có lẽ nhiều bạn trong này cũng đã từng nếm những ngón đòn tâm lý thời học trò rồi.

Đánh đập chẳng là gì so với đòn tâm lý. Hơn nữa, đánh vào tâm lý lại kín đáo, chả vi phạm quy định gì cả, không văng tục chửi bậy,… cũng không có bầm tím chảy máu, không có tổn thương để đi xác nhận thương tật, cũng không thể quay phim chụp hình được nhé…” – chị Hà chia sẻ cảm nghĩ.

Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du (TP.HCM) cũng khẳng định việc bêu tên học sinh dưới cờ như trường hợp của em Y. là hình thức nhục mạ học sinh, vi phạm quyền trẻ em, chà đạp nhân phẩm người khác.

Cũng theo ông Phú, nếu những phát ngôn trên mạng xã hội đúng là của cô giáo chủ nhiệm thì cô giáo này đã vi phạm đạo đức rất nặng khi mà học trò đang điều trị tại bệnh viện, lại có những lời lẽ bóng gió, vô cảm.

“Cô giáo không xứng đáng làm giáo viên. Làm nghề giáo mà như cô này ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ học trò” – ông Phú nhấn mạnh.

Nhiều năm làm việc trong ngành, thầy Phạm Đông Phương, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP.HCM), nhận định rằng ở độ tuổi lớp 10,11, học sinh rất “khó bảo”.

Video đang HOT

“Ở độ tuổi này, hầu như các em đều rất ngang bướng. Khi dạy dỗ, thầy cô không phải lúc nào cũng ngon ngọt, có khi cũng la mắng nhưng học sinh sẽ không căm ghét mình khi chúng thấy đây là sự la rầy của người cha, người mẹ. Thầy cô cũng không được dùng lời lẽ không phù hợp trong nhà trường”.

Thầy Phương cũng không lạ gì những chiêu thức một số giáo viên sử dụng để ép học sinh đi học thêm.

“Có những giáo viên tìm cách ép học sinh học thêm theo kiểu cố tình cho đề khó, giảng học sinh không hiểu bài… để các em phải “tự giác” đi học thêm. Những giáo viên kiểu này thường bị đồng nghiệp và học sinh coi thường”.

Thế nhưng, cũng có giáo viên đàng hoàng thì bị hiểu lầm. Nhiều phụ huynh lắm tiền, bênh con nên khi học sinh bị giáo viên la rầy thì họ cũng căm ghét và nhận xét giáo viên theo chủ quan của mình. Với những trường hợp này, giáo viên phải đủ tỉnh táo để xử lý, tránh hiểu lầm.

Về trường hợp cụ thể của em Y, theo thầy Phương, dù thế nào thì cũng có lỗi của giáo viên, nhà trường.

“Học sinh phản kháng khi các em không tin, không nể phục cách dạy của mình. Với từng sự việc cụ thể, phải mời các em ra ngoài lớp nói chuyện riêng, gợi cho các em nói thật. Dù ngang bướng đến đâu, khi thấy mình yêu thương thật lòng, học sinh sẽ bộc bạch ra hết suy nghĩ”.

Vụ nữ sinh nghi tự tử: Khi đòn tâm lý đáng sợ hơn roi vọt - Hình 2

Ảnh minh họa: Thanh Tùng

Còn ông Nguyễn Văn Khả, Giám đốc Trung tâm giáo dục phổ thông (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM), cho rằng với thực trạng hiện nay, nhà trường không thể áp dụng các hình thức kỷ luật cứng nhắc như hàng chục năm qua nữa.

“Khi học sinh vi phạm quy định, nha truong phai phoi hop voi phu huynh tim hieu ve tam ly, hoan canh gia đinh, tuyet đoi khong neu ten truoc co” – ông Khả nói.

Áp lực của giáo viên

Nói về kỷ luật học đường và ứng xử với học sinh nói chung, không ít thầy cô cho rằng yêu thương, với một số học sinh, vẫn không thể giải quyết được vấn đề.

Một cô giáo dạy Vật lý có hơn 10 năm trong nghề ở Lạng Sơn chia sẻ, không ít học sinh cãi lại, mắng chửi hay thậm chí là đánh giáo viên.

