Vụ mắng sinh viên ‘óc trâu’: Sức khỏe tâm thần thầy cô bị bỏ quên?
Lâu nay, sự chú ý toàn xã hội chỉ tập trung vào việc làm thế nào dạy chất lượng, làm cho học sinh vui vẻ mà không tính đến sức khỏe tâm lý thầy cô mới là quan trọng, quyết định thầy cô dạy hiệu quả không.
Mới đây, cộng đồng mạng tiếp tục xôn xao với một vụ việc quát tháo sinh viên xảy ra trong lớp học trực tuyến tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.
Theo đó, một đoạn clip quay lại giờ học được cho là thuộc bộ môn Cơ điện tử, Khoa Cơ khí được chia sẻ trên Youtube.
Đoạn clip khiến nhiều người giật mình bởi tình huống lúc đó giữa giảng viên và sinh viên rất căng thẳng. Dựa trên cuộc nói chuyện, có vẻ như sinh viên đã không hiểu bài giảng, dẫn đến thầy giáo mất bình tĩnh, to tiếng.
Giảng viên liên tục quát: “Như là cái óc trâu vậy, nói hoài rồi cũng không làm, tôi giải cho thằng này, thằng kia không nghe rồi cũng y chang. Một việc đơn giản nhất, các cái số đánh nó phải nằm trong hình chữ nhật, kêu hoài tại sao không làm? Tại sao không làm? Tại sao?”. Xen lẫn giọng giảng viên, là giọng sinh viên thỏ thẻ: “Dạ để em chỉnh lại ạ”.
Sau sự việc, giảng viên cũng đã nhận mình sai và xin lỗi trước toàn thể lớp học này.
Trước đó mấy ngày, mạng xã hội cũng lan truyền clip 6 phút ghi lại sự việc cô Y. (dạy văn cấp 3 ở Quảng Trị) buông những lời mắng chửi thậm tệ học sinh như: “quái thai về thể xác, quái thai về tâm hồn, rác rưởi của xã hội, đồ mạt hạng, đồ tiểu nhân, đồ nít ranh, đồ nớ chết quách đi cho rồi, đồ điên, rác thải của xã hội, ra xã hội em sẽ bị tống tù…” .
Với sự vào cuộc của nhà trường, cô Y. cũng đã phải làm tường trình, tự nhận hành động của mình là sai.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trước những tình huống trên, câu hỏi đặt ra là làm sao để giảng viên kiềm chế được cảm xúc của mình?
Trao đổi với PV Infonet, PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Chủ nhiệm Khoa Các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục (ại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, đằng sau những lời lẽ thiếu kiềm chế đó có thể là sức chịu đựng quá giới hạn, công việc quá tải.
“Lâu nay, sự chú ý toàn xã hội chỉ tập trung vào việc làm thế nào dạy chất lượng, làm cho học sinh vui vẻ mà không tính đến sức khỏe tâm lý thầy cô mới là quan trọng, quyết định thầy cô dạy hiệu quả không.
Đầu tiên, muốn học sinh học tập vui vẻ thì các cô phải thoải mái. Thế nhưng, hiện nay chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận dạy học trực tuyến khiến các giáo viên đang rơi vào tình trạng quá tải khi vừa phải thiết kế bài giảng, làm video, kết nối phụ huynh, lại lo làm sao tạo hứng thú cho học sinh trong khi các thầy cô có những khó khăn riêng.
Đương nhiên trước một núi công việc và nhiều lo toan dễ dẫn đến việc rối loạn sức khỏe tâm thần, không làm chủ được cảm xúc và phát ngôn và nó sẽ còn tiếp tục tiếp diễn nếu không có chiến lược chăm sóc sức khỏe tinh thần cho giáo viên”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Theo PGS.TS Trần Thành Nam, điều đầu tiên chúng ta cần làm là nâng cao năng lực nhận thức của giáo viên, nhận diện dấu hiệu mất cân bằng của mình, phải biết việc tự cân bằng sức khỏe tâm thần và coi đó là nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, nếu không sẽ gây hại cho học sinh.
Cùng với đó, phải tiến hành tư vấn tâm lý cho giáo viên. Bố mẹ học sinh cũng cần kiểm soát cảm xúc vì khi bố mẹ biết tiết chế cảm xúc, đồng cảm hơn với thầy cô, để cô vui vẻ dạy học.
Bởi vì nếu mỗi người phàn nàn 1 câu thôi thì cả lớp 50 câu sẽ khiến giáo viên ức chế tinh thần dù họ đã rất cố gắng. Thực tế có nhiều phụ huynh rất hay đổ tội, thiếu cảm thông với giáo viên.