“Trong khi đó, những hình thức kỷ luật học sinh mà ngành giáo dục cho phép giáo viên được làm như phê bình, khiển trách… thì nói thật, học sinh hư không coi ra gì đâu. Khuyên giải không được, mà phạt nặng thì sợ bị đưa lên mạng. Vậy chúng tôi phải làm như thế nào nếu không “ngậm đắng nuốt cay”, mặc kệ học sinh?” – cô giáo này nói.

Còn cô Mai Hương (giáo viên dạy Sử ở Hà Nội) thì chia sẻ “Áp lực của giáo viên về chuyện kỷ luật học sinh thực sự đang hiện hữu. Với học sinh, đặc biệt là ở lứa tuổi “dở dở ương ương”, thì một lời nói của giáo viên cũng có thể bị các em suy diễn theo chiều hướng khác. Bên cạnh đó, không ít phụ huynh luôn sẵn sàng “tung hê” mọi hình ảnh, đoạn tin nhắn lên mạng nếu như con họ có vấn đề gì”.

Vì vậy, ngoài chuyên môn, cô Hương cho rằng “Giáo viên ngày nay càng phải học cách tiết chế cảm xúc. Học sinh hư, nếu liệu chừng không nói được thì dù hành xử như vậy là tiêu cực, nhưng giáo viên đành mắt nhắm mắt mở cho qua, để khỏi “gây hại” cho chính bản thân mình”.

100.000 học sinh Trung Quốc tự tử mỗi năm do áp lực học tập

Thống kê chỉ ra phần lớn nguyên nhân tự tử của học sinh Trung Quốc xuất phát từ xung đột với giáo viên, áp lực bài vở, điểm số và bị cha mẹ chỉ trích.

Vừa qua, The Papper trích dẫn thống kê từ The Economist , cho thấy tỷ lệ tự tử của thanh thiếu niên Trung Quốc đứng đầu thế giới. Cụ thể, con số lên đến 100.000 người mỗi năm. Trung bình cứ 1 phút lại có 2 người tìm đến cái chết và 8 người khác có ý định tương tự.

Thống kê cũng cho thấy trong những năm gần đây, ý định tự tử của học sinh trung học tại Trung Quốc tăng cao so với năm 2002. Phần lớn nguyên nhân liên quan đến áp lực học tập, gánh nặng từ gia đình và những xung đột ở trường học.

Theo điều tra từ China Maker Education Bluebook , nguyên nhân chính dẫn đến tự tử ở học sinh tiểu học và trung học cơ sở có thể được chia thành những trường hợp sau: xung đột gia đình (33%), áp lực học tập (26%), xung đột giáo viên - học sinh (16%) và các vấn đề tâm lý (10%), tranh chấp tình cảm (5%), bắt nạt học đường (4%), các vấn đề khác (6%).

100.000 học sinh Trung Quốc tự tử mỗi năm do áp lực học tập - Hình 1

Trẻ tổn thương khi bị người lớn chỉ trích. Ảnh: Better Tennessee.

Khi lời nói của người lớn trở thành vũ khí sát thương

Cuối tháng 10, truyền thông Trung Quốc đưa tin một học sinh trung học ở Giang Tô nhảy sông tự vẫn và để lại thư tuyệt mệnh. Trong thư, Chu Kiếm (16 tuổi) bày tỏ cảm giác có lỗi với bố mẹ, đồng thời ám chỉ nguyên nhân tự tử có liên quan đến cô giáo chủ nhiệm họ Tiêu, theo Sina .

"Những lời xúc phạm của cô (chỉ cô Tiêu) khiến em muốn đập đầu vào tường cho đến chết", Chu Kiếm viết trong thư tuyệt mệnh.

13 ngày sau khi nam sinh qua đời, vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ. Gia đình em nhiều lần đến trường để xác minh nội dung bức thư nhưng bị nhà trường từ chối.

Bà Từ cho biết con trai bà được nhận vào trường từ tháng 9/2019. Sau hơn một tháng nhập học, cuộc sống của em bị đảo lộn. Do từ chối tham gia lớp phụ đạo, cô chủ nhiệm tỏ thái độ và thường xuyên gây khó dễ với Chu Kiếm.

Đến tháng 9/2020, Chu Kiếm tiếp tục được phân vào lớp của cô Tiêu. Khi vào lớp, câu đầu tiên cô giáo nói với Chu Kiếm là: "Sao lại là em? Tôi không muốn nhìn thấy em".

Câu nói của cô giáo chủ nhiệm khiến nam sinh tổn thương. Dù mẹ an ủi nhiều lần, em vẫn cảm thấy nặng nề. Đến ngày 12/10, sau khi đi học về, Chu Kiếm có nhiều biểu hiện bất thường, trốn trong phòng và không chịu ăn uống.

Hôm sau, Chu Kiếm biến mất, thi thể của em được tìm thấy trên sông sau 3 ngày mất tích.

Vào tháng 9, một nam sinh lớp 9 ở thành phố Vũ Hán nhảy lầu do bị mẹ đánh, mắng trước mặt các bạn. Theo The Papper , em Trương đánh bài với hai bạn khác, nhà trường gọi phụ huynh lên làm việc. Vì quá tức giận, mẹ đã đánh em ngay trên hành lang trường học.

Sau khi mẹ đi khỏi, Trương đứng im lặng trong hai phút rồi bất ngờ trèo lên lan can và nhảy xuống. Hai nam sinh cùng lớp chứng kiến toàn bộ vụ việc nhưng không kịp ngăn cản.

Em Trương được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Mẹ em bị chỉ trích vì có những lời lẽ, hành động gây tổn thương con trẻ.

Trước đó, vào tháng 7, một nữ sinh ở Thường Châu nhảy lầu tự tử do bị cô giáo xúc phạm, chỉ trích. Theo China Daily , Cô Yuan bị cáo buộc đã đưa ra những lời "thiếu tích cực" khi nhận xét bài viết của nữ sinh.

Thậm chí, cô còn xóa bài của học sinh mà không đưa ra lý do hay lời nhận xét nào. Ngoài ra, cô Yuan thừa nhận có tát Miao một lần vào tháng 10/2019, do em không làm bài tập và không chú ý nghe giảng.

Sau khi vụ việc xảy ra, một số cựu học sinh trường đã lên tiếng về việc từng bị nữ giáo viên ngược đãi và xúc phạm. Cô thường ném sách vào mặt, tát, thậm chí nhéo vào mí mắt học sinh.

"Cô ấy thường xuyên mắng nhiếc, mạt sát, dù tôi không phạm lỗi gì cả", Feng Hongwei, 26 tuổi, học sinh cũ của cô Yuan, cho biết.

Năm 2019, một vụ tự tử ở thành phố Thượng Hải khiến cộng đồng mạng thương xót. Theo Global Times , một thiếu niên 17 tuổi do mâu thuẫn đã nhảy cầu ngay trước mặt mẹ.

Được biết, nam sinh xích mích với bạn học. Trên đường về nhà, em bị mẹ mắng. Mâu thuẫn giữa hai mẹ con khiến cậu bé nảy sinh quyết định tự vẫn.

100.000 học sinh Trung Quốc tự tử mỗi năm do áp lực học tập - Hình 2

Áp lực học tập khiến nhiều học sinh Trung Quốc tìm đến cái chết. Ảnh: Financial Tribune.

Áp lực chồng chất áp lực

China Maker Education Bluebook chỉ ra, trong nhiều năm qua, "gánh nặng" học tập của học sinh Trung Quốc không ngừng tăng lên. Phần lớp áp lực học tập của trẻ bắt nguồn từ sự phát triển lộn xộn của "thị trường giáo dục" tại quốc gia này.

Ngoài ra, ý kiến chủ quan và những kỳ vọng nặng nề của cha mẹ vô tình khiến con trẻ mắc kẹt trong khó khăn và áp lực, từ đó dẫn đến những vụ việc đáng tiếc.

Vào tháng 5, một bé gái 9 tuổi ở Thiểm Tây nhảy từ tầng 15 tự sát vì áp lực bài vở. Được biết, cô giáo yêu cầu em hoàn thành bài tập trước 17h, em không tìm ra cách giải nên đã nhắn tin cầu cứu mẹ.

Thay vì giúp con tìm hướng giải quyết, người mẹ chỉ nhắn giục em nhanh chóng hoàn thành bài để nộp cho cô giáo.

Áp lực đè nén, cộng thêm lời nói vô cảm từ mẹ, cô bé cảm thấy bế tắc và quyết định ra đi. Em để lại lá thư tuyệt mệnh với nội dung: "Mẹ ơi, con xin lỗi, đây là quyết định của con".