Những tình huống đáng tiếc xảy ra khi giáo viên thiếu kiềm chế cảm xúc có thể nhìn nhận bản thân giáo viên thiếu kỹ năng kiểm soát tình huống xác định điểm trôi cảm xúc. Rõ ràng giảng viên không nên tranh cãi với học sinh, trong tinh huống tức giận, bản thân giáo viên có quyền tắt mic của sinh viên và mời em ra phòng chờ để bình tĩnh trước khi học tiếp.
“Trước đây công tác đào tạo giáo sinh sư phạm ngó lơ việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp hay kể cả những lớp ứng xử sư phạm cũng quá ngắn để sinh viên sư phạm rèn luyện phẩm chất đạo đức.
Môt tín hiệu đáng mừng là vài năm nay việc đào tạo đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm có sự chuyển biến, hội nhập tiếp cận năng lực ứng xử….
Tôi nghĩ rằng có thể sau này tiêu chí vào ngành sư phạm không chỉ dựa vào điểm đầu vào, phải thêm tiêu chuẩn định tính như phỏng vấn đánh giá động cơ, phẩm chất đạo đức, người nào có xu hướng nhiễu tâm, hung tính ngay từ đầu không phù với ngành nghề có thế loại ngay vì rõ ràng năng lực có nhưng phẩm chất lại không đáp ứng”, PGS. TS Trần Thành Nam nói.
Ngôi trường mới mở ngành học phí gần 1 tỷ đồng/khóa: Nhìn mức lương thì đúng là "thả con săn sắt bắt con cá rô"
Học phí cả chương trình của ngành học này có mức phí hơn 963 triệu đồng.
Thời gian trước, Đại học RMIT mở thêm một ngành học mới là ngành Khoa học Ứng dụng Hàng không. Hiện tại, ngành này đang trong quá trình tuyển sinh và sẽ bắt đầu đào tạo chính thức từ tháng 10-2021. Giống như nhiều ngành học khác của RMIT, ngành Khoa học Ứng dụng Hàng không cũng có mức học phí cực đắt đỏ.
Theo thông tin từ website chính thức của nhà trường, học phí năm học 2021 của ngành này là 300.596.000 VND. Học phí cố định là 321.284.000 VND. Học phí cả chương trình (24 môn học) là 901.786.000 VND. Học phí cố định cả chương trình là 963.850.000 VND. Mức phí gần 1 tỷ đồng/khóa khiến nhiều người không khỏi choáng váng. Đồng thời cũng thắc mắc chương trình học ngành Khoa học Ứng dụng Hàng không tại RMIT được đào tạo ra sao?
Trên website của RMIT đã đăng tải thông tin đầy đủ về chương trình học 3 năm và lộ trình từng học kỳ. Cụ thể như sau:
Được biết, sinh viên sẽ tham gia vào các hoạt động học tập được thiết kế để tiếp thu kiến thức, kỹ năng hiệu quả và áp dụng chúng theo cách thực tiễn nhất. Những hoạt động này thường theo dạng bài giảng, với giáo trình và tài liệu có thể truy cập trực tuyến hoặc tại thư viện trường.
Các mô hình đa dạng bao gồm workshop theo nhóm, bài tập thực hành dành cho cá nhân và nhóm, dự án (bao gồm dự án cuối chương trình), lớp thảo luận có giảng viên hướng dẫn, kiểm tra đánh giá và những tiết học đào sâu kiến thức. Chương trình học này sẽ kết hợp nhiều dạng thức học tập khác nhau, bao gồm học tại giảng đường, học theo tiết, bài tập ứng dụng, học trực tiếp và học trực tuyến.
Mức lương trong ngành Hàng không khiến ai cũng phải mơ ước
Theo thông tin từ website chính thức của RMIT, sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các vị trí như: Hoạch định và quản trị sân bay, Quản trị an toàn hàng không, Hoạch định, điều hành và quản trị cho hãng hàng không, Quản trị và giám sát bảo trì hãng hàng không, Chiến lược, tài chính, đường bay và dữ liệu hãng hàng không,...
Được biết Hàng không là một trong những ngành có mức lương cao nhất hiện nay. Theo số liệu năm 2018 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng thông tin tự công bố bởi các doanh nghiệp hàng không thì một số vị trí đặc thù của ngành Hàng không do đặc thù và khan hiếm nguồn nhân lực nên có thể được trả lương tới vải trăm triệu đồng/tháng. Cụ thể như bảng dưới đây.
Như vậy, thu nhập của nhân viên Hàng không cao nhất có thể lên đến tiền tỷ/năm. Đây quả thật là mức thu nhập đầy mơ ước.
Đại học Bách khoa TP.HCM sẽ tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn Năm 2021, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ có thêm phương thức tuyển sinh bằng hình thức phỏng vấn. Chiều 13/1/2021, Hội đồng tuyển sinh ĐH chính quy năm 2021 của trường ĐH Bách khoa - ĐHQG-HCM đã đưa ra phương hướng tuyển sinh ĐH chính quy với 06 phương thức tuyển sinh dự kiến năm 2021 như sau:...