Cuối tháng 2, một cậu bé 13 tuổi ở Thâm Quyến chọn cái chết để giải thoát bản thân sau nhiều ngày mệt mỏi với bài tập ở lớp. Theo Sohu , do chưa hoàn thành bài tập kỳ nghỉ đông, cô giáo yêu cầu em phải ở nhà làm hết, nếu không sẽ không được đến trường.

Để có thời gian làm nốt bài tập, em nói dối mẹ là nhà trường cho nghỉ. Cậu bé ở nhà làm bài tập suốt 4 ngày liền, nhưng lượng bài quá lớn, em không thể hoàn thành. Cuối cùng, nam sinh tìm đến cái chết.

Theo thống kê của VCT News , trong đợt dịch Covid-19 năm 2020, Trung Quốc xảy ra hàng loạt vụ tự tử ở học sinh. Chỉ tính riêng tại thành phố Thượng Hải, có 14 trường hợp học sinh tự tử, phần lớn nguyên nhân đều bắt nguồn từ áp lực học tập.

Ngày 31/8, một nam sinh 12 tuổi ở Hồ Nam tự kết liễu đời mình do không thể hoàn thành bài tập về nhà. Một nam sinh 17 tuổi ở An Huy cũng nhảy lầu vào cuối tháng 4 với lý do tương tự.

Cuối tháng 3, một học sinh 9 tuổi ở tỉnh Hà Bắc bị giáo viên đuổi khỏi lớp học online vì không hoàn thành bài tập đúng hạn. Em nhảy từ tầng 15 của tòa nhà và không qua khỏi.

Một học sinh khác ở tỉnh Hà Bắc cũng chọn cách giải thoát tương tự. Được biết, vì có biểu hiện thiếu tích cực khi học online, em bị cha mẹ chỉ trích bằng những lời lẽ nặng nề.

Báo cáo về các vụ tự sát ở học sinh cho thấy những vụ việc trên đều liên quan đến căng thẳng tâm lý, phần lớn học sinh đều không thể chịu được áp lực học tập và sự thất vọng do cha mẹ, thầy cô mang lại. Vì thế, các em chọn kết thúc cuộc sống của mình theo những cách cực đoan.

China Maker Education Bluebook khuyến khích gia đình, nhà trường cần chú ý đến cảm xúc của học sinh, đồng thời giảm áp lực trong học tập. Cụ thể, các trường cần giảm lượng bài tập, hạn chế học thêm, đổi mới cơ chế kiểm tra, đánh giá thành tích.

Bên cạnh đó, cơ quan giáo dục cần thúc đẩy sửa đổi luật, quy định để đảm bảo quyền lợi cho học sinh, ví dụ như xử lý nghiêm những trường hợp xúc phạm, gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh.

Phụ huynh, giáo viên được khuyên không nên trách mắng, tạo áp lực học cho trẻ. Việc trách mắng không mang lại hiệu quả vì những lời này thường chứa đựng sự tức giận. Lời chỉ trích thông thường có thể biến thành buộc tội, khiến trẻ sợ hãi khi đối mặt.

Ông Haim Ginott, nhà tâm lý học trẻ em người Mỹ, cho biết những lời phê bình, chỉ trích của người lớn không giúp các em sửa sai, khiến các em chán nản hơn trong học tập. Đồng thời, trẻ dễ mất đi lòng tự trọng, sự tự tin khi bị mắng quá nhiều.

"Nhiều trường hợp cha mẹ không nhận ra rằng, dưới sự chỉ trích liên tục, trẻ không thể phát triển theo chiều hướng cha mẹ mong muốn, đôi khi còn gây phản tác dụng", ông Haim Ginott nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứTừ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt: Toà yêu cầu bổ sung chứng cứ
15:55:56 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia taySao Việt 22/12: Vợ Huỳnh Anh xuất hiện sau nghi vấn chia tay
14:20:39 22/12/2024
Không thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tạiKhông thể nhận ra Diệp Lâm Anh hiện tại
15:25:17 22/12/2024
4h sáng nhà trai đến rước dâu, phát hiện cả nhà gái vẫn đang ngủ: Mẹ cô dâu mở cửa ra nói 1 câu không ai ngờ4h sáng nhà trai đến rước dâu, phát hiện cả nhà gái vẫn đang ngủ: Mẹ cô dâu mở cửa ra nói 1 câu không ai ngờ
16:33:21 22/12/2024
Cô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãiCô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãi
18:20:48 22/12/2024
Cam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ýCam thường tóm dính Chu Thanh Huyền bế con trai đến cổ vũ ĐT Việt Nam, thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
17:57:52 22/12/2024
'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc'VẬN MAY NỞ RỘ' trong 15 ngày đầu tiên của tháng 1 dương lịch, 3 con giáp này tha hồ hốt bạc
15:48:15 22/12/2024
Những dòng chữ nguệch ngoạc treo đầy trên cây thông Giáng sinh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khiến người mạnh mẽ nhất cũng rơi lệNhững dòng chữ nguệch ngoạc treo đầy trên cây thông Giáng sinh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khiến người mạnh mẽ nhất cũng rơi lệ
15:55:58 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Anh Tú Atus giúp fan "lật tẩy" giọng hát thật của Kiều Minh Tuấn

Anh Tú Atus giúp fan "lật tẩy" giọng hát thật của Kiều Minh Tuấn

Sao việt

20:19:22 22/12/2024
Ca sĩ - diễn viên Anh Tú Atus vừa có một fan meeting mang tên Galaxy Day ý nghĩa với hơn 700 người tham dự. Tại sự kiện, còn sự xuất hiện của những người đồng nghiệp thân thiết của nam nghệ sĩ.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Sao thể thao

20:18:27 22/12/2024
Nguyễn Xuân Son châm ngòi cho chiến thắng của thầy trò HLV Kim Sang Sik. Tiền đạo 27 tuổi ra mắt tuyển Việt Nam cũng như sân chơi ASEAN Cup 2024 với 2 bàn cùng 2 kiến tạo.
Lễ Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại thành phố Pyatigorsk, LB Nga

Lễ Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại thành phố Pyatigorsk, LB Nga

Thế giới

20:16:37 22/12/2024
Cộng đồng người Việt Nam tại Pyatigorsk hiện là một cộng đồng khá đông đảo tại LB Nga với khoảng 700 người, luôn lạc quan hướng về Tổ quốc và ủng hộ những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục

Sao âu mỹ

18:35:59 22/12/2024
Nữ diễn viên Blake Lively đã đâm đơn kiện bạn diễn kiêm đạo diễn Justin Baldoni với cáo buộc quấy rối tình dục trong quá trình sản xuất bộ phim It Ends With Us .
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.
Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Vợ sinh con có "làn da đen" khiến chồng sốc nặng, không thể tin nổi

Lạ vui

17:00:44 22/12/2024
Khi nhìn thấy đứa con vừa chào đời, người chồng vô cùng sốc. Tuy nhiên, người vợ đã kiên quyết phủ nhận mọi hành vi qua lại với người thứ ba.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024: Dần khó khăn, Thìn thuận lợi

Trắc nghiệm

16:46:06 22/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024, Dần hãy tin tưởng vào bản thân, Thìn cần tự tin hành động.Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 22/12/2024 cho thấy người tuổi Tý sẽ có một ngày t Tuổi Tý
Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Nữ ca sĩ tham gia bom tấn 'Vua sư tử' sở hữu khối tài sản 19.000 tỷ

Hậu trường phim

15:28:51 22/12/2024
Ca sĩ Beyoncé tiếp tục lồng tiếng cho Hoàng hậu Nala trong bom tấn Mufasa: Vua sư tử . Tham gia phim này còn có con gái Blue Ivy của cô.
Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Đỉnh nhất trend: Mỹ Tâm làm 1 điều gây choáng, "out trình" cả hội fan phú bà của G-Dragon

Nhạc quốc tế

14:03:39 22/12/2024
Không chỉ học hỏi outfit hay thần thái của ông hoàng Kpop, Mỹ Tâm còn mang vào video của mình chiếc xế hộp tiền tỷ y như bản chính.
Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Thuê 2 ô tô mang đi cầm cố lấy 700 triệu đồng

Pháp luật

14:02:38 22/12/2024
Lộc thuê 2 ô tô của một công ty tại thành phố Huế, sau đó mang đi cầm lấy 700 triệu đồng rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú.